SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi)
- Mã tài liệu: BC3019 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 812 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Kim Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Quận 8 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Kim Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Quận 8 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi)” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm của tùng trẻ để có biện phát giáo dục phù hợp
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời
Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện,cơ sở vật chất cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời
Biện pháp 4: Cách tổ chức trong hoạt động ngoài trời để tạo hứng thú phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ
Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt độngngoài trời “Lấy trẻ làm trung tâm”
Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
1 | Mở đầu | |
1.1.Lí do chọn đề tài | ||
1.2. Mục đích nghiên cứu | ||
1.3. Đối tượng nghiên cứu | ||
1.4.Phương pháp nghiên cứu | ||
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1.Cơ sở lí luận của SKKN | ||
2.2.Thực trạng vấn đề | ||
2.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ | ||
Biện pháp 1:Tìm hiểu về đặc điểm của tùng trẻ để có biện phát giáo dục phù hợp | ||
Biện pháp 2:Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời | ||
Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện,cơ sở vật chất cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời | ||
Biện pháp 4: Cách tổ chức trong hoạt động ngoài trời để tạo hứng thú phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ: | ||
Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt độngngoài trời “Lấy trẻ làm trung tâm” | ||
Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. | ||
3 | Kết luận, kiến nghị | |
3.1. Kết luận | ||
3.2. Các kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đều biết nghành học Mầm non hiện nay đang trên đà đổi mới hình thức giáo dục ” Lấy trẻ mầm non làm trung tâm “. Bên cạnh các hoạt động học tập thì hoạt động ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non.
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì qua hoạt động trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm nắng gió, được quan sát thế giới xung quanh khám phá thoả mãn trí tò mò của trẻ về thế giới xung quanh[4].
Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng…
Vì vậy, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non hàng ngày của trường học không thể thiếu các hoạt động ngoài trời.
Các hoạt động ngoài trời bao gồm các hoạt động có chủ đích (nhằm rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của chương trình)[4]; các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy… thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.
Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.
Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác.Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ. Khi được tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ có cơ hội quan sát nhiều hơn, tìm thấy những điều mới lạ trong khi tham gia hoạt động từ đó giúp trẻ rèn luyện các giác quan và sự nhạy bén.
Mặc dù vậy, trong điều kiện cơ sở vật chất chật chội,sân trường đang trong
thời gian tu sữa nên việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho các bé ở lớp B3(4-5 tuổi) Trường mầm non Thiệu Vận phải luôn linh động, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp,trường. Bên cạnh đó, tôi luôn theo dõi sát sao tâm lý của trẻ, để bố trí, tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả nhất.
Từ thực trạng trên, là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo Nhỡ B3 (4 – 5 tuổi) tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp để tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Qua đó ta thỏa mãn cho trẻ sự tò mò ham hiểu biết,nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh,giải đáp những câu hỏi như: vì sao?, làm thế nào?…, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi) trường mầm non Thiệu Vận – huyện Thiệu Hóa – tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi) trường mầm non Thiệu Vận – huyện Thiệu Hóa – tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Lớp mẫu giáo Nhỡ B3 (4-5 tuổi) Trường mầm non Thiệu vận- Thiệu Hóa- Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lí luận.
– Phương pháp điều tra thực trạng.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp thống kê toán học.
– Phương pháp quan sát, đàm thoại.
– Phương pháp thực nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong đời sống hàng ngày hoạt động ngoài trời là một hoạt động được
tổ chức trong môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bên ngoài lớp hoc rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ. hoạt động ngoài trời ở trường mầm non là một hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ.Thông qua hoạt động hoạt động ngoài trời trẻ lĩnh hội những kiến thức, những kinh nghiệm sống, trẻ được trãi nghiệm …
Như vậy hoạt động ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đây chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo của trẻ[3]. Trong quá trình chơi, trẻ được trãi nghiệm nhiều loại cảm xúc khác nhau và rèn luyện cách thể hiện và kiểm soát cảm xúc. Hoạt động chơi ngoài trời của trẻ mô phỏng cuộc sống và các mối quan hệ, vì thế nó mang tính tượng trưng. Trẻ có thể dùng đồ vật thay thế cho vật thật, việc thật, điều đó giúp trẻ thỏa mãn sức tưởng tượng và sáng tạo. Ở trường mầm non, trong những giờ hoạt động ngoài trời mọi trẻ có cảm giác như được trở về với làng quê với những nhóm trẻ chơi các trò chơi dân gian, ngoài ra lại có những nhóm trẻ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]