SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 2
- Mã tài liệu: BM0034 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 879 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Phân loại học sinh theo từng đối tượng.
– Xây dựng lớp tự quản.
– Phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh; các giáo viên bộ môn, giáo viên trong khối; lắng nghe ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.
– Động viên học sinh tham gia các phong trào thể hiện tài năng do lớp, do trường tổ chức.
– Đánh giá, nêu gương, khen thưởng.
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài.
Để góp phần vào định hướng phát triển giáo dục trong thời đại hiện đại hóa – công nghiệp hóa đất nước, thời kì phát triển kinh tế và trí thức. Việc đào tạo con người đầy đủ về phẩm chất đạo đức, về khả năng tiếp thu vận dụng tri thức vào nền khoa học kĩ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm kết tinh hình thành bởi tri thức. Nhiệm vụ giáo dục đào tạo con người vô cùng quan trọng. Bởi vậy, ngay từ buổi đầu trẻ đến trường học, chúng ta phải xây dựng cho học sinh ý thức tự chủ, tự quản tiếp thu kiến thức, nâng dần hiểu biết rộng lớn trong xã hội. Trước mắt là góp phần xây dựng và cải tiến giáo dục toàn diện. Muốn đạt được điều đó thì bản thân người giáo viên phải tích cực vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy học, lấy học sinh là nhân vật trung tâm, là chủ thể trong hoạt động học. Giáo viên là người hướng dẫn, kích thích trên con đường tiếp thu kiến thức của học sinh. Mặt khác, giáo viên vừa là người thầy, vừa là người mẹ thứ hai của các em ở trường học. Chính vì vậy, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các hoạt động giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường, xã hội. Giáo viên là tấm gương để học sinh noi theo.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của giáo viên. Bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Mặt khác vì cuộc sống mưu sinh của một số gia đình nên một số phụ huynh đã giao phó con em của họ cho ông bà nội (ngoại), hoặc gửi gắm con em cho người thân để đi làm ăn xa. Họ không hiểu hết được việc học hành của con em là hết sức quan trọng, phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường: Một chữ cũng là Thầy, hai chữ cũng là Thầy. Bản thân tôi đã được 13 năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, suy nghĩ và phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt hạn chế để giảng dạy có hiệu quả, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp ngày càng tốt hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 2”. Mong rằng sẽ nhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh và được vận dụng trong giảng dạy.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn: Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân; được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp 2; nhận được những lời góp ý, nhận xét từ các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu Nhà trường để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp 2.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các biện pháp sau: phương pháp quan sát; phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm; phương pháp đối chứng; phương pháp giáo dục cá nhân.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”)
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người, con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi người giáo viên không chỉ có năng lực về chuyên môn mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phải nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh – vì giáo viên chủ nhiệm cũng là anh chị phụ trách Sao để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm thực hiện tốt các nền nếp trường lớp đề ra. Mặt khác, để đưa phong trào của lớp mình đạt hiệu quả cao thì giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác được giao. Giáo viên phải có phẩm chất tâm lý của người làm cha, làm mẹ. Đặc biệt là người bạn lớn của người học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả.
2. 2. Thực trạng.
Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra dưới sự lãnh đạo của nhà trường và các tổ chức khác nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh. Qua quan sát thực tế và tìm hiểu từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề làm công tác chủ nhiệm lớp 2 tại đơn vị cơ sở như sau:
2. 2. 1. Thuận lợi:
Nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường có năng lực chuyên môn vững vàng và rất quan tâm đến việc chỉ đạo làm công tác chủ nhiệm lớp tốt của từng giáo viên để nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Giáo viên: Đội ngũ giáo viên rất tâm huyết, nhiệt tình trong giảng dạy. Nhiều đồng chí có kiến thức cơ bản tốt, có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong công tác làm chủ nhiệm lớp.
Học sinh: Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, nhận thức nhanh, chấp hành tốt nền nếp của trường, lớp để ra.
2. 2. 2. Khó khăn.
Sau khi nhận lớp, tôi đi sâu vào công việc tìm hiểu cụ thể học sinh trong lớp. Một số học sinh chưa tự giác trong học tập, nhận thức chậm. Một số em chưa có phương pháp học tập lại thiếu sự quan tâm của bố mẹ, do bố mẹ đi làm ăn xa, bố hoặc mẹ không còn. Một số em chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, thích vui chơi. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2, đây là năm đầu tiên tiếp cận với nhiều phân môn (so với lớp 1) nên cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ về nội dung và phương pháp học tập; bản thân lại có những thao tác chậm như viết chậm; diễn đạt không được; thiếu tự tin…không có ý thức vươn lên trong học tập, ngại cố gắng. Qua việc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ cho biết có một số em rất hiếu động. Thật vậy, mặc dù các em rất đáng yêu, lanh lợi…nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động của lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, chưa có ý thức phối hợp trong nhóm, hay chọc phá bạn, hay chạy tự do trong giờ học…Vì vậy, nếu giáo viên không quan tâm làm công tác chủ nhiệm lớp cho tốt để thúc đẩy phong trào học tập của học sinh thì cũng từ đây nhiều học sinh có chất lượng học tập xa sút dần là điều không tránh khỏi.
Ngay từ đầu năm học (……….), tôi đã theo dõi, tìm hiểu học sinh trong lớp và kết quả thu được như sau:
Tổng số HS NỘI DUNG KHẢO SÁT
HS tự giác tham gia học tập. HS thiếu tự tin trong hoạt động học tập. HS không tự giác tham gia học tập.
32 SL TL SL TL SL TL
10 32.2% 11 35.5% 13 41.9%
Đề khảo sát môn Toán (Thời gian 30 phút).
Câu 1: (2 điểm): Viết số thích hợp vào ô trống:
50 51 54 59 62
Câu 2: (2 điểm). Điền số
a, 6dm =…. cm b, 50cm = …….dm c, 1dm5cm = …..cm
Câu 3: (3 điểm). Đặt tính rồi tính
5 + 72 91 – 1 16 + 53 34 – 12
Câu 4: (3 điểm). Một sợi dây dài 95 cm, đã cắt đi 32 cm. Hỏi phần còn lại của sợi dây đó là bao nhiêu xăng-ti-mét ?
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt (Thời gian: 50 phút).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]