SKKN Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4
- Mã tài liệu: BM4137 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 639 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Phân các loại lỗi học sinh thường mắc phải
3.2. Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả
3.3. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Trong xã hội hiện nay, tuy có nhiều phương tiện đánh chữ, in ấn hiện đại, nhưng từ xưa cha ông ta đã có câu “ Nét chữ – Nết người” những câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị. Bởi viết chữ cẩn thận, viết đúng, viết đẹp không chỉ thể hiện được đức tính cẩn thận, óc thẩm mĩ của người viết mà còn thể hiện thái độ yêu quý tiếng Việt, chữ viết của tiếng Việt, tôn trọng bản thân và tôn trọng người đọc.
Chính vì vậy, trong chương trình Tiểu học, phân môn Chính tả (thuộc môn Tiếng Việt) có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng viết chính tả và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh. Tuy nhiên, trong một đất nước thống nhất, cùng chung một ngôn ngữ thì bao giờ cũng có nhiều phương ngôn khác nhau với những cách phát âm khác nhau dựa trên một cơ sở chính tả chung. Điều này dẫn đến những lỗi chính tả đặc trưng cho từng khu vực.
Trong những năm vừa qua chất lượng dạy học phân môn chính tả ở trường Tiểu học Y Ngông đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Phong trào viết chữ đẹp được đa số học sinh tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, đối tượng học sinh là chủ yếu con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em. Trong giao tiếp các em chủ yếu nói bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy việc nắm bắt luật viết chính tả còn những hạn chế nhất định dẫn đến các em thường viết sai chính tả. Vậy làm thế nào tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả trong nhà trường đó là lý do tôi chọn đề tài. “ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4.”
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn chính tả lớp 4.
Thông qua khảo sát chất lượng thực trạng đầu năm học của học sinh khối lớp 4 tại đơn vị để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp giúp học sinh nắm vững kỹ năng viết đúng chính tả; và hạn chế tối đa lỗi chính tả mà các em thường mắc phải. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học của của nhà trường.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận của vấn đề
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng, khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Đây là quan điểm được đặt ở vị trí đầu tiên trong 7 quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng ta là xác định Giáo dục và Đào tạo không chỉ là quốc sách hàng đầu, mà còn là một trong những kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.
Phân môn chính tả đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tiếng Việt nói chung và các môn học khác nói riêng. Giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói và viết đúng tiếng Việt. Ngoài ra, còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt.
Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Phòng giáo dục cũng như lãnh đạo nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số. Đội ngũ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng dạy tiếng Việt cho học sinh. Vì vậy chất lượng dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng được nâng dần lên trong nhà trường. Tuy nhiên, cha mẹ các em chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình; một số em thường hay nghỉ học để phụ giúp gia đình đi học chưa chuyên cần. Môn tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai cho nên khi các em viết chính tả vẫn còn hạn chế. Dẫn đến chất lượng dạy học của lớp nói riêng và chất lượng của đơn vị nói chung. Đó chính là nguyên nhân các em viết chưa tốt trong phân môn chính tả.
Để giúp các em khắc phục những lỗi chính tả đó đòi hỏi giáo viên cần phải tìm tòi để đưa ra những giải pháp, biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh ; giúp cho các em khắc phục được những lỗi chính tả thường gặp
- Thực trạng vấn đề
Trường tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn xã Dur Kmăl là trường học vùng sâu, xùng xa có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Đa số các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98%. Học sinh khối lớp 4 của trường những năm trước đã nắm được những kiến thức kĩ năng cơ bản của môn học. Tuy nhiên, trong việc học phân môn chính tả các em ngày càng có những bước chuyển biến tiến bộ rõ rệt như một số phong trào hội thi viết chữ đẹp các cấp.
Việc khắc phục những hạn chế viết chính tả của các em những năm trước đây, hầu hết các thầy cô giáo đã làm và đạt được những kết quả khá tốt. Một số giáo viên đã áp dụng đưa ra được một số giải pháp, biện pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy học. Đa số các em có thức vươn lên trong học tập ngày càng cao bởi các em yêu thích môn học và tự rèn luyện chữ viết cho bản thân. Bên cạnh đó một số biện pháp, giải pháp chưa phù hợp với đối tượng học sinh. Kĩ năng viết chính tả của các em vẫn còn những hạn chế nhất định.
Đối tượng học sinh không đồng đều ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học, cũng như việc áp dụng một số phương pháp hình thức tổ chức dạy học rèn chữ viết cho các em đạt kết quả chưa cao. Môi trường giao tiếp của các em chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, vì vậy kĩ năng nói và viết tiếng Việt còn hạn chế. Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; đi học chưa chuyên cần. Cha mẹ các em chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, môi trường giao tiếp tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Khi viết bài các em còn mắc những lỗi chính tả nhiều như viết còn thiếu dấu thanh, viết sai chính tả chưa nắm được qui tắc viết chính tả; hoặc viết sai danh từ riêng, danh từ chung. Chính vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của khối lớp nói riêng và của đơn vị nói chung. Cụ thể là chất lượng khảo sát đầu năm của lớp 4C- năm học: ……… và lớp 4A- năm học: ……… như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]