SKKN Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8
- Mã tài liệu: BM8071 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 485 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Trần Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Everest |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Trần Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Everest |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Sử dụng câu hỏi SGK để kiểm tra bài cũ
2.3.2. Sử dụng câu hỏi SGK làm câu hỏi nêu vấn đề ở đầu giờ học.
2.3.3. Sử dụng câu hỏi SGK làm các câu hỏi gợi mở trong quá trình tiến hành giờ học
2.3.4. Sử dụng câu hỏi trong SGK dưới dạng có gắn với kênh hình
2.3.5. Sử dụng câu hỏi cuối bài của SGK dưới dạng: Sử dụng tranh ảnh, sưu tầm tài liệu, bài viết về sự kiện lịch sử
2.3.6. Sử dụng câu hỏi cuối bài của SGK với dạng: Lập bảng, thống kê, biểu đồ, lập niên biểu.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………..
- MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………….
1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………………….
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………………………….
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………….
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………….
2.2.1. Về phía giáo viên………………………………………………………….
2.2.2. Về phía học sinh…………………………………………………………..
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề…………………………….
2.3.1. Sử dụng câu hỏi SGK để kiểm tra bài cũ………………………….
2.3.2. Sử dụng câu hỏi SGK làm câu hỏi nêu vấn đề ở đầu giờ học.
2.3.3. Sử dụng câu hỏi SGK làm các câu hỏi gợi mở trong quá trình
tiến hành giờ học…………………………………………………………..
2.3.4. Sử dụng câu hỏi trong SGK dưới dạng có gắn với kênh
hình…………………………………………………………………………….
2.3.5. Sử dụng câu hỏi cuối bài của SGK dưới dạng: Sử dụng
tranh ảnh, sưu tầm tài liệu, bài viết về sự kiện lịch sử……..
2.3.6. Sử dụng câu hỏi cuối bài của SGK với dạng: Lập bảng, thống
kê, biểu đồ, lập niên biểu. …………………………………………….
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………………
- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………..
3.1. Kết luận ………………………………………………………………………………..
3.2. Kiến nghị ………………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………….
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới dạy học là một việc làm rất cần thiết. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp tổ chức dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên cho đến khâu kết thúc giờ học; từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học. Tuy nhiên, ở mỗi môn học lại có những phương pháp giảng dạy khác nhau để làm sao phù hợp với đặc trưng bộ môn. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đưa ra một vấn đề nhỏ: “Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8 ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân”.
Việc sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa không phải là việc làm bình thường đơn giản. Trong quan niệm của cả người dạy và người học từ trước đến nay hầu như rất ít chú ý đến việc khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong tiết dạy, giáo viên chỉ chú ý đến trình tự kiến thức sách giáo khoa, và hướng dẫn soạn bài kiến thức ở sách giáo viên để sao cho truyền tải hết được dung lượng kiến thức mà sách giáo khoa đưa ra. Từ đó, câu hỏi cũng tuỳ thuộc vào ý thức chủ quan bài soạn của giáo viên. Như vậy, các câu hỏi trong sách giáo khoa mà các nhà biên soạn sách giáo khoa nêu ra thì cả người dạy và người học ít chú ý và không xác định được tầm quan trọng của nó.
Cho nên, nếu chúng ta khai thác tốt được việc sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Ngoài ra, cũng sẽ giảm bớt được số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử…
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Là cơ sở đưa tới kết quả cao trong dạy học bộ môn Lịch sử trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 8 Trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu cơ sở của vấn đề; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê xử lý số liệu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong việc dạy học Lịch sử ở trường, mục đích của việc dạy học là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hình dung được kết quả của quá khứ, biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử, tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Thông thường các giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như là so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch… Để thực hiện được những thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của học sinh sẽ đưa lại kết quả tốt. Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp nhau hiểu sâu sắc nội dung lịch sử hơn, việc hỏi và trả lời câu hỏi có ý nghĩa giáo dục và phát triển hơn. Vì vậy, việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ học lịch sử nói riêng và các môn học khác nó phát huy được tính tích cực của học sinh.
Song, các câu hỏi trong sách giáo khoa thì người dạy và người học rất ít chú ý và không xác định được tầm quan trọng của nó. Nên thực tế cho thấy sau khi dạy xong một tiết bài lịch sử, nếu ai đó dùng câu hỏi ngay trong sách giáo khoa bài vừa học xong để kiểm tra học sinh thì hầu hết học sinh không trả lời được, mặc dù kiến thức bài đó được giáo viên cung cấp rất kỹ, rất nhiều. Như vậy, việc sử dụng hệ thống câu hỏi sách giáo khoa trong tiết bài lịch sử là một yêu cầu quan trọng và nghiêm túc trong giờ dạy môn Lịch sử ở trung học cơ sở nói chung và lớp 8 nói riêng.
Ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, bên cạnh đa số học sinh có ý thức trong chuẩn bị bài và học bài thì vẫn còn số học sinh chưa tập trung, chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… còn yếu. Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác, giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa ra hệ thống câu hỏi và sử dụng câu hỏi đó như thế nào cho phù hợp, cho nên chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, tôi xin đưa ra một số biện pháp học tập tích cực mà cụ thể là: “Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8 ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]