SKKN Một số biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 8 THCS qua dạy học Chương I – Phép nhân và phép chia các đa thức
- Mã tài liệu: BM8214 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2407 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Thành |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Thành |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 8 THCS qua dạy học Chương I – Phép nhân và phép chia các đa thức” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1. Giáo viên phải học tập, lao động sáng tạo, nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, không ngừng tích lũy kinh nghiệm, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
Biện pháp 2. Chú trọng bồi dưỡng các thao tác tư duy và trang bị cho học sinh những tri thức về phương pháp của hoạt động nhận thức.
Biện pháp 3. Rèn luyện cho HS biết nhìn tình huống đặt ra dưới nhiều góc độ khác nhau, nhìn một bài toán dưới nhiều hình thức khác nhau; biết giải quyết vấn đề bằng nhiều phương pháp khác nhau và lựa chọn cách giải quyết tối ưu.
Biện pháp 4. Giúp HS sáng tạo ra các bài toán mới dựa trên bài toán đã biết hoặc phát hiện ra ứng dụng mới của một kết quả bài toán.
Biện pháp 5. Rèn luyện cho HS biết hệ thống hóa kiến thức và phương pháp giải toán.
Biện pháp 6. Quan tâm đến những sai lầm của HS, tìm nguyên nhân và cách khắc phục.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang | |
1. Mở đầu | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ….. | |
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
Biện pháp 1. Giáo viên phải học tập, lao động sáng tạo, nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, không ngừng tích lũy kinh nghiệm, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. | |
Biện pháp 2. Chú trọng bồi dưỡng các thao tác tư duy và trang bị cho học sinh những tri thức về phương pháp của hoạt động nhận thức. | |
Biện pháp 3. Rèn luyện cho HS biết nhìn tình huống đặt ra dưới nhiều góc độ khác nhau, nhìn một bài toán dưới nhiều hình thức khác nhau; biết giải quyết vấn đề bằng nhiều phương pháp khác nhau và lựa chọn cách giải quyết tối ưu. | |
Biện pháp 4. Giúp HS sáng tạo ra các bài toán mới dựa trên bài toán đã biết hoặc phát hiện ra ứng dụng mới của một kết quả bài toán. | |
Biện pháp 5. Rèn luyện cho HS biết hệ thống hóa kiến thức và phương pháp giải toán. | |
Biện pháp 6. Quan tâm đến những sai lầm của HS, tìm nguyên nhân và cách khắc phục. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
3. Kết luận, kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường phổ thông, người giáo viên không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học sinh, cung cấp cho học sinh những tri thức phổ thông, mà còn phải biết rèn luyện kĩ năng, nâng cao tầm hiểu biết, phát huy tính sáng tạo, linh hoạt cho học sinh. Phát triển tư duy toán học là nhiệm vụ của giáo viên Toán đối với mọi đối tượng học sinh.
Là giáo viên trực tiếp dạy học Toán 8 nhiều năm, tôi thấy rất nhiều học sinh còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo: Nhìn các đối tượng toán học một cách rời rạc, chưa thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố toán học, không linh hoạt trong điều chỉnh hướng suy nghĩ khi gặp trở ngại, quen với kiểu suy nghĩ rập khuôn, áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm đã có vào tình huống mới, điều kiện mới, bài toán mới đã chứa đựng những yếu tố thay đổi, học sinh chưa có tính độc đáo khi tìm lời giải bài toán. Từ đó dẫn đến một hệ quả là nhiều HS gặp khó khăn khi giải toán, đặc biệt là các bài toán đòi hỏi phải có sự sáng tạo trong lời giải. Do vậy, việc rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh qua dạy học Toán là một yêu cầu cấp bách.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, tìm những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Trong bài viết này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp về “Một số biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 8 THCS qua dạy học Chương I – Phép nhân và phép chia các đa thức” mà tôi đã áp dụng thành công.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm các biện pháp phát huy tính sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học Chương I – Phép nhân và phép chia các đa thức (Đại số lớp 8).
Phổ biến, áp dụng các kinh nghiệm trên vào quá trình giảng dạy môn Toán ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tìm các biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 8 THCS trong dạy học “Chương I – Phép nhân và phép chia các đa thức” .
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xây dựng đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp:
– Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
– Phương pháp thực nghiệm khoa học.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo định hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”
Do đặc trưng của cấp học, của môn học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện này là “Phương pháp dạy học toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy”.
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp là khái quát, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà ta chưa từng biết. Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có (Trích Tài liệu tập huấn Tổ chức hoạt động NCKH kỹ thuật của HS trường trung học, 2013, trang 8). Đối với người học, sáng tạo là tất cả những gì các em “tự tìm tòi nghĩ ra cái mới” khi mà giáo viên chưa dạy, các em chưa đọc sách, chưa biết được nhờ trao đổi với các bạn cùng học. Sáng tạo toán học là một khía cạnh của sáng tạo. Ở đây sáng tạo toán học chỉ yêu cầu HS giải được các bài toán không đòi hỏi những kiến thức không vượt quá giới hạn chương trình, nhưng đòi hỏi sự tập trung chú ý nhất định với kĩ năng suy luận hay giải những bài toán vượt ra ngoài tiêu chuẩn thông thường. Biểu hiện sáng tạo của HS trong giải toán đó là khả năng tiếp thu nhanh chóng các kiến thức mới, nắm vững một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện kiến thức cũ, biết vận dụng linh hoạt để giải quyết các tình huống vấn đề của bài toán bằng những phương thức mới. Trên cơ sở đó tìm tòi và phát hiện những cái mới hơn, toàn diện hơn để đi đến kết quả bài toán.
Tư duy sáng tạo là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới, độc đáo và có hiệu quả cao trong quyết định vấn đề. Tư duy sáng tạo có các tính chất sau:
– Tính mềm dẻo: đặc trưng bởi khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác.
– Tính nhuần nhuyễn: thể hiện ở việc sử dụng nhiều loại hình tư duy đa dạng trong phát hiện và giải quyết vấn đề.
– Tính độc đáo: đặc trưng bởi khả năng tìm kiếm được kiến thức mới chưa ai biết, đưa ra được giải pháp tối ưu.
– Tính thăng hoa: thể hiện ở sản phẩm tìm được mang tính phát triển, được ứng dụng rộng rãi.
Những biểu hiện năng lực sáng tạo của HS trong học tập môn toán:
– Nhận ra những vấn đề mới trong điều kiện đã biết, dự đoán các sai lầm, hướng khắc phục.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]