SKKN Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9
- Mã tài liệu: BM9157 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 968 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Mai Phương Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phương Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Mai Phương Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phương Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc trưng kiểu bài Đọc thêm
2. Biện pháp tổ chức ghi bảng theo từng phần của bài Đọc thêm
3. Biện pháp tổ chức dạy từng phần của kiểu bài Đọc thêm
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường THCS hiện nay, môn Ngữ văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, không chỉ hướng tới rèn luyện các kĩ năng nghe, nói đọc, viết; giáo dục nhận thức, tư tưởng tình cảm, đạo đức nhân cách mà còn hình thành và phát triển các năng lực tư duy hình tượng, khả năng liên tưởng, đánh giá, nhận xét… để hướng tới các giá trị Chân- Thiện – Mĩ ở người học. Phân môn Văn chính là một trong những thành tố tạo nên năng lực đó. Mỗi tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự khổ công lao động, sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm mang đến những khoái cảm thẩm mĩ, sự nhận thức để hướng tới sự tự nhận thức ở người đọc về cuộc sống và chính bản thân mình.
Ngoài các văn bản được chọn dạy chính thức, còn có các văn bản đọc thêm theo phân phối chương trình. Đó là những văn bản có giá trị văn học cao, phục vụ đắc lực cho giờ Đọc – hiểu Văn. Đặc biệt, ở lớp 9, tư duy của học sinh đã có sự phát triển tương đối cao. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, các em còn có nhu cầu được trải nghiệm, khám phá cuộc sống và về chính mình thông qua tác phẩm văn học. Đây cũng là lợi thế để các bài đọc thêm phát huy tác dụng. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy bài Đọc thêm như thế nào để đảm bảo mục tiêu dạy học và giáo dục thì không phải là vấn đề đơn giản. Bởi chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn cách soạn giảng một cách thống nhất. Mặt khác, là các tiết đọc thêm nên thường không được quan tâm để ý đúng mức từ cả phía người dạy lẫn người học, dẫn tới hiệu quả giờ đọc – hiểu kiểu bài này không cao, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi lối đi phù hợp, làm thế nào để phát huy tác dụng thực sự của việc dạy kiểu bài Đọc thêm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cấp THCS” để trao đổi một số hiểu biết và kinh nghiệm ít ỏi của mình về việc dạy kiểu bài này tới các thầy cô giáo, với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng, hiêu quả của việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này sẽ góp phần làm rõ đặc trưng kiểu bài Đọc thêm; cách thức tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm bằng những biện pháp cụ thể. Mặt khác, với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Từ đó giúp học sinh tìm hiểu các khía cạnh xã hội, tình cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Bên cạnh đó, khai thác các bài Đọc thêm này nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, bồi dưỡng cảm xúc và thị hiếu thẩm mĩ để tạo lập các đoạn văn, bài văn có gí trị, tạo cho các em sự hứng thú, say mê với việc học tập môn Ngữ văn hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cấpTHCS ” này, tôi chú trọng nghiên cứu, tổng kết các vấn đề sau:
– Đặc trưng của văn bản Đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 9
– Biện pháp tổ chức ghi bảng theo từng phần của bài Đọc thêm
– Biện pháp tổ chức dạy phần Hướng dẫn tìm hiểu chung
– Biện pháp tổ chức dạy phần hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
– Biện pháp tổ chức dạy phần Tổng kết
– Biện pháp tổ chức dạy phần Luyện tập.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích, chứng minh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp trực quan.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước hết, cần làm rõ khái niệm về phương pháp và biện pháp dạy học: Phương pháp dạy học là “những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực”. Biện pháp dạy học là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể trong quá trình dạy học”. Nói cách khác, biện pháp là sự cụ thể hoá của phương pháp trong quá trình giảng dạy. Trọng tâm của phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay là hướng tới đối tượng người học. Nghĩa là người thầy giữ vai trò định hướng. Người học giữ vai trò chủ đạo trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, nhằm “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” (Điều 28, khoản 2, Luật Giáo dục 2005).
Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn đã tác động và quy định đến việc thay đổi nội dung, phân phối chương trình giảng dạy, cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh, cách dạy từng kiểu bài theo phương pháp, đặc trưng phân môn. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS, ngoài các bài học chính khoá, với cách thức tiến hành của thầy và trò được áp dụng đồng bộ và có tính thống nhất, còn một kiểu bài nữa là “Đọc thêm”.
Thực chất, đọc thêm cũng là hoạt động Đọc – hiểu văn bản. Tức là tìm hiểu phân tích, cắt nghĩa văn bằng nhiều biện pháp và hình thức đặc thù của dạy học văn nhằm đạt được mục tiêu dạy và học. Trong đó, việc xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản thực hiện dưới hình thức đối thoại là hình thức dạy học chủ đạo trong một giờ “Đọc thêm ”.
Nhìn chung, các bài Đọc thêm trong chương trình đều có vai trò lớn ở việc phản ánh chân dung cuộc sống, con người trên nhiều góc độ, đồng thời thể hiện được những tư tưởng, quan điểm nghệ thuật và tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc của người nghệ sĩ. Các tác phẩm ấy được truyền đến người học qua giờ dạy Đọc thêm bằng chiếc cầu nối trái tim đến trái tim. Từ đó, học sinh có được nhận thức đầy đủ về cuộc sống, con người; rèn luyện khả năng cảm thụ, phân tích, đánh giá một bài thơ, câu chuyện; khiến các em có thể tự tin, say mê, yêu thích được khám phá nhiều hơn nữa thế giới quanh mình và muốn được trải nghiệm cảm xúc ở các tác phẩm khác trong cũng như ngoài chương trình.
Trong nhà trường THCS, việc tổ chức dạy kiểu bài “Đọc thêm” chính là sắp xếp, bố trí cho bài dạy thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định. Tuy nhiên, thực tế từ việc dự giờ và trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, tôi thấy vấn đề tổ chức dạy bài Đọc thêm chưa được thống nhất. Có người thực hiện kiểu bài này bằng các thao tác, tiến trình hoạt động như một bài Đọc- hiểu chính khoá. Có người lại cho rằng giờ đọc thêm chỉ đơn thuần là dành thời gian cho học sinh đọc văn bản là đủ. Ý kiến khác lại khẳng định“đây chỉ là bài đọc thêm nên không có gì quan trọng, chủ yếu rút ra nội dung, nghệ thuật một cách ngắn gọn là đủ”. Có thể thấy, những quan điểm đó đều mang tính chủ quan, phiến diện một chiều. Bởi các tiết “ Đọc thêm” là thời điểm thích hợp để rèn luyện khả năng tư duy độc lập, chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức ở học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp dạy học văn. Để làm được điều đó, vai trò của người giáo viên và phương pháp dạy học phù hợp là điều cần thiết. Đây cũng là hướng để tôi phần nào làm rõ ở sáng kiến kinh nghiệm này.
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]