SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi khám phá khoa học

Giá:
50.000 đ
Môn:
Lớp: 4-5 tuổi
Bộ sách:
Lượt xem: 1289
Lượt tải: 7
Số trang: 23
Tác giả: Ngô Thị Thu Hằng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thanh Khê
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 23
Tác giả: Ngô Thị Thu Hằng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thanh Khê
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi khám phá khoa học” triển khai các biện pháp như sau: 

3.1. Xây môi trường đa dạng, phong phú cho trẻ khám phá khoa học
3.2. Cô lựa chọn, sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp, sinh động, hấp dẫn trẻ
3.3. Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ giúp trẻ mở rộng hiểu biết kích thích ham học ở trẻ
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy khám phá khoa học
3.5. Phối hợp với các bậc phụ huynh giúp trẻ củng cố, khắc sâu kiến thức

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU
  2. Lí do chọn đề tài.

Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động “ Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Việc cho trẻ “khám phá khoa học” là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra.[1]

Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học, giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức.

Trẻ  4-5 tuổi rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh mình, bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Dạy trẻ khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ. Trong đó, khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan, chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác. Những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên, chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.

 Thực tế, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học trường mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi nói riêng đã được chú trọng và quan tâm hơn, tuy nhiên giáo viên còn ôm đồm nhiều nội dung khám phá trong một hình thức, nặng về cung cấp kiến thức hơn là tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động tìm tòi khám phá và chưa thực sự chú trọng tới việc hình thành các kĩ năng nhận thức cho trẻ. Mặt khác, việc tổ chức hoạt động khám phá còn khô khan, chưa thu hút được trẻ tham gia hoạt động.

   Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học ở trường mầm non Sông Âm năm học ……… nhằm thu hút trẻ tham gia vào hoạt động khám phá. Từ đó nâng cao kiến thức của trẻ góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

  1. Mục đích nghiên cứu:

Tìm ra một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển nhận thức, khả năng quan sát, so sánh, phân biệt ở trẻ, góp phần cùng các môn học giúp trẻ phát triển toàn diện về: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động. Từ đó phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. 

  1. Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học ở trường 

mầm non Sông Âm năm học ……….

  1. Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: 

  Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4-5 tuổi qua các tài liệu, sách báo….

– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đã tác động trên trẻ, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp

– Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu:

Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.

 

  1. NỘI DUNG
  2. Cơ sở lý luận:

  Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Lứa tuổi này rất quan trọng vì có tốc độ phát triển nhanh nhất so với tất cả các lứa tuổi khác. J.J.Rutxo (1712-1778) − nhà giáo dục học người Pháp cho rằng: “Tri thức của trẻ mẫu giáo được hình thành bằng cách tiếp xúc với đồ vật và qua hoạt động thực tiễn. Chính trong quá trình tiếp cận với thế giới xung quanh mà tri thức của trẻ được hình thành”. M.Montexxori (1870-1952)- nhà giáo dục Ý cho rằng:  “Việc nhận biết thế giới khách quan (về đặc điểm, tính chất) là rất quan trọng đối với trẻ trước tuổi đi học. Chính những quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển năng lực, trí tuệ của con trẻ”.[2]

Việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng hơn. Trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh. 

Vũ Thị Nho đã nhận xét: “Vào khoảng 4 tuổi trẻ em đã bắt đầu diễn ra một bước ngoặt cơ bản về tư duy, đó là việc chuyển từ tư duy trực quan hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm lý tư duy bằng tay trực quan hành động của thời ấu nhi được chuyển dần sang kiểu tư duy trực quan hình tượng, đặc điểm của kiểu tư duy này là việc thực hiện các hành động không chỉ bên ngoài mang tính chất cụ thể mà đã được xét nghiệm trong tóc dựa trên hình ảnh biểu tượng mà trẻ đã lĩnh hội trước nó”[3]

Thông qua việc dạy trẻ khám phá khoa học là rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy, tưởng tượng. Khám phá khoa học nhằm củng cố hoá kiến thức, góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh. Mở rộng vốn hiểu biết từ về thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ được tích cực sử dụng các giác quan như: nghe, nhìn, sờ, nắm, ngửi, nếm… và được tiến hành thao tác trí tuệ: quan sát, so

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học khơi gợi hứng thú
Ngữ Văn
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)