SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM5133 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 229 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
2.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh biết dùng từ ngữ miêu tả phù hợp với đặc điểm hình dáng, lứa tuổi, tính tình, hoạt động của nhân vật và sử dụng các từ ngữ gợi tả khi làm văn tả người
2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh chọn một số nét đặc trưng để tả
2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp tu từ
2.4. Biện pháp 4: Giúp học viết được mở bài hay, hấp dẫn cho bài văn tả người
2.5. Biện pháp 5: Giúp học viết được những kết bài hay, giàu cảm xúc cho bài văn tả người
Mô tả sản phẩm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN TẢ NGƯỜI CHO HỌC SINH LỚP 5B – TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG SƠN
- MỞ ĐẦU:
- Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt ở trường Phổ thông có nhiệm vụ hoàn thiện các năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, tương ứng với việc hình thành và thực hành tốt bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết trong các hoạt động giao tiếp.
Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện của tư duy. Song song với quá trình hoàn thiện các thao tác của tư duy thì việc giúp trẻ hoàn thiện hệ thống các kiến thức về ngôn ngữ Tiếng Việt là vô cùng quan trọng. Vì vậy việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường một cách cẩn thận, khoa học, có hệ thống, phù hợp với thực tiễn và thực hành vận dụng tốt là rất quan trọng với học sinh Tiểu học.
Trong đó, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy và học Tiếng Việt. Đó là phân môn tổng hợp các kiến thức kĩ năng của các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua việc học và thực hành làm văn, học sinh được: mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành một nhân cách tốt. Mỗi bài Tập làm văn của học sinh lớp 5 nói riêng, của các em học sinh Tiểu học nói chung là một sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng mà do chính các em tạo ra trên cơ sở các em được tiếp nhận từ thực tế cuộc sống và vốn kiến thức Văn – Tiếng Việt tích lũy được trong quá trình học tập.
Học sinh lớp 5 dù khá quen với văn miêu tả song bây giờ các em mới bắt đầu thực hiện làm bài văn tả người. Trong quá trình giảng dạy thực tế của học sinh lớp 5B trường Tiểu học Đông Sơn, tôi nhận thấy hầu hết các bài văn tả người của các em còn viết lan, chưa tập trung tả những nét đặc trưng của nhân vật. Lời văn của các em còn nghèo nàn, thiếu hình ảnh, sử dụng các từ ngữ miêu tả chưa phù hợp với đặc điểm hình dáng và tính cách của nhân vật, làm cho nhân vật trở nên méo mó, thiếu tính chân thật trong bài viết của các em. Phần đông các em viết mở bài theo kiểu trực tiếp nêu chưa hấp dẫn người đọc và phần kết bài các em thường viết theo kiểu không mở rộng nêu chưa thể hiện hết cảm xúc của người viết đối với nhân vật được miêu tả. Giáo viên giảng dạy thường chú trọng lý thuyết coi nhẹ kỹ năng thực hành. Vì vậy các em ít được khai thác và tính sáng tạo trong bài viết.
Để giải quyết những vấn đề trên đây hay nói cách khác là để giúp học sinh lớp 5B nói riêng, học sinh lớp 5 Tiểu học Đông Sơn nói chung có kỹ năng viết bài văn tả người hay, chân thật, giàu hình ảnh. bài văn có giá trị nội dung và nghệ thuật cao. Với những lý do trên, tôi chọn và viết sáng kiến “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho học sinh lớp 5”
- Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả người cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Đông Sơn để các em viết các bài văn tả người hay hơn, hấp dẫn hơn.
– Góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập làm văn về thể loại văn tả người, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Sơn. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung của trường tiểu học Đông Sơn.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Đông Sơn – Bỉm Sơn – Thanh Hóa”
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu: + Nghiên cứu các tài liệu như nội dung chương trình giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 5, đọc tạp trí, sách báo văn học tuổi trẻ, đọc tài liệu trên In-to- nét (như trang vantieuhoc.com…..)
– Phương pháp điều tra:
+ Điều tra, khảo sát học sinh lớp 5B trường Tiểu học Đông Sơn nhận diện và vận dụng làm tập làm văn tả người.
+ Ra đề kiểm tra cho học sinh lớp 5B làm vào tuần 16.
– Phương pháp quan sát: Dự giờ đồng nghiệp trong trường giáo viên dạy khối 5, các tiết dạy tập làm văn tả người.
– Phương pháp hỏi đáp: Trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học tập làm văn tả người.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy thực nghiệm theo phướng pháp mới cho học sinh lớp 5B trường tiểu học Đông Sơn.
– Phương pháp đối chứng: Kiểm tra đối chứng kết quả trước và sau khi dạy tập làm văn tả người theo phương pháp mới.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I.Cơ sở lí luận:
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Hệ thống các kiến thức, kĩ năng từ các phân Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,… là tiền đề để giúp học sinh viết được một bài Tập làm văn hiệu quả.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu.Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ- câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,…[2]
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc dạy phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
- Thực trạng:
Năm nay (…….), tôi được phân công phụ trách lớp 5B với 27 học sinh. Hầu hết 27 học sinh của lớp 5B tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn tả người. Học sinh lớp 5 dù khá quen với văn miêu tả song bây giờ các em mới bắt đầu thực hiện làm bài văn tả người.Trong quá trình giảng dạy thực tế của học sinh lớp 5B, tôi nhận thấy hầu hết các bài văn tả người của các em còn viết lan man, chưa tập trung tả những nét đặc trưng của nhân vật. Lời văn của các em còn nghèo nàn, thiếu hình ảnh, sử dụng các từ ngữ miêu tả chưa phù hợp với đặc điểm hình dáng và tính cách của nhân vật, làm cho nhân vật trở nên méo mó, thiếu tính chân thật trong bài viết của các em. Phần đông các em viết mở bài theo kiểu trực tiếp nêu chưa hấp dẫn người đọc và phần kết bài các em thường viết theo kiểu không mở rộng nêu chưa thể hiện hết cảm xúc của người viết đối với nhân vật được miêu tả.
- Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Qua thực tế khảo sát (tuần 16 năm học …….với đề bài văn “tả người” ở lớp 5B do tôi chủ nhiệm và giảng dạy. Kết quả đạt mức như sau:
Tổng số học sinh | Bài viết hay, giàu hình ảnh, dùng từ ngữ miêu tả phù hợp, …. | Bài viết dùng từ ngữ miêu tả phù hợp, giàu hình ảnh, mở bài haykết bài chưa hay | Bài viết dùng từ ngữ miêu tả phù hợp, kết bài hay, mở bài chưa hay | Bài viết dùng từ ngữ miêu tả chưa phù hợp, viết còn lan man, mở bài và kết bài chưa hay. | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
27 | 1 | 3.7 | 6 | 22.2 | 6 | 22.2 | 14 | 51.9 |
Đứng trước thực trạng trên để học sinh viết được bài văn tả người hay, độc đáo có nét riêng biệt của mỗi bài viết tôi hết sức lo lắng và đã cố gắng tìm tòi cách dạy nhằm hướng dẫn cho học sinh làm bài văn tả người được tốt hơn.
Để giải quyết những vấn đề trên đây hay nói cách khác là để giúp các em có kỹ năng viết bài văn hay, bài văn có giá trị nội dung và nghệ thuật cao cần giải quyết những vấn đề sau:
III. Giải quyết vấn đề:
Từ thực trạng trên của lớp 5B tôi đang dạy, để giúp các em đạt hiệu quả tốt hơn trong học tập phân môn Tập làm văn nói chung và văn tả người nói riêng tôi đã tìm ra các giải pháp để giúp học sinh làm tốt các bài văn tả người.
- Các giải pháp thực hiện
1.1/ Giúp học sinh biết dùng miêu tả phù hợp với đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật và sử dụng các từ ngữ gợi tả khi làm văn tả người.
1.2/ Giúp học sinh biết cách chọn các chi tiết đặc trưng để tả trong bài văn tả người.
1.3/ Học sinh biết sử dụng các biện pháp tu từ khi làm bài văn tả người.
1.4/ Giúp học viết được mở bài hay, hấp dẫn cho bài văn tả người.
1.5/ Giúp học viết được những kết bài hay, giàu cảm xúc cho bài văn tả người.
- Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
2.1. Biện pháp1: Giúp học sinh biết dùng từ ngữ miêu tả phù hợp với đặc điểm hình dáng, lứa tuổi, tính tình, hoạt động của nhân vật và sử dụng các từ ngữ gợi tả khi làm văn tả người.
Thực trạng trong lớp 5B, có nhiều học sinh khi viết bài văn tả người dùng từ ngữ chưa phù hợp với đặc điểm hình dáng, lứa tuổi, tính tình của nhân vật và chưa biết sử dụng các từ ngữ gợi tả. Để khắc phục tình trạng trên tôi đã tìm ra các giải pháp sau:
a) Giúp học sinh hiểu: Tả người là ghi lại những nét riêng về hình dáng và tính tình của một người mà em đã nhìn thấy bằng cách sử dụng các từ ngữ miêu tả phù hợp.
Ví dụ: Khi tả một em bé:– Đó là một em bé chưa tròn một tuổi.– khuôn mặt tròn, bầu bĩnh thật đáng yêu.– Đôi mắt to, tròn, đen láy, nhìn ngơ ngác….– Nước da trắng hồng …. |
* Tóm lại: Ở mỗi lứa tuổi, con người có những đặc điểm về hình dáng và tính tình khác nhau.
Ví dụ: Người trẻ tuổi thì tóc chưa bạc, là da căng tràn đầy sức sống. Người già thì tóc bạc, da nhăn. Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, kẻ thì giàu có, người lại nghèo sơ xác, người thì làm nghề nông… Mỗi người lại có trình độ văn hoá khác nhau. Tất cả những đặc điểm ấy đều có ảnh hưởng đến sinh hoạt toàn diện của họ.
Chính vì vậy phải hướng cho các em dùng từ ngữ phù hợp với những nét riêng của người mình tả. Cụ thể những từ ngữ thường dùng để tả người như:
+ Tuổi tác:
– Chừng tám tuổi (Tả một bạn nhỏ)
– Tuổi ngoài ba mươi (Tả người Trung tuổi)
– Tám mươi tuổi thọ. (Tả người già)
– Đây là khoảng hai lăm đến ba mươi.
– Mới sinh ra chưa tròn một tuổi. (Tả em bé)
+ Tầm vóc:
– Dáng người nhỏ bé.
– Thân hình cao lớn, ngoại khổ.
– Vóc dáng mảnh khảnh, thanh tú.
– Dáng người cân đối, thướt tha.
– Lưng còng.
+ Cái đầu, trán:
– Đầu tròn, tóc đem mượt.
– Đầu dài tóc đem huyền.
– Đầu hói, vài cọng tóc bạc phất phơ.
– Trán vồ, trán thấp, đỉnh trán sáng sủa.
– Trán rộng.
+ Khuôn mặt:
– Khuôn mặt tròn.
– Khuôn mặt vuông.
– Khuôn mặt trái xoan.
– Khuôn mặt dài, xương xương.
– Khuôn mặt tươi tỉnh.
– Khuôn mặt xanh xao.
– Khuôn mặt buồn ủ rũ.
– Đó là một em bé có khuôn mặt hồng hào, tròn quay, bầu bĩnh.
Trên đầu có mấy sợi tóc đem ngả màu nâu, phất phơ xuống đỉnh trán rộng trông thật ngộ nghĩnh thông minh và dễ thương.
+ Diện mạo:
– Con người chững chạc.
– Con người cở mở
– Con người kín đáo.
– Con người nghiêm khắc.
– Con người có duyên.
– Con người cau có.
– Con người chỉ mới nhìn là đã có thiện cảm. [1]
+ Cái mũi:
– Cái mũi hếch ngược.
– Cái mũi cao.
– Cái mũi tẹt.
+ Đôi mắt:
– Đôi mắt to đen, sắc sảo
– Đôi mắt trũng sâu.
– đôi mắt lờ đờ.
– Đôi mắt thông minh.
– Đôi mắt đen trong sáng.
– Đôi mắt nhìn ngây thơ.
– Đôi mắt có nét nhìn ngay thẳng trung thực.
– Đôi mắt có nét nhìn đáng mến.
– Đôi mắt nhìn đầy âu yếm.
– Đôi mắt đầy quyến rũ.
– Đôi mắt nhìn đầy quả quyết.
– Đôi mắt đã có dấu chân chim.[1]
+ Đôi má:
– Đôi má hồng đầy đặn
– Đôi má hồng mũm mỉm
– Đôi má hồng có lún đồng tiền trông thật có duyên.
– Đôi gò má cao.
+ Đôi môi:
– Miệng răng:
– Đôi môi mỏng
– Đôi môi dày
– Đôi môi hình quả tin làm cho cái miệng trở nên duyên dáng ….
– Hàm răng sứt
– Đôi hàm răng đã rụng gần hết nên cái miệng móm.
– Hai hàm răng đều như hạt bắp khiến nụ cười của cô càng đẹp,
càng dễ nế hơn.
+ Cái cằm- râu:
– Cái cằm nhọn
– Cái cằm dài
– Cái cằm tròn
– Cái cằm vuông …
– Cái cằm vuông có chòm râu trắng khiến ông nội đáng kính, đáng trọng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]