SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
- Mã tài liệu: BC2024 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 863 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyết |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Văn Hóa |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyết |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Văn Hóa |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non“ triển khai các biện pháp như sau:
1/ BP 1: Xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng tự phục vụ
2/ BP 2: Lồng ghép giáo dục kĩ năng tự phục vụ vào các hoạt động
3/ BP 3: Thường xuyên động viên khen ngợi trẻ trong các hoạt động
4/ BP 4: Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức
5/ BP 5: Rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài thơ, bài vè
6/ BP 6: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ nhuynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ | |
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | |
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. | |
II/ THỰC TRẠNG | |
1/ Những thuận lợi và khó khăn | |
2/ Điều tra thực trạng | |
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH | |
1/ BP1: Xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng tự phục vụ | |
2/ BP2: Lồng ghép giáo dục kĩ năng tự phục vụ vào các hoạt động | |
3/ BP 3: Thường xuyên động viên khen ngợi trẻ trong các hoạt động | |
4/ BP 4: Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức | |
5/ BP 5: Rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài thơ, bài vè | |
6/ BP 6: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ nhuynh | |
IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
I. KẾT LUẬN | |
II. KIẾN NGHỊ | |
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO |
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam. “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con mình bên cạnh đó cũng không ít trẻ vì quá được cưng chiều, cha mẹ làm thay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại chỉ biết trông chờ người khác phục vụ.
Trẻ em ở phương Tây có tính tự lập, sáng tạo rất cao, ở đó trẻ còn có tính kỉ luật mà không nhút nhát. Không phải tự nhiên mà trẻ em ở phương Tây lại có tính tự lập cao như vậy mà điều đó có được là do họ đã rèn kĩ năng sống cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ trong gia đình và trong trường học. Với những người làm công tác giáo dục trẻ mầm non ở Mỹ họ đều được nhấn mạnh về việc giáo dục cho trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản thân. Họ cho rằng nắm bắt các kĩ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp ích rất nhiều cho chính những người lớn chúng ta.
Kĩ năng sống là rất cần thiết đối với trẻ nhưng liệu tất cả trẻ em Việt Nam hiện nay đã có được sự tự lập đồng đều theo mong muốn chưa? Hay người lớn chúng ta vẫn luôn có phép so sánh sự tự lập của trẻ em Việt nam với trẻ em phương Tây. Phải chăng do cách giáo dục, cách che chở của người lớn, của các bậc cha mẹ hiện đại là làm mọi việc để đáp ứng yêu cầu của trẻ? Trong thực tế hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều rất chiều con và làm giúp con hầu hết tất cả các công việc và phục vụ trẻ từ những việc vệ sinh cá nhân đến những việc nhỏ mà trẻ phải làm. Vì sợ con vất vả hoặc không làm được nên bố mẹ thường làm hộ, làm giúp con dẫn đến việc những đứa trẻ thường ỷ lại vào bố mẹ.
Việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ mầm non là một trong năm nội dung quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và đào tạo phát động. Rèn kĩ năng sống cho trẻ là một trong những kĩ năng hết sức quan trọng để hình thành nhân cách cho trẻ.
Bản thân tôi là giáo viên mầm non lại trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi. Trong thời gian đầu qua quá trình làm quen, trò chuyện, hoạt động và gần gũi trẻ tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi còn nhút nhát, ỷ lại, lười vận động, chưa có kĩ năng tự phục vụ. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ hay nhắc trẻ làm thì bạ đâu trẻ cũng để, cũng vứt. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạt động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình” Đúng vậy, chúng ta cần phải rèn kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhất như: tự xúc cơm, tự vệ sinh cá nhân, tự đi giầy, dép… Kĩ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Dạy cho trẻ biết những kĩ năng tự phục vụ giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày. Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Nhưng trong thực tế hiện nay, trong nhiều gia đình, các bậc cha mẹ thường không để cho các cháu nhỏ phải làm gì cả, ngoài việc học tập và vui chơi. Do đó, việc rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Sự tự tin, cách ứng xử của trẻ và hiểu biết của chúng về thế giới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục mầm non và mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và trẻ.
Theo WHO (1993) “ Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách
có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo hướng rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội.
Kĩ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp. Có ai đó đã nói “ Gieo hành vi, gặt thói quen”, ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này. Muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi và cần nhất là giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản.
II/ THỰC TRẠNG.
1/ Những thuận lợi và khó khăn 1.1/ Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường như bổ xung đầy đủ dùng, đồ chơi giáo cụ, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về kĩ năng tự phục vụ.
– Bản thân là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lí của trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]