SKKN Một số biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp trước tác động của đại dịch Covid-19

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 893
Lượt tải: 15
Số trang: 52
Tác giả: Bùi Thị Thu Huyền
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn 2
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 52
Tác giả: Bùi Thị Thu Huyền
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn 2
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Một số biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp trước tác động của đại dịch Covid-19 triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Đổi mới, đa dạng hình thức lắng nghe học sinh
– Xây dựng một số quy ước mới mẻ trong lớp chủ nhiệm
– Tạo không gian học tập mới mẻ cho học sinh
– Đa dạng hóa hình thức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đại dịch Covid-19 đã kéo dài đến năm thứ 4. Theo dữ liệu mới nhất từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc, trong tổng số trẻ em trên toàn cầu, cứ 7 em thì có ít nhất 1 em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về sức khỏe và nhiều vấn đề khác đang khiến nhiều người trẻ rơi vào khủng hoảng tâm lý. Nghiên cứu về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà (Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Dịch Covid- 19 gây ra sang chấn nghiêm trọng, tác động đến tâm lý con người khiến chúng ta dễ mắc phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn tinh thần… Đối với lứa tuổi học sinh, sau một thời gian dài sống trong các điều kiện hạn chế đi lại, giao tiếp, học tập trực tuyến kéo dài… khiến cho các em trở thành nhóm đối tượng dễ mắc phải những vấn đề tâm lý nhất”. Theo các chuyên gia tâm lý, tỉ lệ tổn thương sức khỏe tinh thần của người trẻ trong đại dịch là phổ biến, đặc biệt đối với một số nhóm là khẩn cấp.
Thực tế trên đặt ra vấn đề làm thế nào để tạo tâm lí tích cực cho học sinh nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng trường học an toàn thân thiện. Việc tạo tâm lí tích cực còn giúp các em hình thành kỹ năng sống, tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử, hoàn thiện nhân cách. Với tâm lý tích cực, các em có thể phát triển những ưu điểm, xây dựng khả năng giao tiếp, thích ứng cộng đồng, hoàn thành mục tiêu thông qua năng suất và sáng tạo. Tâm lí tích cực khiến các em luôn vui vẻ, xây dựng cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Đối với học sinh THPT, cùng với gia đình, lớp học thực sự là môi trường có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí, sự hình thành nhân cách và kĩ năng sống của các em. Bạn bè, thầy cô bộ môn và đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm có vị trí vô cùng quan trọng tạo môi trường giáo dục tích cực, tác động trực tiếp đến tâm lí của các em, nhất là trong tình hình giáo dục chịu ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid -19 như hiện nay.
Là những giáo viên chủ nhiệm trực tiếp làm công tác giảng dạy và giáo dục học sinh bậc THPT, chúng tôi nhận thấy đại dịch Covid-19 đã có nhiều tác động đến tâm lí học sinh từ đó ảnh hưởng đến việc học tập cũng như hình thành nhân cách, kĩ năng sống của các em. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng những tác động của đại dịch Covid -19 nơi địa phương các em sinh sống và học tập cùng những kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm các năm học 2020- 2021 và 2021- 2022, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Một số biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp trước tác động của đại dịch Covid-19” làm đề tài nghiên cứu. Qua đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp một vài giải pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh THPT trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-

19 nhằm giúp các em phát huy được năng lực của bản thân một cách phù hợp trước bối cảnh xã hội mới.
2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp trước tác động của đại dịch Covid-19
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng để khảo sát, tìm hiểu về những vấn đề tác động đến HS trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn
Từ đó đề xuất một số biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh ở mảng công tác chủ nhiệm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu quả nhất.
Đề tài cũng mong muốn trở thành kênh thông tin hữu ích giúp các trường THPT trong cả nước ứng phó với đại dịch Covid-19..
4. Phạm vi nghiên cứu
– Áp dụng đối với học sinh khối THPT tại đơn vị công tác, trong hai năm học: 2020 – 2021 và 2021 – 2022.
– Xây dựng và thiết kế các biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh ở mảng công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Anh Sơn 2.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê toán học, phương pháp so sánh đối chiếu.
6. Những đóng góp của đề tài
Đề tài đã chỉ ra những vấn đề tác động đến HS trong bối cảnh dịch Covid- 19 và những biện pháp nhằm tạo tâm lí tích cực cho các em trong công tác chủ nhiệm lớp
Đề tài góp phần nâng cao hoạt động công tác chủ nhiệm lớp tại các trường
THPT
Đề tài áp dụng phương pháp chủ nhiệm lớp theo định hướng thực tiễn. Từ
đó hình thành tâm lí tích cực, phát triển các năng lực toàn diện và khả năng vận dụng linh hoạt các kĩ năng mềm vào thực tiễn cho học sinh, giúp các em thích ứng tốt nhất với cuộc sống trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp.

PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Người giáo viên chủ nhiệm
1.1 Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm giữ một vị trí rất quan trọng trong công tác quản lí, giáo dục học sinh trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, là người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt. Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học, xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp, cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp, giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục
1.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm
– Phát hiện, bồi dưỡng, cử đội ngũ cán bộ lớp và phân công nhiệm vụ nhằm giúp các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, của trường.
– Định hướng, tư vấn và giúp các em tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp. Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác giáo dục, rèn luyện học sinh.
– Nắm chắc tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá học sinh trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội.
– Chức năng giáo dục của GVCN: Phối hợp các hoạt động giáo dục trên lớp và giáo dục ngoài giờ, thực thi các nhiệm vụ giáo dục toàn diện đối với học sinh
– Chức năng quản lí của GVCN: Nắm vững tình hình của từng học sinh, tổ chức bộ máy quản lý lớp và đảm bảo hoạt động hiệu quả, chỉ đạo hoạt động của lớp theo kế hoạch của trường, đánh giá sự tiến bộ của học sinh
1.3. Những phẩm chất của giáo viên chủ nhiệm.
– Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một con người có tâm và con người biết hành động.
– GVCN phải có nhân cách mẫu mực thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và biết khơi gợi phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
– Có lòng nhân ái, bao dung nhất là đối với học sinh, người già, trẻ em, người thiệt thòi bất hạnh…
– Yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục.

– Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp vững vàng.
– Nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán sự lớp hoạt động có hiệu quả.
– Khiêm tốn, cầu tiến, tích cực tự hoàn thiện không ngừng.
– Mẫu mực, trung thực trong cuộc sống.
Có thể nói, bên cạnh việc chú ý nâng cao năng lực chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm cũng cần học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng mềm, vừa là nhà tâm lý, vừa là nhà sư phạm, yêu thương học sinh bằng tấm lòng của người cha, người mẹ và trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
1.4. Những năng lực sư phạm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của một lớp học, là người thay mặt Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động, xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh để giáo dục học sinh theo mục tiêu đã đề ra, do đó người giáo viên chủ lớp phải phấn đấu để đạt được các yêu cầu sau đây:
– Có năng lực chuyên môn tốt, đang giảng dạy có kết quả một môn học trong lớp, có điều kiện gần gũi theo dõi, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện một cách thường xuyên.
– Nắm vững lí luận sư phạm, sử dụng các phương pháp giáo dục tập thể và giáo dục cá biệt, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường một cách linh hoạt.
– Có tư cách đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, lao động, trong quan hệ với đồng nghiệp và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về mọi phương diện cho học sinh noi theo.
– Có khả năng tổ chức và có năng lực hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao… để có thể lôi cuốn học sinh cùng tham gia.
– Có phương pháp hoạt động xã hội, biết động viên lôi cuốn các lực lượng giáo dục, biết tổ chức hoạt động tập thể để dẫn dắt học sinh học tập, tu dưỡng tốt vì cuộc sống tương lai.
Tóm lại, trong các trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, là người quản lí, tổ chức, chỉ đạo và điều phối các hoạt động của một lớp học. Thực tế đã khẳng định năng lực công tác, kinh nghiệm sư phạm và ý thức trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng học tập và tu dưỡng của học sinh trong một lớp học.
2. Những vấn đề cơ bản của công tác chủ nhiệm trước tác động của đại dịch Covid-19.
Công tác chủ nhiệm trong hoàn cảnh bình thường vốn đã khó khăn, trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 lại khó khăn gấp bội vì hoàn cảnh thực tế.

Thứ nhất: Về phía học sinh và phụ huynh học sinh
– Tâm lí học sinh chịu tác động tiêu cực.
+ Trong thời gian không thể đến trường trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài; các em vừa phải trải qua thời gian biến chuyển tâm sinh lý lại vừa phải làm quen với việc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp, nhiều em điều kiện kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn; những sang chấn tâm lý là điều không thể tránh khỏi.
+ Đối với lứa tuổi học sinh, sau một thời gian dài sống trong các điều kiện hạn chế đi lại, giao tiếp, học tập trực tuyến kéo dài khiến cho các em trở thành nhóm đối tượng dễ mắc phải những vấn đề về tâm lý. Các em có thể có biểu hiện lo âu, sợ hãi, căng thẳng. Một số học sinh có biểu hiện suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. Việc thay đổi những thói quen, hạn chế hoạt động cũng khiến học sinh tăng cảm giác bất an, dẫn đến phản ứng cáu kỉnh, nóng giận với bạn bè. Tất cả lo lắng dồn nén lại có thể là nguyên nhân dẫn đến những hành vi xấu tính và bạo lực với những người khác khi trở lại trường. Học sinh sẽ nhạy cảm hơn với việc không được tôn trọng, có thể phản ứng mang tính bốc đồng, hung tính hơn.
– Nề nếp học tập của một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng, chưa chủ động tự giác học tập. Chất lượng học tập theo hình thức học trực tuyến bị hạn chế, không đảm bảo tính bình đẳng do điều kiện về cơ sở vật chất của địa phương
– Cha mẹ học sinh lo lắng về sự an toàn của các em, lo lắng các em bị lây nhiễm covid -19 nên rất hạn chế trong việc khuyến khích các em tham gia các hoạt động tập thể.
Thứ hai: Những hạn chế của công tác dạy học và giáo dục học sinh do tác động của dịch Covid- 19
– Việc phải thay đổi hình thức học lúc trực tiếp, lúc trực tuyến khiến cho nề nếp học tập của học sinh bị xáo trộn, công tác giáo dục học sinh bị gián đoạn, dẫn đến hiệu quả chưa cao.
– Giáo viên và học sinh không trực tiếp gặp nhau thường xuyên do phải thực hiện quy định giãn cách xã hội hoặc cách li tuỳ theo từng thời điểm, Vì thế, việc nắm bắt tâm sinh lí, trao đổi sẻ chia cũng gặp nhiều trở ngại.
– Các hoạt động sinh hoạt tập thể bị hạn chế, có nhiều thời điểm hầu như không thể thực hiện. Chính điều này tác động rõ rệt đến hiệu quả giáo dục nề nếp, đạo đức cho học sinh.
– Công tác phối hợp với các tổ chức giáo dục như đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn do quy định giãn cách và tâm lí dè chừng trong đại dịch.
– Việc mở cửa trường học trong bối cảnh hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, đặc biệt là yêu cầu bảo đảm an toàn sức khỏe cho thầy cô giáo, các em học sinh và bảo đảm chất lượng giáo dục.

Những thực tế trên đã tác động, làm ảnh hưởng sâu sắc đến công tác chủ nhiệm. Trong đó, chúng tôi nhận thấy những ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch đến tâm lí các em. Đây chính là vấn đề đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải đặc biệt quan tâm để có những giải pháp tác động tích cực, góp phần tạo biến chuyển trong công tác giáo dục học sinh.
3. Tâm lí lứa tuổi HS THPT
3.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT
Tuổi học sinh THPT là lứa tuổi tiếp sau tuổi học sinh THCS, học sinh THPT thuộc lứa tuổi thanh niên. Lứa tuổi này có nhiều thay đổi về thể chất, nhận thức, tình cảm… nhưng chưa ổn định, dễ có những xáo trộn nếu chịu tác động tiêu cực từ hoàn cảnh khách quan và cả chủ quan.
– Về thể chất: sự thay đổi về kích thước và những đặc điểm tính cách.
– Về nhận thức: sự thay đổi trong khả năng suy nghĩ
– Về xúc cảm, tình cảm: sự thay đổi trong những trải nghiệm và thể hiện những cảm xúc
– Về xã hội: thay đổi trong các mỗi quan hệ với mọi người. Nhận ra người lớn không hoàn hảo, khao khát phát triển sự độc lập. Những ảnh hưởng của bạn cùng trang lứa trở nên quan trọng, tin tưởng nhiều hơn vào sự cổ vũ của bạn bè. Có khoảng cách với cha mẹ.
Như vậy tuổi THPT được miêu tả như một giai đoạn khó khăn, tiêu cực, trải qua nhiều giông bão và sự căng thẳng để trưởng thành. Vì thế, đây là giai đoạn cần được sự hỗ trợ, giúp đỡ một cách đặc biệt từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè và cả cộng đồng để các em có thể phát huy được mặt mạnh của sự phát triển về thể chất, tâm lý đồng thời hạn chế được những điểm yếu của sự phát triển trong giai đoạn này. Những khó khăn đó đẩy đến mức cao dễ dẫn đến sự khủng hoảng tâm lí, làm thay đổi chiều hướng phát triển tâm lí học sinh, tạo ra các ngã rẽ trong tiến trình phát triển tâm lí, nhân cách học sinh. Đặc biệt có thể có nguy cơ dẫn đến sự lệch lạc, chấn thương và các bệnh tâm lí như stress, trầm cảm nhất là trong giai đoạn có sự tác động của đại dịch Covid-19.
3.2. Tâm lí học sinh THPT trước tác động của đại dịch Covid-19.
Thế hệ trẻ vốn rất năng động, nhạy bén, nắm bắt được nhiều thông tin thông qua các kênh truyền thông. Các em HS đã biết cách mở rộng tầm nhận thức của mình để vượt qua giới hạn của lớp học, trường học để tạo cho mình tâm lí tích cực. Thế nhưng, số HS như vậy rất ít, mỗi lớp như vậy chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 8% đến 10% số học sinh có khả năng làm chủ được bản thân trước mọi hoàn cảnh. Theo Đặc diểm tâm sinh lí lứa tuổi THPT thì xấu hổ, rụt rè, nhút nhát, khó vượt qua nghịch cảnh là một căn bệnh khá tiêu biểu của HS ở lứa tuổi này. Với đặc điểm tâm lí này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách tốt ở các em. Trong “Thanh niên và Covid -19: Tác động đến việc làm,

giáo dục, quyền và sức khỏe tinh thần” của ILO cho biết, 65% thanh niên thừa nhận đã học kém hơn kể từ khi bắt đầu đại dịch do chuyển đổi từ học tại lớp sang học trực tuyến và học từ xa trong thời gian phong tỏa. Mặc dù đã nỗ lực tiếp tục học tập và rèn luyện, nhưng một nửa trong số họ cho rằng, việc học của họ sẽ bị trì hoãn và 9% cho rằng, họ có thể không đáp ứng nổi những yêu cầu cơ bản nhất về mặt kiến thức hoặc kĩ năng.
Với HS THPT, dịch Covid -19 thực sự có tác động rất lớn đến các em và có những ảnh hưởng nhất định đến tâm sinh lí. Dịch Covid-19 gây ra sang chấn nghiêm trọng, tác động đến tâm lý khiến HS dễ mắc phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn tinh thần. Đối với lứa tuổi học sinh, sau một thời gian dài sống trong các điều kiện hạn chế đi lại, giao tiếp, học tập trực tuyến kéo dài khiến cho các em trở thành nhóm đối tượng dễ mắc phải những vấn đề về tâm lý.
Các em có thể có biểu hiện lo âu, sợ hãi, căng thẳng vì lo lắng quá mức. Một số học sinh có biểu hiện suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. Nhiều em buồn bã, mất hứng thú với bạn bè hoặc các hoạt động yêu thích, giảm hoạt động thể chất. Việc thay đổi những thói quen, hạn chế hoạt động cũng khiến học sinh rối loạn hành vi dễ cáu kỉnh, hung hăng, mất kiểm soát, quá hiếu động hoặc thu mình với xã hội; rối loạn giấc ngủ: ngủ ít, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, có thể gặp ác mộng dai dẳng. Một số học sinh sau thời gian nghỉ học, trở lại trường thì gia tăng hành vi chống đối, gây rối: không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, trốn học, bỏ học. Học sinh sẽ nhạy cảm hơn với việc không được tôn trọng, có thể phản ứng mang tính bốc đồng, hung tính hơn. Một số học sinh còn ăn mất ngon hoặc ăn quá nhiều, thay đổi đột ngột về cân nặng; thường xuyên gặp những vấn đề về sức khoẻ, khó tập trung, kết quả học tập giảm sút.
Như vậy có thể nhận thấy, HS THPT là đối tượng nhạy cảm, chịu những sang chấn tâm lí từ tác động của đại dịch Covid- 19.
4. Tâm lí tích cực
4.1. Khái niệm
Tâm lý tích cực là nghiên cứu khoa học về những gì làm cho cuộc sống đáng sống nhất, hay nghiên cứu khoa học về hoạt động tích cực của con người và phát triển mạnh trên nhiều cấp độ bao gồm các khía cạnh sinh học, cá nhân, quan hệ, thể chế, văn hóa và khía cạnh toàn cầu của cuộc sống. Tâm lý học tích cực liên quan đến giá trị chân thật, cuộc sống tốt đẹp, sự phản ánh về những gì có giá trị lớn nhất trong cuộc sống – các yếu tố đóng góp nhiều nhất cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và trọn vẹn.
Tâm lý học tích cực bắt đầu như một lĩnh vực tâm lý mới vào năm 1998 khi Martin Seligman chọn nó làm chủ đề cho nhiệm kỳ của ông với tư cách là chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Mihaly Csikszentmihalyi, Christopher Peterson và Barbara Fredrickson được coi là đồng khởi xướng cho sự phát triển này. Nhà tâm lý học, tác giả và nhà giáo dục, Martin Seligman là một trong những nhà tiên

phong cho ngành học này tin rằng tâm lý học nên hướng tới những gì làm cho mọi người hạnh phúc để chữa lành những vết thương về mặt tinh thần mà họ phải chịu đựng trong cuộc sống.
4.2. Vai trò của tâm lí tích cực
– Với tâm lý tích cực, con người có thể phát triển những ưu điểm và tìm cách xây dựng cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
– Nhờ tâm lý học tích cực, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, dù chỉ trong từng khoảnh khắc.
– Mạnh dạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống và tận dụng tối đa những trở ngại.
– Xây dựng khả năng giao tiếp, thích ứng cộng đồng
– Tìm ý nghĩa, hoàn thành mục tiêu thông qua năng suất và sáng tạo
– Khiến bản thân và người xung quanh luôn vui vẻ, tận hưởng niềm hạnh phúc sống.
4.3. Một số biện pháp tạo tâm lí tích cực
– Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn: Khi biết yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, bạn sẽ có những trải nghiệm hạnh phúc và mới mẻ hơn; rộng lượng hơn với người khác và chính mình, sẽ cảm nhận mọi thứ nhẹ nhàng, tích cực.
– Tạo niềm vui bằng nụ cười: chỉ đơn giản với nụ cười, bạn có thể thay đổi tâm trạng và cảm xúc từ tiêu cực sang tích cực. Ngoài việc khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn, mỉm cười cũng có tác dụng trong việc giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện các mối quan hệ xung quanh. Vì nụ cười dễ lây lan, người có xu hướng thường xuyên mỉm cười là người luôn mang nhiều năng lượng tích cực và giúp mọi người xung quanh cảm thấy vui vẻ hơn.
– Sống có mục tiêu và hình dung về sự thành công trong tương lai: Hãy tưởng tượng rằng bạn đang thành công và hãy hành động như một người chiến thắng. Điều này giúp cải thiện sự tự tin của bạn và củng cố sự lạc quan cũng như suy nghĩ tích cực.
– Tạo ra những thay đổi: sự thay đổi có tác động mạnh mẽ đến hứng thú và tâm lí tích cực của con người.
4.4. Ý nghĩa của việc tạo tâm lí tích cực cho HS trước tác động của đại dịch Covid-19
Đối với học sinh phổ thông, khi trình độ, kiến thức cuộc sống còn nhiều hạn chế, khi tâm lí của các em bị sang chấn nghiêm trọng bởi tác động của đại dịch Covid-19, việc tạo tâm lí tích cực để các em vượt qua khó khăn là điều hết sức cần thiết.
Khi có thái độ sống tích cực, HS sẽ huy động được những cố gắng, quyết tâm để chinh phục những khó khăn trước mắt, biết cách biến thách thức thành cơ hội để gặt hái được những thành công.

Thái độ sống tích cực còn mang đến niềm lạc quan, yêu đời giúp con người vững vàng vượt qua những khó khăn, thử thách và có thêm nhiều trải nghiệm với cuộc sống.
Tạo tâm lí tích cực cho HS sẽ làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tổn thương trong tương lai, thúc đẩy nhanh hơn khả năng phục hồi trở lại của các em sau đại dịch.
Đối với mỗi lớp học, giáo viên chủ nhiệm lớp là người được gắn bó, gần gũi nhiều nhất với lớp mà mình phụ trách. Chính vì gần gũi nhiều với lớp, nên giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt được đặc điểm về tính cách, hoàn cảnh, ưu điểm… của từng học sinh từ đó có những biện pháp tạo tâm lí tích cực giúp các em vượt qua nghịch cảnh nhất là trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
II. Thực trạng về vấn đề tạo tâm lí tích cực cho HS THPT trước tác động của đại dịch Covid-19 thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Anh Sơn 2
1. Thực trạng chung về vấn đề tạo tâm lí tích cực cho HS trong công tác chủ nhiệm ở các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn hiện nay
1.1. Ưu điểm
GVCN có trình độ đào tạo đạt chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với học sinh. GV được đào tạo qua các học phần về tâm lí và tâm lí học tích cực nên có hiểu biết cơ bản về vấn đề này. Đội ngũ GVCN nhìn chung đã nhận thức đúng đắn vai trò của người thầy đối với quá trình giáo dục, hình thành tâm lí tích cực cho HS. Họ có khả năng nắm bắt tâm lí, tình cảm, những biến động trong tâm lí học sinh để tìm được giải pháp tác động hiệu quả
Ban Giám hiệu các trường THPT đã quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua các việc: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch chủ nhiệm, duyệt và góp ý cho giáo viên về kế hoạch chủ nhiệm đều đặn, giao chất lượng giáo dục học sinh cho giáo viên. Đồng thời nhà trường cũng luôn chú ý kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường để tổ chức cho các em tham gia các phong trào do các cấp, các ngành tổ chức cũng như các hoạt động tập thể như quyên góp ủng hộ, làm kế hoạch nhỏ,… giúp HS dần hình thành tâm lí tích cực.
1.2. Hạn chế
Việc nắm bắt tâm lí HS trước tác động của đại dịch Covid- 19 còn hạn chế. Vì thế những biện pháp tác động chưa đổi mới, linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh mới, đối tượng mới… Công tác tư vấn tâm lí cho HS THPT chưa được chú trọng và tiến hành thường xuyên.
Đứng trước thực trạng đó, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có những giải pháp để đổi mới công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần tạo tâm lí tích cực cho HS trước tác động của đại dịch Covid- 19
Trước những thực trạng chung của công tác chủ nhiệm và thấy được tính cấp bách của nó, trong năm học 2020 – 2021, 2021-2022 chúng tôi đã điều tra 52 giáo viên của ba trường đó là THPT Anh Sơn 2, THPT Anh Sơn 1, THPT Anh Sơn 3 và 109 học sinh ở ba trường trên địa bàn huyện Anh Sơn (thuộc các lớp 10C4 ở trường THPT Anh Sơn 3, 10 D1 ở trường THPT Anh Sơn 1 và lớp 10D ở trường

THPT Anh Sơn 2) để biết được nhận thức của giáo viên và học sinh THPT về vai trò của công tác chủ nhiệm lớp đối với việc tạo tâm lí tích cực cho học sinh THPT trước tác động của đại dịch Covid-19. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên và học sinh với nội dung câu hỏi như sau:
Bảng 1. Câu hỏi dành cho giáo viên

Câu hỏi Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Câu 1: Theo thầy (cô) việc tư vấn, hỗ trợ về tâm lí cho HS trước tác động của đại dịch Covid-19 có quan trọng không? Không quan trọng 9 17%
Bình thường 38 74%
Quan trọng 5 9%
Câu 2: Thầy (cô) đã tìm được giải pháp gì để tạo tâm lí tích cực cho HS trước tác động của đại dịch Covid-19 ?
Chưa có giải pháp
32
62%
Đã tìm ra giải pháp nhưng chưa có hiệu quả
18
34%
Đã tìm ra giải pháp và thực hiện có hiệu quả
2
4%
Bảng 2. Câu hỏi dành cho học sinh

Em hãy cho biết vai trò của GVCN lớp trong việc tạo tâm lí tích cực đối với HS trước tác động của đại dịch Covid-19?
Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %
Rất quan trọng 58 53 %
Quan trọng 35 32%
Bình thường 12 11%
Không quan trọng 3 3%
Không có ý nghĩa 1 1%
Tổng 109 100%

2 .Thực trạng về vấn đề tạo tâm lí tích cực cho HS trong công tác chủ nhiệm trước tác động của đại dịch Covid-19 tại trường THPT Anh Sơn 2 hiện nay
2.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp, coi đây là khâu quan trọng trong giáo dục đạo đức, nhân cách và hình thành tâm lí tích cực cho HS. Đội ngũ GVCN lớp nhiệt tình, tâm huyết, đã chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh. Đặc biệt các thầy/ cô chủ nhiệm luôn có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tham vấn, hỗ trợ về mặt tâm lí cho HS trước những khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.
2.2. Hạn chế
Tâm lí tích cực cho HS bao gồm: Mạnh dạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống và tận dụng tối đa những trở ngại; xây dựng khả năng giao tiếp, thích ứng cộng đồng; tìm ý nghĩa, hoàn thành mục tiêu thông qua năng suất và sáng tạo; khiến bản thân và người xung quanh luôn vui vẻ, tận hưởng niềm hạnh phúc hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể, cách xử lý các tình huống trong cuộc sống,…
Tuy nhiên, trong công tác chủ nhiệm lớp, GVCN chưa thực sự chú trọng việc tạo tâm lí tích cực cho HS trước tác động của đại dịch Covid- 19 một cách hệ thống, đồng bộ, cụ thể và thiết thực. Kế hoạch chủ nhiệm còn chung chung. Phương pháp chủ nhiệm chưa thực sự đổi mới, cách thức tiến hành công tác chủ nhiệm chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả. Đôi lúc công tác chủ nhiệm còn nặng nề tính hình thức và áp lực thành tích, chưa chú ý đến sự khuyến khích, động viên, uốn nắn với những tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Giờ sinh hoạt chỉ một mục đích là để chỉ trích, phê bình, nhắc nhở HS vi phạm. Giáo viên nhận thức chưa toàn diện, đầy đủ về công tác chủ nhiệm. Khi được phân công chủ nhiệm lớp thì công việc tìm hiểu nhân cách, tâm lý, hoàn cảnh của học sinh ở một số GV còn xem nhẹ, qua loa chiếu lệ. Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thiếu đồng bộ, không chặt chẽ. Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục toàn diện học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tiết chủ nhiệm lớp, sinh hoạt tập thể chưa được chú trọng đúng mức. Một số em còn lười học, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao. Một số phụ huynh còn mang tư tưởng “khoán trắng” cho nhà trường. Họ coi việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy các cô. Đa số phụ huynh không có thời gian quản lý, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở việc học hành của con em mình. Hơn nữa, việc chú trọng để tạo biện pháp tâm lí tích cực cho học sinh trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 thông qua công tác chủ nhiệm hết sức hạn chế hoặc nếu chú ý thì GVCN còn đang thực hiện một cách cảm tính, mơ hồ, chưa có tính chiến lược, hệ thống và bền vững. Qua khảo sát 184 học sinh, trong đó 63 HS khối 10, 61 HS khối 11, 60 HS khối 12 được lựa chọn ngẫu nhiên

của trường THPT Anh Sơn 2 trong năm học 2020-2021 chúng tôi thu được kết quả như sau:
Câu hỏi: Em cảm thấy như thế nào trong bối cảnh dịch Covid -19 như hiện nay?
Số câu trả lời
Lo lắng, hoang mang Bình thường Không lo lắng, hoang mang
Khối 10 49 12 2
Khối 11 50 10 1
Khối 12 48 12 0

Câu hỏi: Em có thường xuyên nhận được được sự tư vấn tâm lí trước tác động của đại dịch Covid-19 không ?

Khối Số câu trả lời

Không
Ít Nhiề u
Khối 10 32 28 3
Khối 11 33 26 2
Khối 12 29 27 4
Từ kết quả của việc điều tra ở trên, tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa coi trọng việc tạo tâm lí tích cực cho học sinh trước những diễn biến tiêu cực của đại dịch Covid-19. Đó chính là một điều thiệt thòi cho các em khi GVCN đơn thuần chỉ chú trọng vào các kế hoạch dạy học và hoạt động theo lịch mà nhà trường giao phó. Rõ ràng, ngoài những “công việc cứng” thì GVCN phải có những “công việc mềm” mà chỉ có sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ với tinh thần trách nhiệm mới có thể xây dựng nên một tập thể có nhiều học sinh phát huy tối đa những năng lực phẩm chất của chính mình.
Công tác chủ nhiệm là công việc vừa dễ vừa khó, vừa đơn giản vừa phức tạp, là công việc chiếm nhiều thời gian sức lực của mỗi giáo viên. Tuy nhiên đa số GVCN chỉ thực hiện mức độ những công việc được quy định trong công tác chủ nhiệm lớp như làm theo kế hoạch chung, theo đợt phát động và tổng kết thi đua, tham dự những tiết chào cờ, tổ chức những giờ sinh hoạt lớp. Nếu chỉ như vây thì GVCN chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc góp phần giáo dục

toàn diện cho học sinh cho học sinh nhất là trong thời điểm dịch bệnh, các em dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực.
Riêng ở 2 lớp 10D và 10A2 trong năm học 2019- 2020- lớp chúng tôi chủ nhiệm – Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát với hai câu hỏi trên, với số lượng 81 HS thì thu được kết quả như sau:
Câu hỏi Số câu trả lời
Câu hỏi 1 Lo lắng, hoang mang Bình thường Không lo lắng, hoang mang
52 27 2
Câu hỏi 2 Không Ít Nhiều
51 28 2
Từ những khảo sát trên chúng tôi nhận thấy: Công tác chủ nhiệm lớp vẫn chưa được đầu tư thời gian, công sức và chưa chú trọng nhiều vào việc tư vấn, hỗ trợ về mặt tâm lí cho HS trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. GVCN mới chỉ lên lớp để đảm bảo đúng số tiết, đúng thời lượng của kế hoạch nhà trường mà chưa tạo được niềm tin cho HS và chưa tận dụng hết thời gian, tiềm năng vốn có của cả GVCN lẫn HS để tạo được hiệu quả giáo dục cao nhất.
Chúng tôi là những giáo viên chủ nhiệm các lớp 11D, 12D và 11A2, 12A2 từ năm học 2020-2021 đến 2021-2022. Trong khoảng thời gian này, dịch bệnh trên địa bàn diễn ra rất phức tạp. Việc học bị gián đoạn do những đợt bùng phát dịch, vì thế việc đến trường của các em bị ảnh hưởng. Đa số các em thuộc gia đình nông thôn, hoàn cảnh khó khăn, địa hình phức tạp một số vùng dân cư thưa thớt nên việc trao đổi gặp gỡ thường xuyên của các em là rất khó. Nhiều em không có đủ trang thiết bị để học tập, nhiều em phải cách li tập trung trong thời gian dài do trở về từ vùng dịch vì thế GVCN thực sự gặp khó khăn trong công tác quản lí, gặp gỡ các em. Nhiều em trong số đó khó lấy lại cân bằng vì thời gian học tập trực tuyến quá lâu. Trước diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, đa số học sinh của các lớp chúng tôi chủ nhiệm đều mong muốn được tham vấn về mặt tâm lí. Mặc dù các em là HS THPT nhưng việc có một sự tư vấn, tạo tâm lí tích cực cho các em vượt qua đại dịch là một điều hết sức cần thiết.
III. Một số biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh THPT trong công tác chủ nhiệm lớp trước tác động của đại dịch Covid – 19
1. Biện pháp thứ nhất: Đổi mới, đa dạng hình thức lắng nghe học sinh
Được lắng nghe, được chia sẻ là nhu cầu tự nhiên của con người, nhất là khi gặp phải những hoàn cảnh bất lợi, khi phải đối diện với nỗi đau, mất mát, những xáo trộn trong cuộc sống, trong tâm lí.

Được lắng nghe một cách chân thành, thấu hiểu sẽ tạo tâm lí tích cực cho học sinh trước những tác động của đại dịch covid -19. Bởi khi được lắng nghe, học sinh sẽ được chia sẻ những khó khăn, những vui buồn trong cuộc sống; học sinh tìm được điểm tựa tinh thần ấm áp, vững chắc. Từ đó, có thể giúp các em có thêm sức mạnh, ý chí để vượt qua khó khăn; tạo động lực, niềm tin cho các em trong cuộc sống.
Như vậy, lắng nghe hiệu quả là một kỹ năng nền tảng cho tất cả các mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh. Trong giáo dục, nếu người giáo viên chủ nhiệm không có kĩ năng lắng nghe thì không thể sẻ chia, thấu cảm, mà không hiểu con người, không hiểu mong muốn nguyện vọng của học sinh thì không thể có giải pháp giáo dục tốt, càng không thể tạo được tâm lí tích cực cho học sinh, nhất là trong những hoàn cảnh không thuận lợi.

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

skkn Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thpt thông qua giờ sinh hoạt lớp
10;11;12
Chủ nhiệm
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)