SKKN Một số biện pháp vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy Địa Lý 6 (Bộ sách Chân Trời Sáng Tạo)
- Mã tài liệu: MT6017 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | Lớp 6 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 600 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy Địa Lý 6 (Bộ sách Chân Trời Sáng Tạo)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Vận dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên
Vận dụng kiến thức môn Toán
Vận dụng kiến thức môn Vật lí
Vận dụng kiến thức môn Hóa học
Vận dụng kiến thức môn Sinh học
3.2.2. Vận dụng kiến thức các môn khoa học xã hội
Vận dụng kiến thức môn Văn học
Vận dụng kiến thức môn Lịch sử
Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân
Mô tả sản phẩm
I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng dạy và học đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã hội quan tâm. Dạy và học phải đổi mới toàn diện về: nội dung, mục tiêu, phương pháp, phương tiện và các yêu cầu khác. Dạy học hiện nay là nhằm phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết Trung ương Đảng và các văn kiện của Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều, chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức, sang lối dạy học tích cực có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. Vậy làm thế nào để có một phương pháp giảng dạy linh hoạt, hấp dẫn người học, khơi gợi mong muốn học tập và tìm hiểu của người học. Qua thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, tôi nhận thấy việc dạy học gắn liền với thực tiễn, sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học đáp ứng được những yêu cầu đó của người học.
Ở bậc trung học cơ sở trong những năm qua, việc dạy học tích hợp, dạy học liên môn đã được thực hiện ở nhiều môn học như: Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân….Trong đó, môn Địa lí là môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội toàn cầu và vùng lãnh thổ. Vì vậy, môn Địa lí có nhiều thuận lợi để vận dụng kiến thức của những môn học khác vào giảng dạy. Việc dạy học liên môn góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em thấy yêu môn học hơn và không cảm thấy môn Địa lí là một môn khô khan, khó học.
Với những lí do trên, từ thực tế giảng dạy môn Địa lí ở trường THCS … tôi đã đúc rút được kinh nghiệm và mạnh dạn thử nghiệm đề tài: “ SKKN Một số biện pháp vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy Địa Lý 6” theo bộ sách Chân trời sáng tạo
2. Mục đích nghiên cứu
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học chương trình Địa lí lớp 6 nhằm đạt được những mục đích sau:
– Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện, bổ sung thêm kiến thức, kĩ năng cho giáo viên.
– Làm đa dạng, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chủ động học tập, khai thác kiến thức.
– Góp phần tạo hứng thú môn học cho học sinh, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
-Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, hành vi và những thói quen lành mạnh, loại bỏ những thói quen tiêu cực, nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội đang quan tâm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, tôi chọn 2 lớp khối 6 trường THCS … làm thí điểm.
Số lượng học sinh: 52
Đặc điểm của học sinh: Các em học sinh đa phần là học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, rụt rè, ngại phát biểu. Vì vậy, khi chọn những đối tượng học sinh trên, tôi mong muốn với những đổi mới của mình về phương pháp sử dụng kiến thức liên môn sẽ làm tăng hứng thú của các em trong việc học tập Địa lí, giúp các em chủ động tìm tòi, khám phá, không còn e ngại đối với các môn xã hội như môn Địa lí
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
– Phương pháp tham khảo tài liệu: Tìm hiểu lí luận của các nhà giáo dục về việc sử dụng kiến thức liên môn để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tài liệu giáo dục và tài liệu Địa lí có liên quan đến đề tài. Sưu tầm, tập hợp các tài liệu, kiến thức về các môn học có liên quan đến chương trình Địa lí lớp 6. Qua đó, chọn lọc những nội dung kiến thức có giá trị thiết thực, có thể vận dụng vào để minh họa, bổ sung, diễn giải, khắc sâu thêm những kiến thức Địa lí.
– Phương pháp quan sát: Thường xuyên dự giờ của các đồng nghiệp nhằm quan sát và học hỏi thêm những kiến thức của các môn học khác cũng như cách vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy.
– Phương pháp thực nghiệm: Đánh giá những kĩ năng của học sinh cũng như hiệu quả của phương pháp dạy học liên môn thông qua các bài tập, bài kiểm tra.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng ở trường THCS. Đây được coi là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Dạy học liên môn là phương pháp tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có mối liên hệ với nhau. Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình môn học.
Dạy học liên môn đem lại nhiều hiệu quả cho cả người dạy lẫn người học. Dạy học có vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn vì không chỉ có giáo viên trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh thói quen tư duy độc lập, lập luận, tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
Sử dụng kiến thức liên môn được coi là nguồn tri thức quan trọng không thể thiếu trong dạy học Địa lí và được coi như tài liệu tham khảo. Mặt khác, sử dụng tốt kiến thức liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí nói riêng. Sử dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức của những môn học khác và ngược lại. Kiến thức liên môn còn giúp cho học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi tách rời các môn học khác. Nhờ đó, các em hiểu sâu sắc được kiến thức Địa lí và gây được hứng thú trong học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ hình thành được những kĩ năng như: phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống. Như vậy, kiến thức liên môn là một nội dung rất quan trọng trong dạy học Địa lí nói riêng và dạy học ở trường trung học cơ sở nói chung.
Qua thực tế, tôi nhận thấy trong chương trình Địa lí ở bốn khối lớp 6,7,8,9 đều có thể vận dụng kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau vào việc giảng dạy. Trong đó, chương trình Địa lí lớp 6 là một nội dung khó, bao gồm kiến thức về địa lí tự nhiên,nội dung kiến thức khô khan, khó mường tượng. Vậy nên, việc dạy học chương trình Địa lí lớp 6 theo hướng tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, gắn kiến thức các môn học có liên quan với môn Địa lí để hiểu sâu sắc hơn các vấn đề về địa lí tự nhiên.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
Hiện nay, phần lớn giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các môn học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Qua các năm đổi mới phương pháp dạy học Địa lí, chất lượng dạy và học môn Địa lí đã không ngừng được nâng cao. Số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày càng nhiều. Nhiều học sinh đã yêu thích môn Địa lí. Các giờ học Địa lí đã diễn ra sôi nổi, sinh động. Tuy vậy, việc dạy học Địa lí vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chất lượng dạy và học Địa lí vẫn chưa thật sự bền vững. Nhiều giờ học vẫn còn tẻ nhạt, học sinh vẫn chưa thật sự say mê, hứng thú. Thực trạng này theo tôi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, về phía giáo viên: Nhiều giáo viên vẫn coi nặng việc truyền thụ kiến thức, ít vận dụng kiến thức kiên môn, chủ đề tích hợp giáo dục; xem nhẹ việc giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, dẫn đến lối dạy học đọc chép, tiết dạy khô khan, không sinh động.
Thứ hai, về phía học sinh: Các em chịu áp lực nặng về việc ghi nhớ kiến thức, học không gắn với thực tiễn, với kiến thức của các môn học khác trong cùng cấp học. Thêm vào đó, tâm lí của đa số học sinh hiện nay là vẫn xem nhẹ môn Địa lí, coi đây chỉ là môn phụ. Do đó, dẫn đến lối học thụ động, ghi nhớ máy móc, nhàm chán, không yêu thích bộ môn.
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đối với học sinh các lớp 6A, 6B của trường THCS … đầu năm học …, trước khi tiến hành vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí. Kết quả như sau:
Lớp | Sĩ số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
6A | 26 | 1 | 3.8 | 7 | 27.0 | 14 | 53.8 | 4 | 15.4 | 0 | 0 |
6B | 26 | 2 | 7.7 | 6 | 23.1 | 14 | 53.8 | 4 | 15.4 | 0 | 0 |
Những số liệu trên cho thấy chất lượng môn học chưa thật sự đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Do vậy, bản thân tôi nhận thấy, việc đổi mới các phương pháp dạy học trên lớp phải gắn liền với việc tăng cường niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh, giúp các em cố gắng đạt kết quả cao trong học tập. Trong đó, vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau trong dạy học Địa lí là phương pháp dạy học đem lại nhiều hiệu quả. Vì vậy, với đề tài này, không có tham vọng gì nhiều, tôi chỉ muốn đưa ra một số giải pháp cơ bản trong việc vận dụng kiến thức của một số bộ môn cụ thể để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học Địa lí
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Cách vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí:
Trong các bài học Địa lí, tùy vào từng bài học cụ thể, giáo viên có thể huy động nhiều kiến thức khác nhau của các bộ môn khác nhau vào dạy học nhưng phải đáp ứng được yêu cầu, mục đích đề ra. Các kiến thức của các môn học khác nhau có các tác dụng khác nhau. Việc sử dụng kiến thức của các môn học tự nhiên (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học) để làm rõ tính chính xác của các quy luật, đi sâu vào bản chất của vấn đề mà giáo viên và học sinh đang nghiên cứu. Kiến thức của các môn học tự nhiên cũng giúp cho học sinh có được cái nhìn trực quan, khoa học về các vấn đề Địa lí, do đó mà các kiến thức Địa lí cũng được mô tả một cách sinh động hơn. Kiến thức về Văn học để tạo hứng thú học tập cũng như khơi gợi mong muốn tìm tòi, khám phá tri thức Địa lí cho học sinh thông qua các áng văn, vần thơ, qua các câu ca dao, tục ngữ. Sử dụng kiến thức môn Lịch sử nhằm tạo ra sự liên hoàn, tái hiện các hoàn cảnh Lịch sử của một giai đoạn, một đất nước để học sinh dễ dàng giải thích một sự vật, hiện tượng Địa lí nào đó. Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn những chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời để củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng vào các tình huống cụ thể. Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng minh họa, vừa có chức năng là nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí, giáo viên cần chú ý phát huy tốt các chức năng này. Vấn đề đặt ra là khi nào cần vận dụng kiến thức liên môn và vận dụng như thế nào để vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, đảm bảo được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, lồng ghép được các nội dung giáo dục vào trong các tiết dạy cụ thể để mang lại hiệu quả như mong muốn. Theo tôi, để việc vận dụng kiến thức liên môn có hiệu quả, giáo viên nên sử dụng theo ba cách sau:
– Vận dụng kiến thức liên môn để vào bài, gây hứng thú học tập cho học sinh. Cách này có thể được thực hiện thông qua các đoạn văn, câu thơ, các câu chuyện lịch sử…
– Vận dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội dung học tập. Khi dạy đến bài mới, kiến thức mới, ngoài phần nội dung mà sách giáo khoa trình bày, giáo viên có thể bổ sung thêm kiến thức của các môn học khác để mô tả hoặc làm rõ hơn các kiến thức Địa lí
– Vận dụng kiến thức liên môn như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức Địa lí dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bằng cách này, giáo viên sẽ hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Nhìn chung, các bài học Địa lí trong chương trình Địa lí lớp 6 đều có thể vận dụng kiến thức của một hay nhiều môn học vào trong quá trình giảng dạy. Vấn đề là giáo viên cần biết kết hợp khéo léo, linh hoạt các cách vận dụng kiến thức liên môn như trên để bài học Địa lí trở nên phong phú, hấp dẫn, đạt được hiệu quả như mong muốn.
3.2 Những giải pháp cụ thể để vận dụng kiến thức liên môn trong chương trình Địa lí lớp 6.
3.2.1. Vận dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên
Môn Địa lí được xếp vào các môn khoa học xã hội. Tuy nhiên, khác so với các môn khoa học xã hội khác, môn Địa lí đòi hỏi học sinh phải có nhiều kĩ năng của các môn khoa học tự nhiên như: kĩ năng tính toán, đo đạc, định vị, so sánh…Nhiều kiến thức Địa lí cũng rất gần gũi với các môn khoa học tự nhiên như: kiến thức về Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học… Bởi vậy Địa lí có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học tự nhiên. Các môn khoa học tự nhiên là những phép tính, những định luật, những phản ứng hóa học chính xác, giúp đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật và hiện tượng. Đồng thời bổ sung thêm những kiến thức Địa lí, giúp cho học sinh tìm hiểu và nhận định vấn đề chính xác, khách quan và khoa học hơn. Trong chương trình Địa lí lớp 6, học sinh được tìm hiểu các kiến thức về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội, cũng như có rất nhiều kĩ năng mới mẻ mà học sinh sẽ được hình thành. Việc vận dụng kiến thức của các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh…sẽ giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức chính xác hơn, đồng thời giúp cho quá trình tiếp nhận kiến thức của học sinh cũng chủ động, tích cực và dễ nhớ hơn. Có rất nhiều bài, nhiều mục, nhiều nội dung trong chương trình Địa lí lớp 6 có thể vận dụng được kiến thức của các môn khoa học tự nhiên. Cụ thể như sau:
Vận dụng kiến thức môn Toán
Kiến thức môn Toán đã được tích hợp trong nhiều môn học ở trường THCS nhằm nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy logic. Vận dụng kiến thức Toán học trong dạy học hiện nay đã trở thành xu thế phổ biến. Đối với môn Địa lí, kiến thức Toán học được cụ thể hóa ra thành các bài tập, bài thực hành, qua các kĩ năng tính toán, xử lí số liệu khi vẽ biểu đồ. Có nhiều bài tập trong chương trình Địa lí lớp 6 yêu cầu vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết.
Ví dụ ở bài 3 “Tìm đường đi trên bản đồ” (trang 120 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo) sau khi được học kiến thức ở trên lớp giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng làm bài tập số 1 trong sách giáo khoa. Tỉ lệ bản đồ là 1: 2000 000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với 2000 000cm hay ứng với 2km trên thực địa.
Ví dụ: Dùng thước đo khoảng cách đường chim bay trên bản đồ từ trung tâm khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn là 5.5cm, từ khách sạn Hòa Bình đến sông Hàn là 4.0cm. Biết rằng tỉ lệ là 1:7500 .Vậy khoảng cách trên thực địa hai địa điểm trên là bao nhiêu mét?
Bài giải
Khoảng cách trên thực địa từ khách sạn Hải Vân đến Thu Bồn là:
5.5cm x 7500 =41 250cm = 412.5m
Khoảng cách trên thực địa từ khách sạn Hòa Bình đến sông Hàn là:
4.0cm x7500 =30 000cm = 300m
Ví dụ bài 6 “Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả” (trang 128 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo) sau khi học sinh được học các kiến thức về giờ trên Trái Đất, các em cần căn cứ vào bản đồ các múi giờ để tính giờ và ngày ở Việt Nam khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 tháng 12. Như vậy học sinh cần nắm được công thức tính giờ múi khi biết giờ GMT: Tm = T0 ± m (trong đó T0 là giờ GMT, Tm là giờ múi, m là múi giờ của địa điểm cần tính). Cũng với những bài tập tính giờ như trên, giáo viên có thể giao thêm cho học sinh một số bài tập tương tự hoặc vận dụng chúng vào các đề kiểm tra để kiểm tra kĩ năng tính toán của học sinh.
Ví dụ: Bài 15 “Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa” (trang 163 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo)
Giáo viên hướng dẫn học sinh công thức tính:
Nhiệt độ trung bình tháng = cộng trị số trung bình của nhiệt độ các ngày trong tháng rồi chia cho số ngày trong tháng
Nhiệt độ trung bình năm = trị số trung bình cộng của các tháng trong năm rồi chia cho 12 tháng.
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp tổ chức dạy học theo nhóm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 7 (Sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập cho học sinh trong môn Địa lý lớp 7 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Vận dụng một số trò chơi học tập nâng cao hứng thú trong quá trình dạy học Công nghệ 6 (Sách Chân trời sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]