SKKN Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường thpt
- Mã tài liệu: MT0082 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 459 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Thu thập và xử lý thông tin HS để tìm các nhân tố tích cực cho mạng lưới tự quản của lớp
2.2. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Ban cán sự lớp
2.3. Tổ chức tự quản tốt trong các hoạt động giáo dục
2.4. Tổ chức tự quản tốt trong học tập
2.5. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
2.6. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và Đoàn thanh niên
2.7. Kết hợp chặt chẽ với ban phụ huynh lớp
Mô tả sản phẩm
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và có xu hướng mang tính toàn cầu để các quốc gia nâng cao nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội nước ta đã đề ra mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trách nhiệm, có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện? Chúng tôi nghĩ rằng, khâu quan trọng nhất là vấn đề giáo dục ý thức tự quản cho học sinh ngay từ khi vào lớp 10 ở trường THPT. Bởi các lý do sau:
Một là, học sinh THPT là lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lí khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế, tư duy trừu tượng ở mức cao nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo.
Hai là, trong trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, học sinh THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống, bản thân các em không thể là những con người thụ động, ngoan ngoãn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc mà thực sự phải biết làm chủ bản thân, ý thức được việc mình làm, làm việc chủ động, sáng tạo để có hiệu quả phù hợp nhất với lợi ích của cộng đồng. Để làm được điều đó chúng ta phải tạo ra cơ hội để các em tập duyệt, rèn luyện tính tự giác, tự quản, năng động, tự sáng tạo ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, tránh trường hợp nảy sinh tâm lý ỷ lại, thụ động.
Ba là, thực chất của việc giáo dục ý thức tự quản của học sinh là quá trình từng bước chuyển hóa tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự giác đầy trách nhiệm và hứng thú của học sinh, biến lớp học của những cá nhân thành tập thể học sinh biết tự quản.
Do đó, đổi mới giáo dục phải thực sự lấy học trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn mà cả trong công tác chủ nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình.
Với mong muốn giúp học sinh phát huy cao nhất năng lực tự quản, nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện mà ngành giáo dục đề ra, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT”.
2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng lớp học tự quản và đề xuất một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT.
2.2. Ý nghĩa
Đề tài tập trung tìm hiểu, đánh giá thực trạng xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số biện pháp hữu ích trong việc xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT.
2.3. Tính mới
Đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT” là nội dung được nghiên cứu lần đầu tiên tại đơn vị công tác. Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn, góp phần giúp học sinh đi vào nề nếp hơn, có ý thức tự giác, tự quản cao hơn và phát triển theo hướng tích cực hơn để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về phẩm chất và năng lực.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và xây dựng lớp học tự quản.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực trạng ở các trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến giáo viên, …
3.3. Phương pháp thực nghiệm và thống kê
Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương pháp đã đề xuất, tổng kết kinh nghiệm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được áp dụng tại các lớp chủ nhiệm 10A3 và 11D1 thuộc đơn vị công tác trong năm học 2022-2023.
Phần II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lý thuyết về tự quản và lớp học tự quản
Theo từ điển tiếng Việt (1998), “Tự”: từ biểu thị hoạt động do chủ thể tiến hành không nhờ đến người khác hoặc có ý nghĩa phản thân: tự giác, tự lực.
Tự quản là khái niệm phổ biến, có nguồn gốc lâu đời trong lịch sử chính trị – pháp lý nhân loại. “Tự quản” theo nghĩa chung nhất là “tự mình trông coi, quản lý công việc, không cần có ai điều khiển”. Tự quản còn được hiểu là tính độc lập tương đối, khả năng tự quyết định của một tổ chức, cá nhân so với một tập thể hay quyền lực trung ương; sự tự chịu trách nhiệm nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động, linh hoạt của chủ thể ấy dưới sự kiểm tra, giám sát của nhà nước để đạt được hiệu quả cao nhất (giám sát chứ không quản lý, chỉ huy).
Năng lực tự quản là khả năng tự tổ chức, quản lý, tự giải quyết những công việc của bản thân, của tập thể.
Trong bối cảnh các trường phổ thông đang tích cực triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018, phương pháp giáo dục học sinh có sự thay đổi mạnh mẽ từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, chủ động tìm hiểu, tự tin, sáng tạo trong các hoạt động học tập và lao động, rèn luyện để hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Một trong những cách thức để thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT mới là xây dựng lớp học tự quản – đây là việc làm cần thiết của bất kì GVCN nào. Mô hình tự quản là mỗi một học sinh các lớp đều có ý thức thực hiện nền nếp tốt hơn, tinh thần tự quản của Ban cán sự lớp được phát huy và quan trọng hơn các em học sinh đã tự làm chủ được hoạt động của chính mình. Đặc biệt, mấy năm gần đây, trong công tác xây dựng mô hình lớp học tự quản, cụ thể là tiết chào cờ tự quản, Nhà trường kết hợp lồng ghép sinh hoạt chủ đề theo tuần, tháng gắn với các chủ điểm bám sát kế hoạch của Nhà trường, của Đoàn thanh niên, thực tế xã hội cũng như khả năng của học sinh. Chính vì vậy, những giờ chào cờ đầu tuần không chỉ đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục tự quản mà còn trở thành sân chơi giáo dục, rèn luyện kỹ năng bổ ích của học sinh. Xây dựng tính tự quản cho HS ngay trong việc tổ chức các sinh hoạt tập thể của lớp, nhất là trong việc hướng dẫn cán bộ lớp tổ chức giờ sinh hoạt lớp cuối tuần.
Thực chất của xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hoá tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích thú của HS, cũng có nghĩa là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lý, chỉ đạo của GVCN. Mỗi HS trong lớp là một chủ thể có tính tự giác cao. BCS lớp triển khai và tổng kết các hoạt động trong tuần, tháng, GVCN đóng vai trò tham mưu khi cần thiết.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]