SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số
- Mã tài liệu: BC2075 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 677 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Vũ Thị Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xanh Dương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Vũ Thị Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xanh Dương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức về phương pháp “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ”
3.2. Gần gũi, thương yêu trẻ, tôn trọng tiếng mẹ đẻ của trẻ và đối xử công bằng với trẻ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc, mọi nơi
3.3. Lồng ghép tăng cường tiếng Việt hợp lý vào chương trình giáo dục trẻ hàng ngày
3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất có sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Giai đoạn này trẻ đạt được những hình thành vĩ đại mà ở các giai đoạn sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết.
Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt, đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số, tiếng Việt được coi là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, trẻ vùng dân tộc thiểu số học tiếng Việt cũng giống như chúng ta học một ngoại ngữ nào đó, có rất nhiều khó khăn và rào cản phải vượt qua để cho trẻ có được vốn tiếng Việt tốt trước khi bước vào lớp 1. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình thành các kỹ năng và từ đó thiếu niềm tin vào hoạt động học tập. Sự non yếu về tiếng Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của trẻ em vùng dân tộc thiểu số trong sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Vì vậy, để chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ là rất cần thiết và điều đó tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện từng vùng miền khác nhau để giáo viên lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp từ đó có những tác động tốt nhất khi dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh dân tộc thiểu số còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn.
Trường mầm non Sông Âm nơi tôi công tác cũng là một trong những địa phương thuộc vùng dân tộc thiểu số, chiếm 95% học sinh là người dân tộc Mường, dân tộc Thái. Đặc biệt nhóm lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi do tôi chủ nhiệm thì 100% trẻ là người dân tộc mường, phần đa các cháu đều chưa qua lớp nhà trẻ, vì vậy đến trường trẻ còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của trẻ rất ít, các cháu chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các cháu lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất, chính vì vậy việc truyền tải kiến thức đến với học sinh giáo viên gặp khó khăn. Vì vậy vốn từ tiếng Việt của trẻ rất hạn chế, tiếp thu kiến thức khi cô giáo truyền đạt chậm hơn.
Chính vì những lý do trên, tôi suy nghĩ và tìm ra “Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số ở trường mầm non Sông Âm” để làm đề tài nghiên cứu cho mình, nhằm nâng cao chất lượng làm quen tiếng Việt cho trẻ ở địa phương. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một hiệu quả hơn.
- Mục đích nghiên cứu.
– Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số. Từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển tiếng Việt cho trẻ
– Giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có lôgic, có trình tự, chính xác.
– Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.
Nâng cao hiệu quả quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giúp trẻ có được thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.
- Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi vùng dân tộc thiểu số.
- Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc, phân tích tổng hợp lý thuyết để xác định cơ sở lý luận của đề tài cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó làm căn cứ đưa ra hệ thống các biện pháp tác động đến trẻ.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó lựa chọn các biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với đặc điểm của trẻ ở lớp để tăng cường tiếng Việt cho trẻ
Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Thống kê, thực nghiệm trên trẻ, đánh giá kết quả đạt được, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, giáo dục là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hết sức đặc biệt ở nước ta. Trong quá trình hội nhập cùng sự phát triển như hiện nay, giáo dục lại càng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nghị quyết TW2 Khóa VIII nêu rõ “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.[ ]
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo cho nghành giáo dục luôn đổi mới để đưa ra những biện pháp, giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả nước nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục miền núi nói riêng. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục miền núi thì trong đó vấn đề“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số”cho các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa là một mắt xích cần tháo gỡ và đã được chú trọng
Sở dĩ việc“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số” được đưa ra là một trong những vấn đề trọng tâm và được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần rất lớn về việc nâng cao chất lượng của giáo dục miền núi. Bởi: Luật giáo dục quy định: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng thống nhất trong nhà trường Việt Nam từ các cơ sở giáo dục mầm non cho đến đại học. Nó có vai trò là công cụ để học tập và giao tiếp”. []
Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển cách tư duy và tạo nên cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Vygotsky đã nhấn mạnh rằng: “Ngôn ngữ nói rất quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ khó, tạo mối quan hệ xã hội và kiểm soát hành vi của những trẻ khác cũng như hành vi của bản thân. Chúng ta thường nghe thấy trẻ tự nói ra thành tiếng lớn khi chúng chơi cùng nhau và tương tác với các trẻ khác”.[ ]
Trong những năm qua, chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số” đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ngọc lặc mở các lớp tập huấn, hội thảo đặc biệt là qua các chuyên đề “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tuy nhiên việc dạy tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số lại không phải là vấn đề đơn giản, mà còn rất nhiều phức tạp bởi vì ngoài thời gian trẻ tiếp xúc, trẻ được học với cô ở trường thì thời gian ở nhà cũng không ít, ở gia đình trẻ mọi người lại giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng của dân tộc mình, thời gian đó trẻ sẽ lại quên phát âm tiếng Việt.
Muốn khắc phục điều này, trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi đến
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]