SKKN Một số biện pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho trẻ độ tuổi 25 – 36 tháng
- Mã tài liệu: BC1010 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 972 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đỗ Thị Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ngôi Sao Nhỏ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đỗ Thị Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ngôi Sao Nhỏ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho trẻ độ tuổi 25 – 36 tháng“ triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Giáo viên kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc lập kế hoạch giáo dục sức khỏe cho trẻ.
Giải pháp 2: Tập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Giải pháp 3: Tạo cho trẻ có kĩ năng, thói quen tốt trong giữ gìn sức khỏe và tích hợp giáo dục sức khỏe vào các hoạt động.
Giải pháp 4: Cô luôn quan tâm chú ý đến trẻ và tích cực cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục sức khỏe.
Giải pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
I. MỞ ĐẦU | |
1. Lý do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1.Cơ sở lý luận | |
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
Thuận lợi: | |
Khó khăn: | |
Kết quả của thực trạng | |
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề | |
Giải pháp 1: Giáo viên kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc lập kế hoạch giáo dục sức khỏe cho trẻ. | |
Giải pháp 2: Tập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày. | |
Giải pháp 3: Tạo cho trẻ có kĩ năng, thói quen tốt trong giữ gìn sức khỏe và tích hợp giáo dục sức khỏe vào các hoạt động. | |
Giải pháp 4: Cô luôn quan tâm chú ý đến trẻ và tích cực cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục sức khỏe. | |
Giải pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. | |
4. Hiệu quả | |
III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ xét về mọi góc độ, bởi trẻ em là một cơ thể đang lớn, đang trưởng thành. Quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố thể chất, trí tuệ, cảm xúc tình cảm, các yếu tố này phối hợp và tương tác qua lại lẫn nhau, nhưng khác nhau tuỳ từng giai đoạn.
Có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ em. Trên cơ sở những nét cơ bản về tâm- sinh lý. Trẻ lứa tuổi 25-36 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng chậm lại, chức năng các cơ quan hoàn thiện.
Bệnh tật: Nổi bật vẫn là các bệnh nhiễm trùng.
Tâm lý tình cảm: Đây là giai đoạn phát triển đột phá, rất quan trọng và là nền tảng cho sự hình thành cá tính và nhân cách sau này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh một cách mãnh liệt.
Những nét đặc trưng của phát triển tâm lý: Trẻ biết đi, nói nhờ đó trẻ chủ động giao tiếp, thích tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động.
Bước đầu tách mẹ tự lập: Cai sữa, xa mẹ đi nhà trẻ, mâu thuẫn với người lớn vì phải ghép vào kỷ luật. Sự cấm kỵ nghiêm ngặt hoặc thiếu chăm sóc làm mất tính độc lập, giảm năng lực tìm hiểu thế giới để thích nghi. Các rối loạn thường gặp là khó ăn ngủ, hiếu động, hay quấy khóc, bẳn tính.
Trẻ em là nguồn hạnh phúc, là tương lai của gia đình và của xã hội. Đối với trẻ lứa tuổi 25-36 tháng thì gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là việc giáo dục sức khỏe cho trẻ. Cha mẹ trẻ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi, thân thiết, thường xuyên ở bên cạnh trẻ. Việc chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho trẻ không chỉ là trách nhiệm mà là “Bản năng” của họ.
Đi nhà trẻ, đó là một trong những “Quyền của trẻ em” phải được hưởng. Những gì trẻ học được trong những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho trẻ khi trưởng thành. Điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa lớn lao của tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Đồng thời trách nhiệm giáo dục sức khỏe cho trẻ không chỉ có ở nhà trường mà phải có cả sự tham gia của gia đình trẻ.
Như chúng ta đã biết: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống
giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho
sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Giáo dục mầm non cũng là bậc học mang tính xã hội hóa cao để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy rất cần thiết có sự tham gia phối kết hợp giữa nhà trường- gia đình và xã hội. Đặc biệt sự phối hợp này tạo nên liên kết giữa trường/lớp mầm non với cha mẹ trẻ nhằm chia sẽ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Mặt khác giáo dục mầm non là cấp học không mang tính bắt buộc đối với người học. Vì vậy tỷ lệ huy động trẻ đến trường phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các bậc phụ huynh. Các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non hầu hết do cha mẹ trẻ đóng góp.
Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ có ý nghĩa quan trong đối với chất lượng giáo dục trẻ. Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và giáo dục sức khỏe cho trẻ nói riêng phụ thuộc một phần rất lớn vào việc chia sẽ trách nhiệm giữa giáo viên với cha mẹ trẻ. Có thể nói sự phối hợp giữa cô giáo và cha mẹ trẻ là mối quan hệ hai chiều mật thiết, cùng chung một mục đích. Cũng có thể coi nó là con đường cơ bản chính yếu, có sự thống nhất chung về mục đích, lợi ích và phương pháp giáo dục để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Mặt khác thông qua việc phối hợp với cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ trẻ hiểu rõ hơn công việc của cô giáo, qua đó sẽ có những hỗ trợ tốt cho hoạt động của nhóm. Vì vậy ngoài việc thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho trẻ, giáo viên cũng cần tạo điều kiện để cha mẹ trẻ có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau với nhiều hình thức phong phú đa dạng.
Thực tiễn cho thấy, sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho trẻ bước đầu đã có những kết quả nhất định, ngày càng huy động được sự tích cực phối hợp tham gia của cha mẹ trẻ. Tuy nhiên vẫn còn một số đông cha mẹ trẻ chưa nhận thức hết tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe cho trẻ, nên việc phối hợp giữa cô giáo và cha mẹ trẻ chưa được tốt và chưa thường xuyên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục sức khỏe cho trẻ.
Từ những vẫn đề trên, tôi luôn suy nghĩ, vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho trẻ độ tuổi 25-36 tháng ở trường mầm non Thiệu Phú”.
- Mục đích nghiên cứu.
Thực trạng và các giải pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức
khỏe cho trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ trong độ tuổi 25-36 tháng ở trong trường mầm non Thiệu Phú đơn vị tôi công tác.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp dùng lời.
Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Cơ sở lý luận:
Trẻ lứa tuổi 25-36 tháng, trẻ rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được và hình thành dấu ấn lâu dài. Vì vậy tiến hành giáo dục sức khỏe cho trẻ sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về sức khỏe, biết lựa chọn ăn uống đúng cách và
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]