SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2007 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 882 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phan Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kim Đồng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phan Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kim Đồng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
* Giải pháp 1: Tạo môi trường âm nhạc để kích thích trẻ tham gia hoạt động
* Giải pháp 2: Đổi mới hình thức, phương pháp cho trẻ hoạt động âm nhạc trong giờ hoạt động có chủ đích
* Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc thông qua các hoạt động khác
* Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục âm nhạc
* Giải pháp 5: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các bậc cha mẹ học sinh
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Giáo dục âm nhạc mang lại 7 vai trò quan trọng cho trẻ mầm non: Tăng trí thông minh, tăng cường trí nhớ, tăng cường những mối quan hệ xã hội, giúp trẻ tự tin thể hiện chính mình, rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ, giúp trẻ có thói quen học tập không ngừng nghỉ và tăng khả năng sáng tạo cho trẻ.
Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
Tuy nhiên, trong năm học ………thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn nhiều giáo viên mới chưa hiểu rõ bản chất của chương trình giáo dục mầm non mới, chưa biết cách tổ chức hoạt động để phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ. Vẫn còn giáo viên thực hiện các giờ hoạt động âm nhạc theo những nội dung đã có sẵn mà chưa chú ý đến hình thức tổ chức, đôi khi còn mang tính chất ôm đồm, tích hợp nhiều nội dung làm cho trẻ có cảm giác nặng nề trong giờ học. Cũng có không ít giáo viên hiểu và thực hiện giáo dục âm nhạc chưa đúng nghĩa của nó. Giờ dạy học vẫn còn tổ chức khô cứng, máy móc, giáo viên chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy. Phong cách của giáo viên thiếu gần gũi, chưa lôi cuốn khiến trẻ không có hứng thú hoạt động.
Hầu hết các trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi đều mới ra lớp, trẻ vẫn còn nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, còn bỡ ngỡ với trường lớp và các đồ dùng xung quanh nên sự chú ý bị phân tán. Chưa mạnh dạn thể hiện mình trong giờ học và giờ ngoại khóa. Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ chưa được tốt hát chưa đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
Chính vì những lý do trên, trong thời gian từ tháng ………đến tháng ………, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non, nhằm rút ra kinh nghiệm tốt nhất và thực hiện một số giả pháp mới để trẻ phát triển tốt khả năng nghe nhạc, khả năng ca hát và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tư duy nhiều hơn, được tìm hiểu và được trải nghiệm trong những bài học đầu tiên.
Qua đề tài nhằm giúp giáo viên sử dụng tốt phương pháp dạy học theo chương trình mầm non mới, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong tiết dạy, giúp giáo viên dạy môn âm nhạc sinh động, nhẹ nhàng hơn. Tự tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp mới gần gũi để đưa vào tiết dạy, tạo được môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, tạo được niềm tin và thu hút sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh, nâng cao kiến thức cơ bản, kỹ năng âm nhạc cho trẻ.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận của vấn đề
– Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên quan của nó: tempo, tốc độ), âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Là âm thanh thanh nhạc hoặc công cụ âm thanh (hoặc cả hai) kết hợp theo cách như vậy để tạo ra vẻ đẹp của hình thức, sự hài hòa và biểu hiện cảm xúc.
– Hoạt động âm nhạc ở lứa tuổi mầm non: Ở trường mầm non, đặc biệt là đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển nâng lực cảm xúc, tưỏng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Khác với các loại hình nghệ thuật như hội họa, văn học,… âm nhac không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu… cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm… Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới cảm xúc diệu kỳ. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay khi còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngùng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
– Đặc điểm phát triển âm nhạc của trẻ 3 – 4 tuổi: Đây là giai đoạn chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo. Về ngôn ngữ, trẻ đã nói được liên tục hơn. Những biểu hiện về thái độ cũng rõ rệt hơn như ngạc nhiên, thích thú, chăm chú… được bộc lộ rõ trong vận động như: dậm chân, vỗ tay, vẫy tay… theo âm nhac.
Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú với âm nhạc, đôi khi trẻ hứng thú với một dạng âm nhạc hoặc với một tác phẩm âm nhạc nào đó. Tuy nhiên, cảm xúc và hứng thú âm nhạc chưa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng mất ngay.
Trẻ có thể tự hát hoặc có sự hỗ trợ chút ít của người lớn để hát những bài hát ngắn, đơn giản. Trẻ độ tuổi này có thể làm quen với một số nhạc cụ gõ đệm như: trống con, chũm chọe…, tập sử dụng gõ đệm theo nhịp bài hát.
– Thực hiện theo văn bản hợp nhất số: 01/VBHN-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục mầm non ngày ………với mục tiêu: Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3- 6 tuổi phát triển hài hòa các mặt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.
Dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm xuất bản tháng ………của NXB Giáo dục Việt Nam để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục,…Áp dụng tiêu chí 10: Giáo viên có kĩ năng phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]