SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4
- Mã tài liệu: BM4130 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 419 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình SGK
2.3.2. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lặp dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn
2.3.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh có kỹ năng quan sát chọn lựa, chắt lọc từ ngữ, hình ảnh miêu tả
2.3.4. Giải pháp 4: Rèn cho học sinh kỹ năng lựa chọn, sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, nói, viết văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả
2.3.5. Giải pháp 5: Rèn kỹ năng học tập từ ngữ, ý văn, hình ảnh hay khi làm văn
2.3.6. Giải pháp 6: Trang bị cho học sinh những kiến thưc kĩ năng làm bài
2.3.7. Giải pháp 7: Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn từ dàn ý đã lập
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Trong hệ thống giáo dục phổ thông thì bậc Tiểu học là bậc nền móng. Ở bậc Tiểu học thì môn học có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhất đó là môn Tiếng Việt. Dạy Tiếng Việt là dạy tiếng mẹ đẻ – tiếng phổ thông”. [2] Môn Tiếng Việt ở Tiểu học là môn chiếm thời lượng nhiều nhất với 8 tiết/tuần. Trong đó phân môn Tập làm văn chiếm 25% – 2 tiết/tuần. Trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4, các em được học thể loại văn miêu tả, một trong những dạng bài mới. Đây là dạng bài rất khó đối với học sinh Tiểu học. Nó là dạng bài tổng hợp, có sự lồng ghép của tả đồ vật, tả cây cối, … vào trong một bài tả cảnh.
Thông qua việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học, mục đích giúp học sinh biết cách và có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh, biết truyền tình cảm của mình vào đối tượng miêu tả. Bước đầu giúp các em biết sử dụng những từ ngữ có giá trị để biểu cảm. Đồng thời qua bài văn tả cảnh, giúp các em có dịp quan sát kĩ cảnh vật xung quanh, giúp các em có cái nhìn mới về mọi vật xung quanh, giúp các em có tình cảm yêu thiên nhiên, gần gũi, gắn bó với cảnh vật xung quanh,…
Với mục tiêu đặt ra là lớn lao như vậy nhưng trong thực tế để làm được điều đó là vô cùng khó, không những khó với các em mà khó cả với giáo viên. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhiều em đã không tự giác trong việc học bài và làm bài nhất là các bài văn. Các em ngại suy nghĩ, ngại viết, nên một số em thường sao chép, copy một cách máy móc. Nhưng sợ cô giáo và các bạn phát hiện thì các em khôn khéo thay đổi hoặc đã cắt xén, chắp vá…. Một số em thì không biết viết cái gì, một số khác thì không dựa vào dàn ý đã lập để triển khai thành bài văn mà nghĩ đến đâu viết đến đó, nhớ được cái gì thì viết cái đó,…nên bài viết thường có những dạng lỗi như:
- Bài viết quá ngắn, sơ sài.
- Trình tự miêu tả lộn xộn.
- Thiếu sự liên kết giữa các ý, các đoạn…
Lên lớp 4, các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối hoặc con vật- những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường rất khó khăn. Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả,…hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả. Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,…còn nhiều hạn chế. Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4” tại Trường Tiểu học Nga Yên.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Giúp học sinh lớp 4:
+ Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý.
+ Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
+ Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
+ Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em.
+ Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp4
– Giúp giáo viên:
+ Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
+ Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Loại thể văn miêu tả lớp 4.
– Học sinh lớp 4 trường tiểu học Nga Yên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp khảo sát thực tiễn: thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình TLV 4 mạch kiến thức: Dạy viết văn miêu tả.
– Phương pháp quan sát sư phạm
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháp tổng hợp số liệu. Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy tiết Luyện tập miêu tả cây cối
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật, giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của người viết.
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp 4, việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ở tất cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy Tập làm văn ở tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Chính những văn bản viết các em có được từ phân môn Tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em được học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác. [1]
2.2. Thực trạng của việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 tại Trường Tiểu học Nga Yên.
2.2.1. Thực trạng
Năm học ……tôi tiếp tục được phân công chủ nhiệm lớp 4B. Qua nhiều năm giảng dạy tại khối lớp 4, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. Từ thực tế dạy học của bản thân tôi nhận thấy:
* Về phía giáo viên:
Trong phân môn Tiếng Việt thì phân môn khó nhất là Tập làm văn, nó đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú và cần có vốn sống thực tế. Người giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở sự tò mò, có khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp các em nói viết thành văn bản.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết đoạn văn nên chất lượng giờ dạy Tập làm văn mà đặc biệt là viết văn miêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giao khoa và sách giáo viên. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học sinh cũng như chú ý giúp cho các em biết rèn dũa câu văn, ý văn.
* Về phía học sinh:
Nhiều em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học sinh lớp 4, vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ở việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn hết sức khô khan. Thậm chí, có những em khi miêu tả một sự vật thì không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào.
VD: Bài văn tả cái cặp có học sinh tả như sau: – Cái cặp của em nhiều màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn. Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn để sách. Hoặc bài văn tả cây bàng: – Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành, tán rộng. Lá màu xanh. Quả ăn có vị chát. Đoạn văn như vậy được coi là tạm được vì đúng ý. Câu văn rõ nghĩa. Nhưng miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là tả xong một đồ vật, một cây và nó cũng rất chung chung, không làm nổi bật được nét riêng của đồ vật đó, cây đó.
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
– Giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; nhiều giáo viên ngại đổi mới nên vẫn chủ yếu là thầy giảng, trò nghe. Mặt khác nhiều giáo viên chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu bài dạy, chưa thực sự bồi dưỡng vốn từ, khả năng cảm thụ văn của mình vào quá trình dạy học.
– Học sinh ngại học văn vì các em nghèo vốn từ. Hơn nữa, các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác. Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả. Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,…còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học. Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn. Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, có sự gượng ép. Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình. Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]