SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM0107 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 567 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Trưng Vương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Trưng Vương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
– Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa mang tính chất khả thi
– Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức cho hoạt động ngoại khóa
– Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên một cách chi tiết trong buổi tổ chức
– Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức Hoạt động ngoại khóa
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách cho học sinh được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người.
Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở.” (Luật Giáo dục). Vì vậy giáo dục tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh để các em tiếp tục học lên các bậc học trên cũng như cuộc sống sau này.
Hiện nay, đa số học sinh tiểu học đều được đến trường học tập với một tinh thần tốt, các em rèn luyện được các kĩ năng cơ bản, lĩnh hội đầy đủ những kiến thức cần thiết để các em tiếp tục học lên các bậc học sau này cũng như cuộc sống mai sau của các em. Các em đều là những trò ngoan, sẽ là những măng non tương lai của đất nước. Song nhìn vào thực tế thì không phải học sinh nào cũng đạt được điều đó. Vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, các em chưa tiếp thu được nội dung bài học, chưa có ý thức trong rèn luyện kĩ năng sống và một số giáo viên vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt, cho giỏi, nặng nề về kiến thức, còn việc giáo dục toàn diện cho học sinh thì chưa thực sự quan tâm nhiều. Trong khi đó, mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Là một giáo viên tiểu học, khi trực tiếp làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy bậc học này, hàng ngày tiếp xúc với các em, uốn nắn, giáo dục các em tôi không khỏi băn khoăn khi thấy học sinh của mình vẫn chưa hiểu bài. Các em chưa có ý thức trong học tập và chưa có các kĩ năng cơ bản để tự phục vụ bản thân….
Công tác chủ nhiệm lớp là người làm công tác trong ngành giáo dục và là người chủ của một lớp học, người chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình, nhưng cũng đồng thời phải là người chịu bất kỳ những hậu quả gì mà học sinh trong lớp chủ nhiệm của mình mang lại. Chính vì vậy, mà người giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh của một lớp.
Là một giáo viên chủ nhiệm, người “Ươm mầm, gieo hạt” để đào tạo ra những chủ nhân tương lai cho đất nước. Trong nhiều năm qua làm công tác chủ nhiệm, tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, luôn nghĩ phải làm gì để giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và kỹ năng sống. Với suy nghĩ này, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
– Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường Tiểu học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
b. Nhiệm vụ
– Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
– Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên trong khối 5 trong hai năm qua ở Trường Tiểu học Trưng Vương.
– Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương.
3. Đối tượng nghiên cứu
– Biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Tập trung nghiên cứu giáo viên chủ nhiệm khối lớp 5 ở trường Tiểu học” tại trường Tiểu học Trưng Vương trong các năm học ……….; ……….
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.” “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục – đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học và bản thân người học”.
Hơn thế, trong thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục trực tiếp học sinh một lớp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học phải là người toàn diện, là người mẫu mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
Công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học nói chung và trường Tiểu học Trưng Vương nói riêng đã được giáo viên chú trọng. Ban giám hiệu đã tổ chức, sắp xếp, phân công công tác giáo viên chủ nhiệm đầu năm học, chú trọng đến những giáo viên trẻ, nhiệt huyết, năng nổ, giáo viên có năng lực và giàu kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.
Là người trực tiếp giảng dạy và có kinh nghiệm chủ nhiệm khối lớp 5 nhiều năm liền. Tôi luôn tận tụy với nghề, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo.
Đội ngũ cán sự lớp là những thành viên khá tích cực, ham hoạt động.
Bên cạnh đó, đại đa số học sinh chăm ngoan, hiếu học và hầu hết các phụ huynh cũng đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.
* Khó khăn
Các em học sinh tiểu học còn nhỏ dại, đặc điểm tâm lí, nhận thức, ngôn ngữ của các em chưa đạt tới đỉnh. Kĩ năng sống còn hạn chế, chưa có khả năng tự lập cho bản thân, chưa biết cách phòng vệ trước những tệ nạn xã hội. Các em chưa có các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của mình. Một số em nhà ở xa trường học nên việc thực hiện nội quy trường, lớp của các em còn hạn chế. Một số học sinh thiếu thốn tình cảm (như chỉ ở với mẹ hoặc bố, hay ở với ông bà, cha mẹ làm ăn xa) nên các em không được quan tâm, giáo dục toàn diện như các bạn cùng trang lứa, có em còn có những biểu hiện mặc cảm tự ti, không dám hòa mình trong mọi hoạt động chung của lớp. Đa số các em còn hiếu động, suy nghĩ chưa sâu sắc. Học sinh chưa có động cơ tự học tập, thiếu hứng thú, chưa thấy lợi ích của việc học, chưa có thói quen và kỹ năng lao động trí óc.
Vẫn còn một số giáo viên chưa xem công tác chủ nhiệm là việc làm quan trọng, hàng đầu đối với bậc học này. Có một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự sát sao với hoạt động của lớp. Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. Chưa có nhiều thời gian tiếp xúc, gần gũi với học sinh nên chưa hiểu được những nhu cầu từ phía học sinh. Giáo viên tiểu học thường nhiều việc nên việc thăm gia đình học sinh, trao đổi với phụ huynh học sinh về vấn đề học tập, giáo dục đạo đức chưa được thường xuyên và kịp thời. Giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinh khá, giỏi và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh yếu kém. Giáo viên chưa tìm hiểu hết tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết nghe và lắng nghe các em làm cho học sinh yếu cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em chưa dám thổ lộ, tâm tình với giáo viên. Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]