SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng

Giá:
50.000 đ
Môn:
Lớp: 24-36 tháng
Bộ sách:
Lượt xem: 461
Lượt tải: 4
Số trang: 26
Tác giả: Võ Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Quả Đồi Xanh
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 26
Tác giả: Võ Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Quả Đồi Xanh
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệmSKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng triển khai các biện pháp như sau: 

2.3.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ và lập kế hoạch rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ.
2.3.2. Phân nhóm trẻ và tổ chức rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ.
2.3.3. Thông qua việc tạo môi trường lớp học và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi để rèn nề nếp, thói quen cho trẻ.
2.3.4. Gần gũi yêu thương, động viên khích lệ để rèn luyện nề nếp, thói quen.
2.3.5. Thông qua việc phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện nề nếp, thói quen.
2.3.6. Tạo hình ảnh đẹp trước trẻ đề trẻ học tập và noi theo.

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

Nội dung Trang
1. Mở đầu                                                                                                               
1.1. Lí do chọn đề tài                                                                                                   
1.2. Mục đích nghiên cứu                                                                                            
1.3. Đối tượng nghiên cứu                                                                                           
1.4. Phương pháp nghiên cứu                                                                                      
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm                                               
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm                                                             
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm                             
2.3. Các biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng
2.3.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ và lập kế hoạch rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ.
2.3.2.  Phân nhóm trẻ và tổ chức rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ.
2.3.3. Thông qua việc tạo môi trường lớp học và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi để rèn nề nếp, thói quen cho trẻ
2.3.4. Gần gũi yêu thương, động viên khích lệ để rèn luyện nề nếp, thói quen.
2.3.5. Thông qua việc phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện nề nếp, thói quen.
2.3.6. Tạo hình ảnh đẹp trước trẻ đề trẻ học tâp và noi theo.
2.4. Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.                                                            

2.4.1 Đối với giáo viên                                                                           
2.4.2 Đối với trẻ                                                                                             
3. Kết luận kiến nghị                                                                                 
3.1. Kết luận                                                                                                             
3.2. Kiến nghị                                                                                                   

 

  1. Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài

 Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng,  đồng hành với giáo dục gia đình, giáo dục mầm non là bậc học giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Để thực hiện được nhiệm vụ to lớn này vai trò của cô giáo mầm non người mẹ thứ hai của trẻ phải là người giúp trẻ hình thành những kỹ năng, nề nếp, thói quen tốt để tạo nền nền tảng vững chắc trong chặng đường khôn lớn của trẻ. Với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trước thế giới xung quanh bao la, rộng lớn, cùng biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, khiến trẻ tò mò, muốn biết, muốn khám phá thì việc giáo dục nề nếp, thói quen cho trẻ là việc làm vô cùng quan trong và cần thiết.

    Như chúng ta đã biết, trong thực tế ở lứa tuổi này đa số nề nếp thói quen của trẻ được hình thành ở gia đình, mỗi gia đình lại có sự quan tâm, chăm sóc dạy dỗ khác nhau, hầu hết trẻ được nuông chiều và được làm theo ý thích của mình. Vì vậy nhiều trẻ chưa có thói quen chào hỏi lễ phép, ăn ngủ đúng giờ … gây khó khăn cho việc hình thành và đưa trẻ vào nề nếp thói quen tốt cho trẻ khi trẻ đến trường mầm non. Độ tuổi này đặc điểm tâm sinh lý trẻ phát triển khá mạnh, trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương về tâm lí, hầu như trẻ mới nhập học, là lần đầu tiên tách rời bố mẹ và gia đình, khi mới vào lớp trẻ thường có thái độ lạ lẫm, sợ hãi, tránh né bạn và không nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la hét khóc lóc, không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động… làm thế nào để trẻ biết ăn ngoan, ngủ ngoan, biết vui chơi học hành ngoan ngoãn, hòa nhập với cô giáo và các bạn trong lớp để tiếp nhận những nề nếp thói quen tốt.

Xuất phát từ những lý do trên, bản thân là một giáo viên mầm non phụ trách nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi, trong quá trình chăm sóc trẻ tôi băn khoăn trăn trở rất nhiều và tôi chọn “Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình, với mong muốn góp phần rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi được tốt hơn.

1.2. Mục đích nghiên cứu:

  Nghiên cứu các biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng. 

Tìm ra những hạn chế, khó khăn trong khi tổ chức các biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng trong trường mầm non. 

 Phân tích, nhận xét thực trạng và đề xuất những giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

  Trẻ 24 – 36 tháng ở Trường mầm non Thành Kim – Thạch Thành – Thanh Hóa

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Kết hợp hài hòa các nhóm phương pháp sau:

– Phương pháp dùng lời.

– Nhóm phương pháp trực quan minh họa.

– Nhóm phương pháp thực hành trên trẻ:

+ Trẻ được hành động thao tác với đồ vật.

+ Trẻ được rèn luyện thông qua trò chơi.

+ Tổ chức luyện tập lặp, đi lặp lại cho trẻ

– Nhóm phương pháp đánh giá nêu gương.

  1. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Lứa tuổi mầm non nói chung là giai đoạn khởi đầu trong việc hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Ở giai đoạn này các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét vì trẻ nhỏ bé, non nớt, nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng là giai đoạn trẻ chuyển từ việc giao tiếp gia đình là chủ yếu sang giao tiếp tác động xã hội, do đó trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lí. 

  Việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu từ nhỏ trẻ được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự, có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động, học được cách so sánh phân biệt các hành vi tốt, xấu và có những phản ứng đúng đắn với những thái độ, hành vi sai của bạn và mọi người xung quanh, thì lớn lên trẻ mới trở thành con người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội…

 Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ ở độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng, ở độ tuổi này trẻ dễ nhớ nhưng lại rất mau quên nên việc giáo dục nề nếp thói quen trong trường mầm non phải là công việc được đưa lên hàng đầu, phải luôn là việc làm thường xuyên, hàng ngày của giáo viên. Do đó mỗi giáo viên phải có những biện pháp, thủ thuật để hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ những nề nếp, thói quen ngay từ ban đầu khi trẻ đến trường. Tác động sư phạm của giáo viên phải luôn thay đổi linh hoạt phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ và phải tác động một cách có định hướng. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô là biết hòa nhập vào thế giới của trẻ, quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời một cách thoải mái, vui vẻ. Việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ mầm non phải được chú trọng, đặc biệt đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên tiếp thu các chuyên đề, tiếp cận

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học khơi gợi hứng thú
Ngữ Văn
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)