SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ giáo dục âm nhạc

Giá:
50.000 đ
Môn:
Lớp: 3-4 tuổi
Bộ sách:
Lượt xem: 1022
Lượt tải: 8
Số trang: 26
Tác giả: Bùi Thị Minh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Minh Ngọc
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 26
Tác giả: Bùi Thị Minh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Minh Ngọc
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ giáo dục âm nhạc” triển khai các biện pháp như sau: 

Biện pháp 1 Tạo môi trường âm nhạc giàu tính thẩm mỹ
Biện pháp 2 Làm mẫu vận động thật diễn cảm và chính xác
Biện pháp 3 Sửa sai trong quá trình luyện tập. Động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ
Biện pháp 4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Biện pháp 5 Sử dụng trò chơi âm nhạc
Biện pháp 6 Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi

Mô tả sản phẩm

Mục lục

Số TT Nội dung Trang
A Đặt vấn đề 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3
B Giải quyết vấn đề 4
I Cơ sở lý luận 4
II Cơ sở thực tiễn 5
III Một số biện pháp thực hiện 6
Biện pháp 1 Tạo môi trường âm nhạc giàu tính thẩm mỹ 6
Biện pháp 2 Làm mẫu vận động thật diễn cảm và chính xác 9
Biện pháp 3 Sửa sai trong quá trình luyện tập. Động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ 12
Biện pháp 4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học 15
Biện pháp 5 Sử dụng trò chơi âm nhạc 17
Biện pháp 6 Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi 19
IV Kết quả 24
C Kết thúc và kiến nghị 26
I Kết luận 26
II Các khuyến nghị và đề xuất 27











  1. ĐẶT VẤN ĐỀ ( Lý do chọn đề tài)

 

      Có thể nói, ở trong trường mầm non, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.

       Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.

      Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.

      Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi  nghiên cứu và tìm tòi sách vở, tài liệu để tìm ra những biện pháp giúp trẻ hứng thú để tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất. Và đây cũng là lý do tôi thực hiện đề tài : “Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ GDÂN”.

                                            

 

  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 

1, CƠ SỞ LÝ LUẬN

Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển thể chất và xúc cảm cũng như tình cảm thẩm mỹ của trẻ, từ đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Khi trẻ chào đời, trong những năm đầu tiên, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe Âm nhạc vẫn rất còn mờ hồ và những động tác biểu hiện cảm xúc theo nhịp điệu của bài hát còn rất ít( có thể là không có). Nhưng khi bước vào độ tuổi bắt đầu đi học , đó là độ tuổi 3-4 tuổi trẻ đã có những chuyển biến tích cực. Trong những hoạt động như: Biểu diễn văn nghệ, học lớp năng khiếu múa…, trẻ bước đầu đã biết cảm nhận giai điệu của âm nhạc cũng như làm những động tác theo nhạc của bài hát dưới sự hướng dẫn của cô. Và đặc biệt là giờ vận động theo nhạc , đây là một trong những hình thức hoạt động âm nhạc của trẻ, trẻ được cô hướng dẫn rất kỹ các động tác theo nhịp điệu âm nhạc. Thường là những động tác đơn lẻ như: đung đưa, lắc lư, dậm chân, vẫy tay, gật gù, vỗ tay…

    Các động tác vỗ tay, dậm chân, lắc lư… có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp của bài hát và được tiến hành khi trẻ đã thuộc bài hát. Vì vậy khi dạy tiết vận động theo nhạc, cô cần dạy theo đúng phương pháp, làm mẫu thật chuẩn xác, diễn cảm. Cô cần hoà mình vào với trẻ, coi trẻ như người bạn, để mở ra một không khí vui vẻ, lôi cuốn, thu hút trẻ vào hoạt động của cô. Nhu vậy trẻ sẽ chú ý cô làm mẫu cũng như nghe theo lời cô, từ đó trẻ sẽ nhanh nhớ được các động tác, thể hiện được các động tác theo đúng nhịp điệu của bài hát. Như vậy tiết học sẽ đạt được kết quả cao cũng như giúp trẻ hình thành kỹ năng vận động theo nhạc một cách tốt nhất. Đồng thời sẽ từng bước hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn.

 

2, THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

  1. Thuận lợi:

– Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất, yêu nghề và rất nhiệt huyết.

– Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất  như mua sắm dụng cụ âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như đàn Oocgan, ti vi , đầu băng…

– Bản thân tôi là một giáo viên mới về trường công tác và được Ban giám hiệu nhà trường cũng như các chị em đồng nghiệp giúp đỡ cũng như chỉ bảo tận tình tạo mọi điều kiện để về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học.

– Lớp tôi có 2 đồng chí: cả 3 đồng chí cùng có năng khiếu hát và múa

– Ban giám hiệu nhà trường luôn  tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn.Chúng tôi thường xuyên được đi học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự các tiết kiến tập của trường, tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.

– Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều.

– Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt động âm nhạc.

  1. Khó khăn:

    Việc gì thì cũng có hai mặt. Ngoài những mặt thuận lợi mà tôi đã nêu ở trên, thì bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn:

– Vào đầu năm học thì hầu hết 100% các cháu mới đi học, nên các cháu còn nhút nhát,chưa mạnh dạn và hầu như là chưa có kiến thức âm nhạc. 

– Trẻ ở nhà vẫn quen được chiều chuộng nên chưa có nề nếp, thói quen.

 

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
  • Biện pháp 1:Tạo môi trường âm nhạc giàu tính thẩm mỹ

           Môi trường tổ chức âm nhạc giàu tính thẩm mỹ là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc tạo ra một không khí âm nhạc hứng khởi, từ đó sẽ khơi gợi , kích thích và duy trì sự hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động. 

  Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp.

* Bố trí khu vực tổ chức hoạt động và chuẩn bị đồ dùng dụng cụ âm nhạc đầy đủ:

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng e-learning tại trường mầm non ninh hiệp - gia lâm - hà nội
Giáo dục mẫu giáo
4.5/5

24-36 tháng
Giáo dục nhà trẻ
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)