SKKN Một số biện pháp sửa lỗi viết câu cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM5105 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 266 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp sửa lỗi viết câu cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp thứ 1: Giúp học sinh nắm vững kiến thức về câu và các thành phần cấu tạo câu.
Biện pháp thứ 2: Rèn một số kĩ năng giúp học sinh sử dụng câu đúng.
Biện pháp thứ 3: Giúp học sinh nhận diện câu và sửa lỗi viết câu. Biện pháp thứ 4. Hướng dẫn phân biệt lỗi câu sai về nghĩa để đặt câu đúng.
Biện pháp thứ 5: Hướng dẫn sửa một số lỗi khác về câu ( lỗi ngoài câu).
Biện pháp thứ 6: Viết câu phải đúng và hay về từ tránh dùng từ sai với hoàn cảnh giao tiếp.
Biện pháp thứ 7: Uốn nắn sửa chữa lỗi viết câu trong tất cả các môn học.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường xã hội chủ nghĩa nói chung và các trường Tiểu học nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng nhất, nó là nền móng đầu tiên cho sự phát triển toàn diện ấy. Do vậy nền móng tri thức và nhóm nhân cách con người được vững chắc hay không chính là nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó. Về mặt tâm lí ở cấp bậc tiểu học này, trẻ bắt đấu tiếp xúc với việc học tập. Hoạt động của chúng được chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tâm hồn trong trắng của các em bắt đầu tiếp xúc với công việc mới mẻ và có thể nói cấp tiểu học sẽ viết những nét đầu tiên trên nền nhân cách trẻ.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một trong những vị trí quan trọng nhất. Với nhiệm vụ là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt chuẩn mực, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sử dụng thành thạo Tiếng Việt trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Để học sinh có được điều đó trước hết phải giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn chỉnh. Đó là công việc giúp học sinh viết được câu văn đúng về ngữ pháp hay đúng về mặt nội dung là một việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết trong việc dạy Tiếng Việt. Đối với Tiếng Việt, câu chính là tế bào đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp, hay nói cách khác quá trình tư duy và giao tiếp của con người chỉ đầy đủ và trọn vẹn đạt hiệu quả cao khi được cung cấp ngữ pháp đầy đủ về câu.
Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt lớp 5 có vị trí đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học. Môn Tiếng Việt lớp 5 lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản để hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói đọc, viết), để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Để học tốt, học sinh cần phải biết cách diễn đạt– nói, viết phải thành câu thì người đọc, người nghe mới hiểu được, Vì thế, ở mỗi môn học, đặc biệt là môn Tiếng Việt, trọng tâm là phân môn Luyện từ và câu đã rèn cho học sinh thực hành viết câu sao cho đúng cấu tạo ngữ pháp, đủ ý, trọn nghĩa, hợp lô gíc.
Để viết được câu, đoạn văn hoặc bài văn cần có cách dùng từ, đặt câu sinh động. Việc nhận ra lỗi câu mình viết sai để đặt câu đúng và hay sẽ giúp cho các em tự tin hơn trong giao tiếp. Đồng thời, nó tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng ngôn ngữ vốn có của mình, giúp các em tham gia lĩnh hội kiến thức, rèn tư duy và giáo dục tính thẩm mĩ; giúp các em học tập tốt trong những cấp học trên.
Việc dạy học sinh sử dụng “ câu” để học tập và giao tiếp trong nhà trường Tiểu học hiện nay, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa, việc hướng dẫn học sinh đặt câu, xác định thành phần câu, chữa câu sai trong quá trình dạy học là một việc làm còn nhiều nan giải. Là giáo viên Tiểu học cũng đã nhiều năm dạy lớp 5, tôi nhận thấy: Số học sinh sử dụng câu đúng trong thực hành nói, viết văn bản là rất ít. Khả năng nhận thức và sử dụng Tiếng Việt của nhiều học sinh còn hạn chế. Phần lớn học sinh đặt câu không đúng về cấu tạo ngữ pháp, sai về trật tự, giáo viên cũng còn xem nhẹ việc dạy câu cũng như cách hướng dẫn học sinh sửa sai khi dùng câu chưa đúng – đặc biệt là ở các môn ít tiết. Vì thế, nếu giáo viên không tổ chức tốt quá trình dạy học thì học sinh không đặt được câu đúng ngữ pháp và sinh động để diễn đạt một vấn đề, viết một đoạn văn hợp nghĩa, đúng lô gíc…Do đó, việc làm sao để hướng dẫn học sinh (đặc biệt là học sinh yếu) rèn kĩ năng sử dụng câu đúng, biết cách nhận biết lỗi câu và cách sửa là điều trăn trở của nhiều giáo viên Tiểu học nói chung và với bản thân tôi nói riêng.
Xuất phát từ mục tiêu trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: :“Một số biện pháp sửa lỗi viết câu cho học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Nhân”.
- Mục đích nghiên cứu:
“Một số biện pháp sửa lỗi viết câu cho học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Nhân” nhằm đạt được những mục đích sau: Giúp học sinh lớp 5A thấy được nguyên nhân dẫn đến câu sai, từ đó giúp các em sửa chữa để có những câu văn hay, giàu hình ảnh, hướng các em biết vận dụng phần ngữ pháp vào việc đặt câu. Giúp học sinh biết trình bày một vấn đề trọn vẹn về ý, khả năng diễn đạt mạch lạc, lưu loát trước tập thể. Bên cạnh đó giúp các em thực hiện được yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn, là công cụ để tạo đà cho học sinh nhận thức tốt các môn học khác cũng như quá trình tư duy và giao tiếp hàng ngày. Đây là cơ sở để giáo dục lòng yêu quý tôn trọng Tiếng việt trong các em, ý thức giữ gìn, mở rộng sự phong phú trong sáng của Tiếng việt ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn giúp tôi việc bồi dưỡng tay nghề, củng cố thêm vốn tri thức, hành trang sư phạm cho bản thân để vững bước trên con đường sự nghiệp.
III. Đối tượng nghiên cứu:
1.Địa điểm: Khối lớp 5 TrườngTiểu học Nga Nhân – huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi :
*Giới hạn đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp sửa lỗi viết câu cho học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Nhân”
* Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Nga Nhân – Huyện Nga Sơn-Thanh Hóa.
*Giới hạn khách thể khảo sát : Học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Nga Nhân – Huyện Nga Sơn-Thanh Hóa. Tìm hiểu về việc viết câu và cách sửa lỗi viết câu cho học sinh lớp 5A trường tiểu học Nga Nhân.
– Về thực trạng viết câu của học sinh lớp 5
– Một số lỗi khi viết câu và đề ra một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5A do tôi trực tiếp giảng dạy tại trường Tiểu học Nga Nhân.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Khi nghiên cứu phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình có liên quan như: SGK Tiếng Việt lớp 5, SGV T.Việt lớp 5, đổi mới PPDH Tiếng Việt, các tài liệu có liên quan về T. Việt.
.Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh mô hình hoá để rút ra những vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Nghiên cứu điều tra thực tiễn qua dự giờ, phiếu điều tra, qua phỏng vấn học sinh và giáo viên để làm nền cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhất.
- Phương pháp điều tra: Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, với phụ huynh học sinh và học sinh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu, các thông tin về tình hình thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu thực trạng về những lỗi câu học sinh thường mắc phải, từ đó phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với chị em đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy học và cách sử dụng phương pháp hiện nay.
- Phương pháp quan sát: Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng trên lớp có thể quan sát trực tiếp tình hình học tập của học sinh trong một tiết học qua đó biết được khả năng tiếp thu bài, nắm bắt kiến thức qua bài làm của học sinh. Bên cạnh đó học hỏi đồng nghiệp và chỉ ra những hạn chế trong giảng dạy của giáo viên.
- Phương pháp thực nghiệm: Để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các bài đã thiết kế qua các bài điều chỉnh cho hợp lí nhằm đạt kết quả cao trong dạy và học cũng như trong sửa lỗi câu cho học sinh.
- Phương pháp tổ chức trò chơi: Thông qua hình thức trò chơi đánh giá được kết quả học tập của học sinh một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn
- Xử lí tài liệu bằng PP thống kê.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận:
Ngôn ngữ dưới dạng viết giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh viết đúng câu và đủ câu là hết sức cần thiết. Nhiệm đó phần lớn phụ thuộc vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt chung phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải dạy như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy nên khi giảng dạy GV cần tích cực đổi mới PPDH cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh để có tác động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. Tri giác của học sinh lớp 5 thường gắn với hoạt động. Về tư duy thì tư duy trực quan bằng hành động. Do vậy GV thường xuyên có biện pháp kích thích HS học tập như: khen ngợi, động viên…tạo hứng thú cho HS ghi nhớ các kĩ năng, từ đó giúp HS tiếp thu tri thức, hiểu bài, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức bài học.
Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng là môn khoa học về ngôn từ. Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của Tiếng Việt, tạo cơ sở cho học sinh trau dồi và phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ. Từ đó, tạo cho các em có điều kiện cảm nhận tốt văn chương và tiếp thu tri thức nhân loại nói chung.
Ở trường tiểu học, phân môn Luyện từ và câu được dạy với tư cách là một phân môn độc lập. Hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh chủ yếu là những từ ngữ thông dụng, tối thiểu và thế giới xung quanh như công việc của học sinh ở nhà, ở trường, tình cảm gia đình, vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người , cộng đồng…mở rộng vốn từ theo chủ điểm, chủ đề. Đồng thời cung cấp cho học sinh những hiểu biết về câu, các kiểu câu, thành phần câu, kĩ năng dùng từ đặt câu…
Nói đến “câu”, trước hết ta biết: Câu là một đoạn lời, diến đạt một ý trọn vẹn, là cấp độ nhỏ nhất của đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ ( sau đoạn và văn bản). Về hình thức, câu ứng với một kiểu cấu tạo nhất định. Trên chữ viết, câu được mở đầu bằng một chữ viết hoa và kết thúc bằng một dấu chấm câu. Câu được học sinh tiếp nhận qua từng giờ học.
Như vậy, dạy Luyện từ và câu cũng như dạy các môn học khác, giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Lấy cơ sở của mỗi hoạt động là những việc làm của học sinh dưới sự hướng dẫn gợi mở của thầy giáo, cô giáo. Nghĩa là trong giờ học, giáo viên cần lưu ý đến các hình thức tổ chức dạy hấp dẫn phù hợp với nội dung bài và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh nhằm phát huy tính độc lập, tự giác của học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách vui vẻ, nhẹ nhàng và hiệu quả. Trong giờ học các em phải được tham gia luyện tập thực hành nhiều và bộc lộ năng lực của bản thân, làm sao tiết Luyện từ và câu thực sự là một tiết “học luyện từ và câu”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]