SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3051 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1710 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Tích cực tự học, tự nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm và kỹ năng thu hút trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
2.3.2 Tạo môi trường học tập hấp dẫn và phù hợp để rèn luyện cho trẻ.
2.3.3. Thay đổi hình thức tổ chức trên hoạt động học có chủ định, lôi cuốn trẻ tham gia một cách chủ động, tích cực.
2.3.4. Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật để phát triển các giác quan, khắc sâu nhận thức về đối tượng tìm hiểu.
2.3.5. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ngoài trời một cách thích hợp nhằm gây hứng thú và truyền đạt kiến thức cho trẻ đạt kết quả cao.
2.3.6. Sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khám phá khoa học.
2.3.7. Tuyên truyền và phối hợp với các bậc phụ huynh để nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Tên đề mục | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1 Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Tích cực tự học, tự nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm và kỹ năng thu hút trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. | |
2.3.2 Tạo môi trường học tập hấp dẫn và phù hợp để rèn luyện cho trẻ. | |
2.3.3. Thay đổi hình thức tổ chức trên hoạt động học có chủ định, lôi cuốn trẻ tham gia một cách chủ động, tích cực. | |
2.3.4. Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật để phát triển các giác quan, khắc sâu nhận thức về đối tượng tìm hiểu. | |
2.3.5. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ngoài trời một cách thích hợp nhằm gây hứng thú và truyền đạt kiến thức cho trẻ đạt kết quả cao. | |
2.3.6. Sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khám phá khoa học | |
2.3.7. Tuyên truyền và phối hợp với các bậc phụ huynh để nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học | |
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường | |
3. Kết luận và kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” [1]
Câu hát ngân vang chứa đựng bao ý nghĩa và tâm tư nguyện vọng của toàn xã hội với trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Xác định được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta ngày càng coi trọng hơn nữa công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non.
Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế những kiến thức mà nhà sư phạm đưa tới cho trẻ dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này.
Vì vậy, chúng ta hiểu rằng muốn có ngày mai trẻ trở thành một nhà khoa học, một bậc hiền tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng: Tôi không phải trải qua những tháng ngày bập bẹ ở cấp học mầm non. Vì giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành nhân cách con người, giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt “đức, trí, lao, thể, mỹ”. Hoạt động khám phá khoa học đã đóng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Ở trường mầm non nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình là những hoạt động nghệ thuật, như là một nguồn sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ, cổ vũ tinh thần của các cháu bằng những lời hát ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì “Khám phá khoa học” lại là một bộ môn khoa học. Nó mở ra cho trẻ một cái nhìn, một nhận thức hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ. Đưa trẻ đến thế giới xung quanh, chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước đi những bước đầu tiến hành trình khám phá khoa học sau này. Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá.
Thông qua môn học trẻ được khám phá một thế giới của riêng mình. Trẻ được cung cấp vốn kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh mình, được phát triển nhận thức, được rèn luyện óc quan sát, tri giác, khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy và tưởng tượng, nhằm củng cố hệ thống hoá kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, qua đó làm giàu vốn từ của trẻ.Trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình, những điều trẻ chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa cụ thể. Trẻ được trải nghiệm thông qua các hoạt động và trực tiếp khám phá chúng: Biết được tên gọi, đặc điểm, mùi vị, công dụng… các đối tượng mà trẻ khám phá. Qua việc cho trẻ khám phá khoa học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: lòng yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như: Ông, bà, bố, mẹ, cô giáo, anh, chị, em, yêu lao động, yêu cái đẹp và hướng thiện.
Trên thực tiễn hiện nay các hoạt động học có chủ định “Khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi” còn rất tẻ nhạt, giáo viên chưa chịu đầu tư vào hoạt động học có chủ định, trẻ chưa có hứng thú học tập. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Nga Văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những biện pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực tìm tòi khám phá trải nghiệm, cùng nhau bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ tư duy của trẻ, trẻ khám phá ra những điều mới lạ ở môi trường trẻ sống, sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát khả năng phân tích so sánh tổng hợp. Hoạt động này góp phần tích cực trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện. Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, có nhiều giải pháp hay và kinh nghiệm gây hứng thú lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Nga Văn – Nga Sơn – Thanh Hóa.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]