SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng
- Mã tài liệu: BC1018 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 298 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Phùng Thị Lý |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên An |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Phùng Thị Lý |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên An |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng“ triển khai các biện pháp như sau:
1. Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp
3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo cho trẻ để trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi
4. Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày
5. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi
6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia đình
7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của Giáo dục phải Đào tạo ra được những “con người mới xã hội chủ nghĩa” và con người đó phải được phát triển toàn diện.
Chính vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được toàn xã hội quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục Mầm non, là hệ thống đầu tiên của Giáo dục quốc dân. Nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo “Con người mới xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học Mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc giáo dục trẻ.
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì trước hết phải kể đến vai trò của gia đình. Vì gia đình là sợi dây của tình yêu thương chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ. Cha mẹ là người “Thầy” đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo là người mẹ thứ hai của con trẻ thì phải làm thế nào để hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành một Công dân tốt.
Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách nhóm trẻ 24-36 tháng, ở độ tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý của trẻ thì lại phát triển rất mạnh. Do vậy, trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi nhận thấy rằng: “Việc đưa các cháu vào nề nếp, thói quen” để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của các cháu. Vì trẻ độ tuổi này chưa tách rời bố mẹ, gia đình, những người thân của bé nên khi mới đến trường, nhập lớp trẻ thường biểu hiện thái độ sợ hãi, mọi thứ quanh bé đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ hoặc không tham gia vào mọi hoạt động trong nhóm, có thể trẻ dường như không hoà nhập vào tập thể. Vậy! Làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp, thói quen ngay từ những ngày đầu? Những ngày mà trẻ không muốn rời xa vòng tay yêu thương của bố mẹ đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ, đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung.
Từ các cơ sở nêu trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng” làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm học …………
Điểm mới của đề tài sáng kiến cải tiến kỉ thuật:
Có thể thấy đây là đề tài được nhiều người quan tâm nên đã có nhiều đồng nghiệp nghiên cứu về lĩnh vực này, song mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ để phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị. Đối với sáng kiến cải tiến kỉ thuật của tôi, bản thân tôi đã suy nghĩ tìm hiểu về thực trạng của từng trẻ. Từ đó nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp giúp trẻ có được những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực và kiến thức. Đồng thời, hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ nhà trẻ phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng được đổi mới. Trước hết phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ. Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi. Rèn luyện bằng tình cảm giữa cô và trẻ. Tăng cường làm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, tạo môi trường học tập cho trẻ. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia đình.
Vì vậy, cô giáo phải thường xuyên bồi dưỡng, thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc- giáo dục trẻ
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến cải tiến kỉ thuật:
Đề tài có thể áp dụng rộng rải cho đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục mầm non.
Nội dung đề tài viết trên tinh thần tập hợp những kinh nghiệm đúc kết được của bản thân, chủ yếu là những biện pháp trong công tác quản lý nhóm, lớp, quá trình giảng dạy trên lớp, để nâng cao chất lượng trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại trường mầm non nơi tôi đang công tác.
Đối tượng chủ yếu là các cháu độ tuổi từ 24-36 tháng tại các nhóm/lớp của đơn vị.
- PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng của đề tài cần nghiên cứu:
* Đặc điểm tình hình:
Năm học ……….., tôi được nhà trường phân công giảng dạy nhóm trẻ 24-36 tháng, với số lượng trẻ: 12 cháu trong đó có 8 cháu nữ, 4 cháu nam
Để biết được nề nếp, thói quen ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát kết quả cụ thể như sau
Bảng khảo sát kết quả đầu năm về nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ
Tổng số trẻ | Thói
quen nề nếp đi học đều |
Thói
quen nề nếp chào hỏi |
Thói
quen cất đồ dùng đồ chơi |
Thóiquen nề nếp – giờ ăn | Thói quen nề nếp – giờ ngủ | Thói
quen nề nếp – giờ vui chơi |
Thói
quen nề nếp học tập |
12 | 6/12 | 4/12 | 5/12 | 5/12 | 4/12 | 5/12 | 5/12 |
Với kết quả như trên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi:
Bản thân luôn nhận được sự quan tâm của cán bộ Chuyên môn Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường cùng với sự lãnh đạo của địa phương và bạn bè đồng nghiệp.
Bản thân tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề, cập nhật thông tin kịp thời về đổi mới của cấp học mầm non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề phát triển vận động cho trẻ và các chuyên đề khác…
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi tôi đã nêu ở trên, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít những khó khăn nhất định như sau:
Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi này lời nói đang phát triển, vì vậy khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ sống trong môi trường gia đình được nuông chiều, muốn gì được nấy, tất cả các cháu đều mới nhập học. Do đó, khi đến trường tất cả đều hoàn toàn mới, xa lạ với trẻ, trẻ chưa quen với nề nếp thói quen của lớp, tính rụt rè, nhút nhát, cá tính…còn nhiều ở trẻ.
Lớp học chỉ một mình tôi đảm nhiệm với số lượng 12 cháu nên khi thực hiện tổ chức hoạt động còn gặp khó khăn trong bao quát trẻ.
Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều, cho rằng lứa tuổi này việc rèn luyện nề nếp, thói quen chưa quan trọng đối với trẻ.
2.2. Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng
2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp.
Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm thì cô giáo cần tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:
– Trẻ hiếu động cá biệt ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát.
– Trẻ nhút nhát, chậm chạp ngồi cạnh trẻ mạnh dạn và nhanh nhẹn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]