SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới (vnen) tại lớp 3
- Mã tài liệu: BM0063 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1003 |
Lượt tải: | 18 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới (vnen) tại lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Tổ chức lớp học và lập kế hoạch xây dựng lớp học heo mô hình VNEN
– Xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình VNEN
– Đổi mới phương pháp giảng dạy
– Làm tôt công tác chủ nhiệm lớp
– Tạo môi trường giao lưu thân thiện, tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, tự tin khi thể hiện mình trước tập thể
– Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, ở đó trẻ em được học, được đảm bảo quyền lợi và các nghĩa vụ của mình, được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi giải trí và phát triển. Đối với trẻ em, mái trường là chỗ dựa tinh thần bền vững, tin cậy và có sức hấp dẫn nhất. Như chúng ta đã biết, độ tuổi học sinh Tiểu học là độ tuổi rất thích sự gần gũi, thương yêu của người lớn, thích được hoạt động, được khẳng định mình trước bè bạn, thích được tuyên dương, khen ngợi…đây là một nhu cầu bình thường của các em. Chính vì lẽ đó, xây dựng được lớp học thân thiện là yêu cầu cấp thiết mà người giáo viên phải đầu tư nghiên cứu xây dựng từ mô hình lớp học, trang trí lớp cũng như tạo các mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa học sinh – học sinh, giáo viên – học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp … để tạo ra một môi trường học tập tốt, tạo cho các em sự gần gũi, coi lớp học như gia đình của mình, để các em thấy
mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
Nhưng trong thực tế hiện nay, lớp học chỉ là nơi mà các em đến để tiếp thu kiến thức, thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, các em chưa thật sự yêu thích, gắn bó với trường, lớp của mình, học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi trình bày trước đám đông, học sinh chưa thật sự tích cực hoạt động, chủ động, sáng tạo trong học tập, còn thiếu khả năng cộng tác… Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên đứng lớp tôi luôn trăn trở và mong muốn làm thế nào để học sinh có được môi trường học tập tốt, làm thế nào để các em luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui “? Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)”
2/ Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp học sinh có được môi trường học tập tốt, thân thiện, tạo mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa học sinh – học sinh, giáo viên – học sinh . Để từ đó các em thấy vui mỗi khi đến lớp, luôn hào hứng, sôi nổi trong học tập cũng như các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học.
3/Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng để thực hiện đề tài nghiên cứu này là học sinh lớp 3A trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân.
4/Phương pháp nghiên cứu :
Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng một số phương pháp như:
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp thực hành
Phương pháp thống kê toán học. …
II. NỘI DUNG
1/ Cơ sở lí luận:
Năm học 2008-2009 là năm học đầu tiên thực hiện kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 và Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục. Đến nay, phong trào này vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển nhằm xây dựng trường học là môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc xây dựng “Lớp học thân thiện” có tác dụng rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên các em rất hiếu động, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới và rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Đặc biệt ở độ tuổi này, các em đã có nhu cầu phát triển mạnh về nhân cách, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Đồng thời hình thành ý thức, thái độ, hành vi, thói quen liên quan đến những chuẩn mực về đạo đức, về phát triển kỹ năng sống, về lao động thể chất và thẫm mỹ. Rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh. Do đó,“Lớp học thân thiện” là một môi trường học tập thuận lợi và giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Năm học …….. là năm học thứ 4, trường Tiểu học Thị Trấn thực hiện dạy thử nghiệm chương trình theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Đây là một mô hình hoàn toàn mới tại Việt Nam. Mô hình trường học mới sẽ tập trung chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh; trước đây, học sinh học theo lớp là chủ yếu thì nay sẽ chuyển sang dạy và học theo nhóm, cặp, cá nhân. Việc tự học của HS chiếm vai trò chủ đạo, giáo viên sẽ là người tổ chức, theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ và chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh. Mô hình mới này cũng đề cập tới việc phát huy vai trò giáo dục của gia đình, cộng đồng trong việc dạy dỗ học sinh. Vì đây là chương trình mới đang được thử nghiệm có nhiều thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học, nên khi tổ chức thực hiện trên lớp ở những năm đầu đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại cho cả giáo viên và học sinh. Các em còn lúng túng, thiếu tự tin trong các hoạt động, phụ huynh học sinh và cộng đồng chưa hiểu hết mặt tích cực của mô hình giáo dục mới nên một số phụ huynh chưa tin tưởng cho con theo học chương trình này ,…
Tuy nhiên, với điều kiện thuận lợi về trình độ dân trí cao của địa phương cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, thông qua các đợt tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn,…. Nên giáo viên và học sinh đã dần tự tin và làm việc có hiệu quả với việc dạy và học theo chương trình này.
Với mục đích xây dựng một lớp học thân thiện, để ở đó các em thấy vui vẻ, tự tin, được bộc lộ hết khả năng của mình, tham gia mọi hoạt động một cách tích cực, sáng tạo, để lớp học thành ngôi nhà chung của các em. Do đó, ngay từ đầu năm được phân công giảng dạy lớp 3A tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng học sinh trong lớp để nắm bắt tình hình và thu được kết quả như sau:
– Tổng số HS được khảo sát: 29 (17 nam, 12 nữ)
STT Nội dung khảo sát Số lượng Tỉ lệ %
1 HS biết tự học, tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn, sôi nổi, trong học tập và hoạt động tập thể. 9 31.0
2HS biết tự học nhưng chưa sôi nổi, tích cực tham gia hoạt động nhóm và các hoạt động tập thể .10
34.5
3 HS bước đầu biết tự học nhưng chưa tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, chưa tự giác trong học tập. 10 34.5
3/ Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề:
Trước thực trạng khảo sát của lớp tôi băn khoăn, suy nghĩ phải làm thế nào để khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh, để các em tích cực trong học tập, có tính sáng tạo và đạt hiệu quả khi tham gia phong trào, …. Làm sao để các em xem lớp học là nhà, thầy cô, bè bạn là những người thân trong gia đình, các em luôn mong muốn đến trường, đến lớp…Chính vì thế tôi tiến hành xây dựng một lớp học thân thiện thực sự để giải quyết vấn đề trên với các biện pháp, giải pháp sau:
3.1. Tổ chức lớp học và lập kế hoạch xây dựng lớp học heo mô hình VNEN.
Tổ chức lớp học theo mô hình VNEN nhằm phát huy tính sáng tạo và chủ động trong học tập của học sinh. Để phát huy các khả năng đó thì mô hình lớp học thay đổi để thuận tiện cho việc học sinh học tập theo cặp, nhóm. Cách sắp xếp và trang trí lớp học nhằm khuyến khích sự tự làm của học sinh để các em
phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Thành lập các ban học tập thu hút
sự tham gia của học sinh. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy của giáo
viên cũng thay đổi nhằm phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu của học sinh…
Từ những yêu cầu đó, ngay từ khi nhận lớp, tôi lên kế hoạch để thực hiện quá trình xây dựng lớp học như sau:
Tuần Nội dung Người
thực hiện
1 – Xây dựng hội đồng tự quản học sinh
– Tổ chức sắp xếp lớp học theo mô hình VNEN
– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Trò – Trò, Cô – Trò
– Bước đầu trang trí lớp học(Xây dựng bản
đồ cộng đồng, góc cộng đồng, nội quy lớp
học, 10 bước học tập)
– Tổ chức giao lưu sinh hoạt theo chủ điểm GV- HS-PH
2 – Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Trò – Trò, Cô – Trò
– Tiếp tục đầu tư trang trí lớp học( Xây dựng
góc thư viện, hộp thư bè bạn, hòm thư vui, điều em muốn nói) GV-HS
3 – Tiếp tục đầu tư trang trí lớp học( Xây dựng góc học tập môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, hoạt động giáo dục)
– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Trò – Trò, Cô – Trò GV-HS
4 – Bước đầu hoàn thành việc trang trí lớp học( trang trí thêm một số hình ảnh hoạt động của lớp, những thông điệp cần gửi gắm đến học sinh…)
– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Trò – Trò, Cô – Trò
– Tổ chức giao lưu sinh hoạt theo chủ điểm GV- HS
Các tuần tiếp theo – Tiếp tục đầu tư , bổ sung trang trí để hoàn thiện lớp học
– Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp.
– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Trò – Trò, Cô – Trò
– Tổ chức giao lưu sinh hoạt theo chủ điểm
(Tổ chức trong lớp và hoạt động NGLL) – GV-HS
– GV
– GV-HS
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]