SKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh lớp 5 có ý thức học tập tốt

Giá:
50.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 378
Lượt tải: 5
Số trang: 20
Tác giả: Lê Thị Thu Linh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Tiểu học Quảng Tâm
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 20
Tác giả: Lê Thị Thu Linh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Tiểu học Quảng Tâm
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh lớp 5 có ý thức học tập tốt triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Trước hết, tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm
– Bầu Ban Cán sự lớp và phân rõ chức năng nhiệm vụ
– Xây dựng nền nếp lớp học
– Giáo dục học sinh
– Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội

Mô tả sản phẩm

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” câu nói ấy khẳng định vai trò, trách nhiệm đối với người làm công tác giáo dục đó là chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”, trong đó vai trò của người làm công tác trực tiếp giảng dạy nói chung, vai trò của một giáo viên làm công tác chủ nhiệm nói riêng rất quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cũng như cung cấp kiến thức cho học sinh. Một việc làm nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng đi vào thực tế thì không hề dễ chút nào. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống… của học sinh rồi sẽ ra sao ? Đặc biệt là học sinh lớp 5 là lứa tuổi đang bước vào giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, ngoài những thay đổi về thể chất, các em cũng thay đổi về tâm lý, tình cảm. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Xuất phát từ những lí do đó và tình hình thực tế nên tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhỏ để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh lớp 5 có ý thức học tập tốt”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
1.1 Về phía giáo viên:
– Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện để tôi làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy 7 buổi/tuần.
– Tôi luôn tìm tòi học hỏi ở các đồng nghiệp và mọi hình thức để rút kinh nghiệm; không ngừng tự rèn luyện mình, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Thực hiện tốt công tác phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên bộ môn để cùng giáo dục học sinh thực hiện tốt nền nếp lớp cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp.
– Phối hợp tốt với cha mẹ học sinh trong việc quản lý giờ giấc của các em khi đến lớp cũng như ở nhà.
1.2. Về phía học sinh:
– Trong mọi hoạt động vui chơi, giải trí và học tập có hiệu quả đều được sự quan tâm hướng dẫn, dìu dắt của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên bộ môn, cùng cha mẹ học sinh.
– Được chia sẻ những tâm sự, khó khăn, mọi lo lắng của mình cùng giáo viên chủ nhiệm lớp.
1.3. Về phía cha mẹ học sinh:
Đa số cha mẹ học sinh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.
2. Khó khăn
2.1. Về phía giáo viên:
– Đôi lúc khi xử lí một số tình huống trong hoạt động vui chơi và học tập tôi còn lúng túng, bối rối nên phải kéo dài thời gian của buổi học so với qui định, từ đó gây mệt mỏi cho học sinh.
– Đôi khi tôi chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt, cho giỏi, còn việc giáo dục, rèn luyện nền nếp lớp thì chưa quan tâm nhiều.
– Lớp tôi chủ nhiệm với số lượng học sinh cũng khá đông (sĩ số 30/20 nữ, trong đó 05 em hộ nghèo, 02 em sống với ông bà, 06 em có năng khiếu môn Tiếng việt và Toán nhưng hay trêu chọc bạn, 04 em có năng khiếu chạy xa, bật xa, 07 em có năng khiếu viết đúng-viết đẹp, 06 em tiếp thu kiến thức chậm), mỗi em có một hoàn cảnh khác nhau nên cũng gây khó khăn trong công tác giáo dục các em.
2.2. Về phía học sinh:
– Một số học sinh chưa có ý thức vượt khó để học tốt.
– Một số em còn nghỉ học theo gia đình đi làm ăn xa từ đó làm ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số. Mặt khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của lớp. – Một số học sinh hay trêu chọc bạn, chạy lại trong lớp trong giờ học. Khi có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại “nhộn”. Qua đó, cho thấy các em chỉ “sợ” cô chứ chưa nhận thức được việc mình làm mặc dù tôi nhận thấy các em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt.
2.3. Về phía cha mẹ học sinh:
– Một số gia đình chưa quản lí tốt việc con em học hành ở nhà và thiếu sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm.
– Một số gia đình quan tâm đến việc học tập của con em nhưng họ là người không được đào tạo nghề dạy học, không có phương pháp và kĩ năng phù hợp trong việc giáo dục các em.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Muốn giáo dục được các em phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mĩ thì giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau :
1. Trước hết, tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm.
Ngay từ đầu năm nhận lớp, tôi tìm hiểu tình hình học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước về tâm lí, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh và năng lực trí tuệ của học sinh sau đó sắp xếp, bố trí chỗ ngồi phù hợp.
Chẳng hạn: Với các em hay nghịch, em tiếp thu kiến thức chậm tôi sắp xếp các em ngồi bàn đầu đối diện bàn giáo viên để dễ quản lí và tạo cơ hội cho các em này tham gia các hoạt động học tập nhiều hơn (vừa sức các em), cũng là tạo cơ hội để khen ngợi, khuyến khích giúp các em tự tin và học tập tích cực hơn.
Đặc biệt là tìm hiểu kết quả học tập cuối năm qua sổ chủ nhiệm, học bạ, từ đó tôi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm, học kỳ, tháng, tuần phù hợp với lớp mình. Trong kế hoạch tôi nêu rõ mục đích, chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp chính. Có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục khác để đạt mục đích. Có đề ra biện pháp phát huy được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp.
2. Bầu Ban Cán sự lớp và phân rõ chức năng nhiệm vụ.
2.1. Bầu Ban Cán sự lớp.
Lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Ban Cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
– Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
– Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử và đề cử. Tổ chức cho các em bầu chọn bằng hình thức biểu quyết. Sau đó cả lớp bầu chọn 10 học sinh tiêu biểu là Ban Cán sự của lớp.
2.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp.
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng là em Trương Triệu Vi (Phụ trách chung)
– Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp hàng ngày để báo cáo trong tiết sinh hoạt cuối tuần.
– Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục giữa giờ.
– Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp, khi lớp chào cờ đầu tuần và dự các buổi lễ trong năm học.
– Phụ trách việc mượn và trả sách tham khảo, truyện tranh cho thư viện.
– Đề nghị giáo viên tuyên dương những bạn có thành tích tốt, phê bình cá nhân còn vi phạm.
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập là em Nguyễn Nhựt Anh (Phụ trách học tập):
– Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; hướng dẫn các bạn chậm tiếp thu kiến thức, chia sẻ kết quả học tập với những bạn có năng khiếu.
– Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
– Theo dõi việc học tập của lớp (bạn nào tích cực, bạn nào thụ động, bạn nào còn vi phạm,…)
– Làm thay mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó văn nghệ là em Lý Bão Vy (Phụ trách văn nghệ)
– Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp hàng tuần ở tiết Âm nhạc (Bạn nào học tốt, bạn nào học chưa tốt,… )
– Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp.
– Vận động các bạn tham gia phong trào “Nuôi heo đất” mà trường phát động và đóng kế hoạch nhỏ hàng tháng theo quy định.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động là em Nguyễn Phương Quy (Phụ trách lao động, thể dục thể thao)
– Phân công, theo dõi và kiểm tra các bạn trực nhật công trình phần việc hàng ngày và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
– Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.
– Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các tiết học môn Thể dục chính khoá và thể dục giữa giờ.
– Đôn đốc, nhắc nhở các bạn nằm trong đội tuyển điền kinh tích cực tập luyện để đạt kết quả tốt.
* Nhiệm vụ của 03 tổ trưởng là kiểm tra mọi hoạt động học tập hằng ngày như: việc chuẩn bị bài vở, đồ dùng học tập khi đến lớp và vui chơi của tổ mình phụ trách và phối hợp tốt với lớp trưởng, lớp phó.
* Nhiệm vụ của 03 tổ phó là làm thay mọi việc của tổ trưởng khi tổ trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
Những em này sẽ góp phần hỗ trợ tôi trong công tác chủ nhiệm. Tôi phân chia lớp thành 03 tổ, 07 nhóm học tập, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trong lớp dễ dàng phối hợp với nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
3. Xây dựng nền nếp lớp học.
– Công việc này hết sức quan trọng, đòi hỏi rất nhiều đến trí tuệ và nghệ thuật, vì vậy tôi không nóng vội mà phải kiên trì thực hiện; tôi tôn trọng, khuyến khích những cái học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất. Xây dựng nền nếp được tôi tiến hành ngay sau khi bầu Ban Cán sự lớp và được thường xuyên duy trì nếu không thì khó mà hình thành thói quen cho học sinh, nhất là đối với các em lớp 5.
Ví dụ: “Xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng và giữ trật tự khi chào cờ”. Nền nếp này được tôi tiến hành thường xuyên theo từng buổi học và hàng tuần. Đây là nền nếp mang tính trật tự kỉ luật cần được duy trì suốt năm học.
– Khi nền nếp đã được thấm nhuần vào từng cá nhân học sinh thì các em sẽ tự giác trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi.
– Ngoài ra ở lứa tuổi của các em học sinh lớp 5, lứa tuổi mà một số em đã bắt đầu có những chuyển biến về tâm sinh lí thì tôi phải:
+ Nghiêm khắc với chính bản thân mình và học sinh bằng cách sửa chữa, chấn chỉnh ngay những gì không phù hợp trong quá trình học tập, sinh hoạt.
+ Luôn tạo uy tín với nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh, nhất là trở thành chỗ dựa tinh thần mà các em tin tưởng học tập.
+ Tạo sự đồng cảm giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh để từ đó hiểu và thông cảm với các em. Tôi luôn quan tâm sâu sát tới các em, cùng hoạt động để hướng dẫn, giúp đỡ các em điều chỉnh kịp thời những sai trái không chỉ bằng lời nói mà bằng việc làm, nhất là bằng tất cả tình yêu thương của người thầy.
+ Tôi luôn tôn trọng học sinh, luôn công bằng, thẳng thắn, gần gũi với học sinh nhưng cũng không thiếu sự cương quyết khi cần thiết. Nhờ đó, giúp các em tự giác sửa chữa những thiếu sót và sai lầm, tự thay đổi và phấn đấu vươn lên trong học tập để trở thành người học sinh toàn diện.
– Trong tiết học, tôi luôn dành thời gian quan tâm, giúp đỡ đối tượng học sinh chậm tiếp thu hay nghịch ngợm và mạnh dạn mở rộng kiến thức nhằm phát triển học sinh có năng khiếu. Thông qua mỗi bài học tôi còn giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh và giáo dục các em một số kỹ năng cơ bản như: Tai nạn thương tích; đuối nước; điện giật; bị ngộ độc; bị động vật cắn; bị xâm hại tình dục; phòng, chống các tệ nạn xã hội đặc biệt là bạo lực học đường.
– Bên cạnh đó tôi thực hiện giảng dạy lồng ghép kỹ năng sống theo quy định nhằm hình thành cho các em các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng suy nghĩ, sáng tạo; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng làm chủ bản thân; kỹ năng trình bày ý kiến, …
– Học sinh năng khiếu được xem là phong trào mũi nhọn của thị xã. Tôi dạy lớp có trình độ học sinh Giỏi nên tôi rất chú trọng phong trào này.
Thực hiện phong trào “Giữ vở sạch-viết đúng, viết đẹp” do Nhà trường phát động. Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai phong trào thi đua “Nét chữ- Nết người” với học sinh lớp tôi, nhằm rèn luyện cho các em có ý thức giữ gìn cẩn thận vở viết, biết trình bày bài viết một cách khoa học, góp phần nâng cao kết quả học tập của các em.
– Qua các lần kiểm tra định kì, tôi dành thời gian tổ chức cho học sinh xem bài kiểm tra, nhận xét, đánh giá, chỉ ra các mặt ưu điểm cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh đó tuyên dương, khen ngợi những học sinh có thành tích tốt và có tiến bộ, nhắc nhở động viên học sinh chậm tiến hoặc sa sút.
4. Giáo dục học sinh.
4.1. Giáo dục học sinh tính tự học ở lớp
Để giáo dục tính tự học cho học sinh, trước hết tôi phải tìm hiểu xem khi học sinh tự học cần có những điều kiện gì ? Các em cần biết cách học và có sự say mê, hứng thú học tập. Khi biết cách học tức là các em biết cách tự làm việc độc lập. Khi có niềm say mê hứng thú học tập các em sẽ tự giác học. Biết cách học với tinh thần tự giác, say mê học tập, chắc chắn các em sẽ có tính tự học.
Muốn giúp các em phát triển niềm say mê, hứng thú học tập ở lớp:
– Tôi tổ chức phong trào thi đua học tập trong lớp như: thi đua giữa các tổ, tổ chức các đôi bạn học tập. Khi phân các đôi bạn học tập, tôi lựa chọn xếp các em có học lực chênh lệch nhau vừa phải.
Ví dụ: Giỏi – Khá, Khá – Trung bình, Trung bình – Yếu.
Bạn khá hơn làm nhóm trưởng. Sau một thời gian nếu bạn yếu hơn trong nhóm có tiến bộ sẽ được làm nhóm trưởng. Cách tổ chức này rất có hiệu quả vì ở lứa tuổi tiểu học các em rất thích ganh đua và được khen. Khi được hướng dẫn cho bạn một điều nhỏ cũng khiến các em rất vui. Muốn hướng dẫn cho bạn học sinh buộc không ngừng học tập. Bạn được hướng dẫn cũng sẽ nỗ lực cố gắng với mong muốn được làm nhóm trưởng.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)