SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8
- Mã tài liệu: BM8118 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 782 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Long Anh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Long Anh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1 Hướng dẫn học sinh nắm được các yếu tố cơ bản
trong tạo lập đoạn văn.
3.2 Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh.
3.3 Một số lưu ý cho giáo viên khi tổ chức tạo lập
đoạn văn
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TÊN MỤC LỤC | TRANG |
Phần I : MỞ ĐẦU
|
|
Phần II : NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận chung về đoạn văn 2.Thực trạng viết đoạn văn của học sinh Lớp 8 a. Thực trạng. b. Kết quả của thực trạng. 3. Giải pháp giải quyết vấn đề 3.1 Hướng dẫn học sinh nắm được các yếu tố cơ bản trong tạo lập đoạn văn. 3.2 Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh. 3.3 Một số lưu ý cho giáo viên khi tổ chức tạo lập đoạn văn. 4. Hiệu quả đạt được |
|
Phần III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 2. Kiến nghị |
|
Phần IV: XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ, LỜI CAM ĐOAN CỦA NGƯỜI VIẾT |
PHẦN I. MỞ ĐẦU
- Lí do viết đề tài.
Làm văn chiếm một vị trí quan trọng trong môn Ngữ Văn bậc Trung học cơ sở. Nó thể hiện rõ qua thời lượng: Số tiết thực hành được bố trí khá nhiều, chưa kể phần thực hành được bố trí xen kẽ trong các tiết tìm hiểu lí thuyết. Điều đó cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến vấn đề rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Chính vì coi trọng thực hành nên Chương trình Ngữ Văn nhấn mạnh : Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, đọc, nói, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.
Chương trình Tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành : xây dựng qua bài thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Ngoài việc luyện kĩ năng nghe, đọc, nói, chương trình còn rất chú trọng đến kĩ năng viết.
Như chúng ta đã biết : Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trưởng thành. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng nhân ái, vị tha, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Biết vận dụng năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp.
Đồng chí cố vấn Phạm văn Đồng viết: “ Sau từ là đến câu, nhiều câu thành một đoạn văn, nhiều đoạn văn thành một bài, rồi một cuốn sách. Tất cả đều phải dạy, phải học, phải tập, nhằm diễn tả thành công những điều mình suy nghĩ ” . Dạng bài tập viết đoạn văn là dạng bài tập tương đối khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên thường chịu áp lực về thời gian, viết đoạn văn đòi hỏi thời gian nhiều, công sức đầu tư lớn. Với học sinh, các em thường ngại viết nhất là những em học sinh có học lực trung bình và yếu. Kĩ năng viết chưa thành thạo, thuần thục. Khả năng diễn đạt về đoạn văn còn mắc nhiều lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, mức độ liên kết…Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều phương tiện hiện đại, học sinh cần đoạn văn, bài văn nào thì chỉ cần nhấp chuột vào Google rồi Downloads là đã có nên các em ngại học, ngại viết dẫn đến kỹ năng viết kém, chất lượng bộ môn chưa cao, học sinh dần không còn đam mê môn Ngữ Văn nữa.
Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8, với mong muốn góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình để nâng cao chất lượng dạy học tạo đoạn văn cho học sinh nói riêng và chất lượng môn Ngữ Văn nói chung.
- Mục đích nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này để làm rõ thực trạng viết đoạn văn của học sinh lớp 8, qua đó đề xuất được một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh nhằm cùng các đồng nghiệp nâng cao chất lượng nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ Văn nói chung và viết đoạn văn của học sinh nói riêng.
- Đối tượng nghiên cứu.
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8” này, tôi chú trọng nghiên cứu, tổng kết các vấn đề sau:
– Các yếu tố cơ bản trong tạo lập đoạn văn.
– Một số lưu ý cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn HS tạo lập đoạn văn.
– Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8.
- 4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp phân tích, chứng minh.
– Phương pháp so sánh, đối chiếu.
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp thực nghiệm.
PHẦN II : NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐOẠN VĂN
Năm 1914 trong cuốn Tiếng Nga dưới ánh sáng khoa học của A.M.Petskovkj đã nói đến sự tồn tại của một đơn vị ngữ pháp lớn hơn câu nằm giữa hai chỗ lùi đầu dòng là đoạn văn. Sau đó nhiều nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này gọi đơn vị lớn hơn câu bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau: Theo ông Hà Thúc Loan“ Đoạn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý và được tạo thành bởi nhiều câu liên kết. Trong bài văn đoạn được nhận biết bằng chỗ thụt đầu dòng và dấu chấm xuống dòng”( “Tiếng Việt thực hành”, 1996, ĐHSPTP HCM), còn theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết: “ Đoạn văn là cơ sở để tổ chức văn bản, thường một số câu gắn với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản”.
Như vậy, các cách hiểu trên tuy có chỗ khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất ở hai điểm:
Thứ nhất: Mỗi đoạn văn “diễn đạt một nội dung nhất định” hoặc “ diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý”.
Thứ hai: Mỗi đoạn văn có cấu trúc nhất định và được nhận diện về hình thức: mở đầu bằng chỗ thụt đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Ở bậc học THCS, học sinh được tiếp nhận kiến thức về đoạn văn ngắn gọn, cụ thể đó là: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]