SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi đạt hiệu quả
- Mã tài liệu: BC3010 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1275 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Ánh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Việt Nam |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Ánh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Việt Nam |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi đạt hiệu quả“ triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp học phong phú, sáng tạo.
Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung, đề tài phù hợp chủ đề.
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức.
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc ở mọi thời điểm phù hợp.
Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ cuối mỗi chủ đề tại phòng âm nhạc.
Biện pháp 6: Tham gia hoạt động âm nhạc ở hội thi, ngày hội.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | SỐ
TRANG |
MỤC LỤC | ||
1 | Mở đầu | |
1.1 | Lý do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1 | Cơ sở lý luận | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề | |
2.3 | Các biện pháp tổ chức hoạt độngâm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi đạt hiệu quả | |
2.3.1 | Biện pháp 1: Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp học phong phú, sáng tạo. | |
2.3.2 | Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung, đề tài phù hợp chủ đề | |
2.3.2 | Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức | |
2.3.4 | Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc ở mọi thời điểm phù hợp. | |
2.3.5 | Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ cuối mỗi chủ đề tại phòng âm nhạc. | |
2.3.6 | Biện pháp 6: Tham gia hoạt động âm nhạc ở hội thi, ngày hội | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến | |
3 | Kết luận, kiến nghị | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục luôn chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục trẻ mầm non được triển khai trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, với phương châm “Học mà học, chơi mà chơi”. Và giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non có vị trí vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non (1)
Bởi âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ(1). Hát múa, đó là hoạt động chủ yếu trong chương trình giáo dục âm nhạc ở lứa tuổi mầm non. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của sự phát triển nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, tình cảm- xã hội, nhận thức và thể chất, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau (2).
Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.Trong quá trình phát triển, trẻ hình thành các ý tưởng, tìm hiểu môi trường và luôn tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh. Dưới sự kích thích thường xuyên của âm nhạc có thể đánh thức những phản xạ rất sớm với các âm thanh và kích thích trẻ biết lắng nghe, phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích, sáng tạo của trẻ. Giai điệu của âm nhạc, sôi động còn có thể cải thiện chức năng của đại não, khiến tư duy của trẻ linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú (1).
Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã nắm rõ đặc điểm tâm lý của trẻ chính vì vậy trong công việc giảng dạy tôi nhận thấy âm nhạc là một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ khi trẻ ở trường, âm nhạc là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động đó. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trên thực tế khi trẻ ca hát tôi thường nhận thấy trẻ hát không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung. Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Vậy làm thế nào để trẻ hát đúng lời, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc và luôn tự tin biểu diễn những tác phẩm âm nhạc đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi đạt hiệu quả” làm vấn đề nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Dựa trên thực tế của lớp và dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên ngành. Đề tài nhằm xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi đạt hiệu quả .
– Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức và nâng cao chất lượng của hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển các năng lực trí tuệ, hình thành thái độ tích cực. Trẻ được nghe hát, vận động theo nhạc, nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (thiếu nhi, dân ca,…) thể hiện sự sáng tạo với những bài hát động tác thật uyển chuyển và tự nhiên. Trẻ hát đúng giai điệu lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát bản nhạc, sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu… Từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi ( Lớp nhỡ C) Trường mầm non Kim Tân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp dùng lời
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp thống kê toán học
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, là nhân tố phát triển đất nước, vì vậy con người phải tiếp cận, chiếm lĩnh được nền khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin. Đất nước Việt Nam đang ngày một phát triển đòi hỏi con người phải có một kiến thức nhất định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]