SKKN Một số biện pháp rèn luyện hiệu quả kỹ năng tự học môn Lịch Sử cho học sinh lớp 7 (Bộ sách chân trời sáng tạo)
- Mã tài liệu: MT7023 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 749 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn luyện hiệu quả kỹ năng tự học môn Lịch Sử cho học sinh lớp 7 (Bộ sách chân trời sáng tạo)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình
b. Học Lịch sử với các sơ đồ
c. Học Lịch sử với bảng so sánh
d. Kênh hình (Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ……)
đ. Tự học ở nhà
e. Thực hành luyện tập
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, các tiết học Lịch sử nói chung và Lịch sử Việt Nam nói riêng được tiến hành một cách sinh động nhờ có sự quan tâm đầu tư cho soạn giảng, đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp, đặc biệt là những bài giảng điện tử có nhiều kênh hình phong phú.
Tuy nhiên, các tiết học này đa số là từ sự chuẩn bị từ các thầy cô mà chưa có sự chuẩn bị của học sinh. Vì vậy đa số học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, điều này không những không phát triển được tư duy của học sinh, mà ngược lại còn đẩy học sinh vào thế ỷ lại, mau quên dẫn đến thờ ơ với lịch sử, kể cả lịch sử dân tộc.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đang nêu lên một thực trạng mà cả xã hội quan tâm, đó là sự xuống cấp của bộ môn lịch sử trong ngành giáo dục: Thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn lịch sử và kết quả trong các kì tuyển sinh quá thấp, hàng ngàn bài thi môn lịch sử của học sinh không có điểm (điểm 0), những bài thi “cười ra nước mắt”… Thực trạng đó, khiến tôi suy nghĩ nhiều, làm sao để khắc phục tình trạng đó và nâng cao nhận thức, kết quả học tập cho học sinh trong học tập lịch sử. Một thực tế đã mở ra một cơ hội thành công rất lớn cho cả người dạy và người học lịch sử. Đó là phải để cho người học chủ động tiếp thu kiến thức thông qua các nguồn tư liệu khác nhau. Từ đó dẫn đến yêu cầu phát triển kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của người học là rất lớn. Vì vậy người dạy phải có phương pháp để phát triển kĩ năng tự học trong học tập lịch sử cho Học sinh.
Qua kinh nghiệm công tác giảng dạy môn lịch sử và tìm hiểu thực tế, tôi mạnh dạn quyết định viết đề tài: Một số biện pháp rèn luyện hiệu quả kỹ năng tự học môn Lịch Sử cho học sinh lớp 7 (Bộ sách chân trời sáng tạo), nhằm tạo cảm hứng học tập cho học sinh, có biện pháp giúp đỡ các em phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và vị trí của môn lịch sử trong xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
– Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau.
– Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp
– Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
– Báo báo những kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,..
– Có trách nghiệm với bản thân, gia đình và đất nước.
Với các kĩ năng trên nhằm tránh lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp Học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho Học sinh. Qua đây Học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện, rèn luyện và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất. Học để đáp ứng những yêu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 7 trường THCS …
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong việc thực hiện nghiên cứu một vấn đề – đề tài, một sự vật hiện tượng chúng ta cần thực hiện nhiều phương pháp, trong đề tài này tôi cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Tìm hiểu, điều tra thực tế, thống kê, phân tích, đánh giá…Những phương pháp này đã góp phần rất lớn cho tôi hoàn thành đề tài này.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm
- Khái niệm kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn (Từ điển tiếng Việt). Có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Các định nghĩa thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm của mỗi cá nhân. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Vậy, Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
b.. Khái niệm tự học:
Người ta cũng có nhiều quan niệm về tự học, có người cho rằng: Tự học là học riêng một mình ? … Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình học tập hoặc hợp tác với bạn (nhóm) học, không có sự giảng dạy một cách trực tiếp của giáo viên…tự bản thân tìm tòi, lao động bằng trí óc để nắm bắt, hiểu một vấn đề, một sự vật hiện tượng…
Vậy, Tự học là quá trình tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh tri thức.
- Khái niệm kỹ năng tự học:
Từ hai khái niệm trên, chúng ta thấy rằng kỹ năng tự học là khả năng làm chủ các hoạt động học tập của bản thân người học một cách đúng đắn khoa học để đạt hiệu quả mong đợi, như kỹ năng lập được kế hoạch tự học- thời gian địa điểm học hợp lý, kỹ năng đọc sách, nghe giảng, ghi chép bài… người học xác định được mục tiêu, mục đích, phương pháp học tập một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Thuận lợi
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, người giáo viên cũng như học sinh có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn thông tin: truyền hình, báo chí, Internet, các tư liệu lịch sử phong phú, đa dạng và các phương tiện bổ trợ cho công tác dạy và học.
Trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là phía nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người giáo viên hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Đa số học sinh, phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc học tập để phục vụ cho tương lai, cho nên 1 số học sinh cũng có ý thức cao trong việc học tập và phụ huynh cũng lo lắng quan tâm đến việc học của con cái nhiều hơn.
- Khó khăn
Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, thì trong công tác giảng dạy tôi cũng nhận thấy được nhiều khó khăn,bất cập, đó là nguyên nhân dẫn đến chất lượng của bộ môn lịch sử ngày càng sa sút.
Tuy nhiên, trong đề tài này tôi chỉ trình bày một cách ngắn gọn một số nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đó.
Thứ nhất, trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ môn học lịch sử, coi môn lịch sử là “môn phụ”– cho nên học sinh chưa thật sự ý thức trong việc học tập môn học này.
Thứ hai, chương trình giáo dục theo bộ sách mới khiến cho giáo án giảng dạy có sự thay đổi, nhiều giáo viên vẫn chưa kịp sửa đổi và tìm ra các hoạt động, phương pháp giảng dạy hiệu quả.
Thứ ba, nhiều giáo viên bộ môn Lịch sử chưa thật sự tâm huyết với nghề.
Thứ tư, từ những nguyên nhân dẫn đến học sinh “chán” – không hứng thú với môn lịch sử, học lịch sử chỉ là để đối phó trong thi cử, nên đa số học sinh, học lịch sử theo phương pháp “thuộc lòng”, “máy móc”… và còn nhiều nguyên nhân khác nữa.
Chính những vấn đề đó mà có những bài thi của học sinh “cười ra nước mắt”, những bài thi điểm 0… còn nhiều, đặc biệt trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015 có cụm thi chỉ có một hoặc hai thí sinh dự thi môn Lịch sử. Chứng tỏ học sinh phần lớn chưa thực sự đam mê tìm hiểu môn Lịch sử.
Ở trường THCS … cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Năm học 2021- 2022, tôi thử nghiệm không áp dụng đề tài này trong giảng dạy thì tôi thấy học sinh chưa hứng thú trong học tập, khó nhớ nội dung các kiến thức, hoặc có những học sinh do chăm chỉ mà nhớ thì các em cũng không nhớ lâu. Kết quả thực nghiệm như sau:
Lớp | Sĩ số | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | |||||
SL | % | Sl | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
7A | 35 | 6 | 17,1 | 10 | 28,6 | 15 | 43,2 | 4 | 11,4 | 0 | 0 |
7B | 36 | 1 | 2,8 | 9 | 25 | 20 | 55,6 | 6 | 16,6 | 0 | 0 |
- Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng tự học của học sinh trong nhà trường phổ thông.
Trong xu thế phát triển của thời đại và công cuộc cải cách giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục hiện nay xác định học sinh là trung tâm, là người chủ động tích cực và sáng tạo, người giáo viên chỉ đóng vai trò là người điều khiển hướng dẫn học sinh học tập.
Cùng với những bất cập mà tôi đã trình bày ở phần thực trạng về chương trình trình học lịch sử hiện nay (“dung lượng” kiến thức nhiều mà “thời lượng” thì quá ít)…
Chính vì thế mà người giáo viên dạy học môn lịch sử không thể truyền đạt cho học sinh một lượng kiến thức “khổng lồ” được… mà chỉ có một trong hai cách:
– Một là, giáo viên đọc cho học sinh ghi chép toàn bộ kiến thức cho học sinh- theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục ban hành.
– Hai là, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn học sinh tự học-tự tìm hiểu là chính; chỉ giảng giải phân tích một số nội dung trọng tâm cần thiết.
Tuy nhiên cách thứ nhất là đi ngược lại với xu thế phát triển của khoa học giáo dục hiện đại và hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục, vậy nên người giáo viên phải luôn xác định học sinh là trung tâm còn mình là người hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức. Nhà giáo dục học Usinxki nói rằng: “nhiệm vụ chủ yếu của thầy giáo không phải là truyền đạt kiến thức mà dạy cho học sinh biết suy nghĩ ”
Như vậy, vấn đề tự học của học sinh là rất quan trọng vì đó là một khâu trong một quá trình thống nhất của việc dạy học, nhằm phát huy năng lực độc lập tư duy của các em trên lớp cũng như ở nhà. Điều này xuất phát từ nguyên lý giáo dục gắn nhà trường với đời sống.
Với việc xác định học sinh là trung tâm, giáo viên là người điều khiển, hướng dẫn học sinh thì người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là người giáo viên phải nắm vững kiến thức của toàn bộ chương trình và phải lập được kế hoạch giảng dạy khoa học mang tính bao quát và cụ thể – đặc biệt là giáo án trong từng tiết dạy.
- Một số lưu ý khi học sinh tự học
Việc tự học của học sinh là rất quan trọng và đóng vai thành bại kết quả học tập của người học. Tuy nhiên, khi mới áp dụng cách học này học sinh còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và nhiều khi cảm thấy không hiệu quả bằng cách học truyền thống. Cho nên, trong quá trình tự học, học sinh cần lưu ý một số vấn đề.
– Trước hết, học sinh cần nắm rõ thế nào là tự học; tự học là một chu trình 3 giai đoạn: Tự nghiên cứu, tìm tòi – Tự thể hiện – Tự kiểm tra và điều chỉnh. Chu trình này thực chất là con đường phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết và giải quyết vấn đề học tập.
– Thứ hai, học sinh cần xác định mục tiêu, nội dung học tập. Mục tiêu là cái đích chúng ta muốn đạt được, từ đó chúng ta mới xác định được nội dung cần học và xây dựng phương pháp học tập. Chỉ khi nào xác định được mục tiêu – mục đích thì học mới hiệu quả.
– Thứ ba, học sinh cần xây dựng được kế hoạch học tập một cách khoa học rõ ràng và cố gắng thực hiện đúng kế hoạch.
– Thứ tư, học sinh phải có phương pháp, cách học hiệu quả. Phương pháp đúng đắn là chìa khóa đi tới thành công trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong đề tài này tôi xin đưa ra một số biện pháp để rèn kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử cho học sinh.
a. Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình.
Khi học bài học sinh không nên học nguyên văn trong sách giáo khoa, hoặc nội dung bài học mà giáo viên truyền thụ ở lớp… Cách học như vậy mang tính “máy móc” còn gọi là học “thuộc lòng”, dẫn đến nặng nề, khó hiểu và khó nhớ. Để nhớ được kiến thức cơ bản, các em nên kết hợp sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, vở ghi… Trước hết, học sinh cần phải nhớ các phần, mục chính rồi sau tìm xem mỗi phần, mục … gồm mấy ý chính rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình để học. Học sinh chỉ cần nhớ “ý” chứ không cần thiết nhớ “văn” (có nghĩa học sinh không nhất thiết phải diễn đạt nói và viết) giống hệt như sách giáo khoa hoặc như lời giảng của thầy cô, miễn sao đúng là được).
Ví dụ 1: Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên trang 71 Lịch sử 7 Bộ sách Chân trời sáng tạo, đây là bài học có nhiều mốc thời gian và sự kiện. Vì vậy sẽ rất khó khăn cho học sinh để nhớ và học bài học. Cho nên giáo viên chia học sinh thành các cặp đôi và yêu cầu các cặp lập bảng thống kê, chia thành 2 cột: cột thời gian – cột những sự kiện chính. Chẳng hạn:
(Bảng thống kê kháng chiến minh họa)
Sau khi hiệu lệnh thời gian kết thúc cặp nào xong trước sẽ được trình bày (Giáo viên chấm điểm và ưu tiên được công 1 điểm thưởng xong trước); còn lại các cặp khác đối chiếu với kết quả của bạn để chấm điểm cho cặp của mình.
Ví dụ 2: Đối với các bài học về tình hình kinh tế các triều đại:, cụ thể khi dạy Bài 14, 15, 16 trang 51, 57, 65 Lịch sử 7 Bộ sách Chân trời sáng tạo, tôi thấy những bài này đều có đặc điểm chung là nêu tình hình kinh tế: Nông nghiêp, thủ công nghiêp, thương nghiệp. Do đó, để học tốt những bài học này học sinh chỉ cần nắm được các qui luật sau:
+ Kinh tế nông nghiệp: Biện pháp của nhà nước (Thủy lợi, khai hoang…..); kết quả đạt được.
+ Thủ công nghiệp: Thủ công nhà nước, thủ công truyền thống trong nhân dân.
+ Thương nghiệp: Nội thương (buôn bán trong nước), Ngoại thương (buôn bán với nước ngoài).
Trên cơ sở các ý cơ bản đã chọn, học sinh tập diễn đạt theo ngôn ngữ của mình. Khi mới học theo phương pháp này học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn như trình bày dài dòng, vấp váp và có khi thiếu chính xác, có thể diễn đạt sai kiến thức… Tuy nhiên, khi đã tập học theo cách này nhiều, thuần thục trở thành kỹ năng thì rất dễ học, dễ nhớ và nhớ lâu. Khi học tập bằng phương pháp này học sinh cũng cần tự tổ chức các buổi học nhóm- chỉ cần hai học sinh truy bài cho nhau để kiểm tra nhau và tự điều chỉnh.
b. Học Lịch sử với các sơ đồ
Trong phương pháp học Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt theo ngôn ngữ của mình, học sinh tìm ý cơ bản sau đó có thể sơ đồ hóa, công thức hóa … đơn vị kiến thức cho ngắn gọn, đơn giản… tránh gây nhiễu giữa những đơn vị nội dung kiến thức gần giống nhau. Khi sử dụng học bài bằng phương pháp này người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh lập sơ đồ… Những nội dung phức tạp hoặc các giai đoạn lịch sử thì giáo viên có thể cung cấp sẵn cho học sinh rồi hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và phát biểu…
Ví dụ: Khi dạy Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ trang 86 Lịch sử 7 Bộ sách Chân trời sáng tạo, đến nội dung về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, tôi đã yêu cầu học sinh lập sơ đồ, sau đó phát triển sơ đồ theo suy nghĩ của mình.
Quan sát sơ đồ học sinh kết hợp sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên… học sinh có thể biết được xã hội phong kiến nước ta chia thành các giai cấp, tầng lớp nào:
Nông dân: là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn; nhận đất canh tác và nộp tô thuế.
Quý tộc: vua, quan, địa chủ là tầng lớp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế.
Nô lệ: Số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ, hầu hạ tầng lớp quý tộc.
Bên cạnh việc lập sơ đồ, công thức chúng ta còn có thể lập dàn ý theo dạng cành cây, lập niên biểu, biểu đồ ….Có thể nói rằng, áp dụng phương pháp dạy học này giúp học sinh có thể độc lập tư duy và từng bước rèn luyện kỹ năng tự học ngày càng hiệu quả hơn.
c. Học Lịch sử với bảng so sánh
So sánh cũng là cách học hiệu quả để ghi nhớ kiến thức, trong lịch sử có những đơn vị nội dung kiến thức tương đồng hoặc tương phản… Học sinh có thể so sánh về đơn vị nội dung kiến thức, về sự kiện, số liệu, các nhân vật lịch sử, so sánh về thuật ngữ gần giống nhau nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau… so sánh theo cặp phạm trù hoặc lập bảng… và điều đó giúp học sinh tránh tình trạng nhầm lẫn kiến thức trong quá trình học tập. Với cách học này, chúng ta đưa các nội dung kiến thức lại gần với nhau từ đó nhận rõ hai nội dung đơn vị kiến thức đó có điểm gì chung nhất và điểm khác biệt nào cần nhớ rõ, từ đó học sinh có thể học một mà biết được hai và đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy xong Bài 8, bài 9, bài 10 trang 33, 37, 39 Lịch sử 7 Bộ sách Chân trời sáng tạo về Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỷ XIX, tôi đã chia học sinh theo nhóm: Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh 3 vương triều khác nhau ở Ấn Độ thời kì phong kiến theo bảng sau:
Nội dung so sánh | Vương triều Gup-ta | Vương triều
Đê-li |
Vương triều
Mô-gôn |
Thời gian hình thành, kết thúc. | |||
Quốc gia lập nên | |||
Chính sách kinh tế | |||
Chính sách văn hóa |
Ví dụ 2: Với Bài 15, bài 16 trang 57, 65 Lịch sử 7 Bộ sách Chân trời sáng tạo, sau khi học xong quân đội nhà Lý và nhà Trần, tôi đã cho học sinh so sánh quân đội thời Lí với quân đội thời Trần theo bảng sau:
Triều đại | Giống nhau | Khác nhau |
Quân đội Triều Lí | ||
Quân đội triều Trần |
Học lịch sử có rất nhiều sự kiện khó nhớ, nhưng chúng ta nếu biết vận dụng tìm những điểm chung tương đối và đưa ra so sánh thì một số sự kiện ghi nhớ rất đơn giản. Trong thực tế có rất nhiều đơn vị kiến thức nội dung có mà chúng ta có thể áp dụng đưa vào so sánh để học một cách hiệu quả cao.
d. Kênh hình (Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ……)
Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn Lịch sử, nó giúp cho học sinh tái hiện những sự kiện, nhân vật trong quá khứ. Theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh hoạ cho lời giảng của giáo viên. Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn Lịch sử là một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết định đến sự thành công trong dạy – học của thầy và trò.
Qua khai thác kênh hình, Giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kĩ năng:
– Kỹ năng quan sát, nhận xét
– Kỹ năng mô tả, tường thuật
– Kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá
Để rèn luyện được các kỹ năng đó, trong việc tổ chức khai thác kênh hình, giáo viên tiến hành các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tham gia một “chuyến du lịch” bằng cách giới thiệu sơ lược và hấp dẫn những hình ảnh trong sách giáo khoa
Bước 2: Nêu mục đích làm việc với tranh ảnh
Bước 3: Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai thác kiến thức từ tranh ảnh.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trả lời câu, hỏi trên cơ sở các em tự phát hiện kiến thức mới.
Bước 5: Cho Học sinh nhận xét, bổ sung và Giáo viên đi đến kết luận.
Xem thêm:
- SKKN Linh hoạt tổ chức các trò chơi học tập nhằm cải thiện hứng thú và nâng cao chất lượng môn Lịch sử 8 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học qua trò chơi môn Địa lý 6 (Sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số biện pháp vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy Địa Lý 6 (Bộ sách Chân Trời Sáng Tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]