SKKN Một số đặc điểm và phương pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: Tiểu học
Môn: Tiếng việt
Lớp: 4
Bộ sách:
Lượt xem: 249
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
16
Lượt tải:

3

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số đặc điểm và phương pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

I- Một số đặc điểm và phương pháp dạy văn miêu tả
1- Quan sát trong văn miêu tả
2- Cảm xúc của người viết trong văn miêu tả
3- Ngôn ngữ trong văn miêu tả
II. Những kĩ năng cẩn rèn luyện cho học sinh khi viết văn miêu tả
1- Tìm hiểu đề bài
2- Quan sát, tìm ý, chọn ý
3. Sắp xếp ý
III- Dàn ý một số bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

  1. CƠ SỞ

Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vào nhà trường từ rất lâu và ngay từ bậc Tiểu học. Đề tài của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như: chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình yêu thích, những con vật nuôi trong nhà. Với học sinh lớp 4, chủ yếu là các em viết được một bài văn miêu tả ngắn.

  1. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:

Tuy nhiên đối với học sinh Tiểu học, việc học và làm văn miêu tả còn nhiểu hạn chế. Các em mới chỉ viết được những câu văn có nội dung sơ sài, chưa có hình ảnh và giàu sức biểu cảm. Đặc biệt với học sinh lớp 4, các em chuyển từ giai đoạn viết một đoạn văn (lớp 2, 3) sang viết một bài văn nên gặp không ít những khó khăn. Trong cùng một lớp, trình độ học sinh không đồng đều. Có nhiều học sinh có khả năng quan sát, cảm thụ văn học rất tốt, nhưng cũng còn không ít học sinh khả năng diễn đạt chưa tốt. Các em cũng quan sát nhưng không biết viết ra những gì mình đã quan sát được.

Đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học văn miêu tả ở học sinh lớp 4 (54 học sinh). Kết quả như sau

GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
4 7.4% 23 46.2% 19 31.5% 8 14.9

Qua bảng tổng kết trên cho thấy chất lượng học văn miêu tả của học sinh còn thấp, nhiều học sinh còn ở mức trung bình và yếu.

Với ý nghĩa quan trọng của phân môn Tập làm văn và thực trạng khi dạy – học môn học ngày ở trường Tiểu học hiện nay, tôi đã lựa chọn môn Tập làm văn để nghiên cứu, thể hiện trong việc trao đổi về đặc điểm, từ đó có một số phương pháp dạy – học môn Tập làm văn ở Tiểu học. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài : Một số đặc điểm và phương pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, tập làm văn, Chính tả. Trong các phân môn nói trên, có thể nói phân môn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng. Dạy tốt phân môn này sẽ đáp ừng được kĩ năng viết của học sinh: viết đúng và hay. Việc học các bài văn miêu tả sẽ giúp các em có tâm hồn, trí tuệ phong phú hơn, giúp các em cảm nhận được sự vật xung quanh tinh tế và sâu sắc hơn. Do đó, việc hướng dẫn các em cách làm văn miêu tả có ý nghĩa to lớn.

PHẦN II: NỘI DUNG

  1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN MIÊU TẢ

Trước hết cần phải hiểu rõ miêu tả là làm cho đối tượng mà ta đã từng nghe, từng thấy .. như được hiện ra trước mắt người nghe, người đọc. Từ việc nắm chắc thế nào là miêu tả, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được miêu tả trong văn chương và miêu tả trong khoa học. Ví dụ trong bài văn miêu tả con mèo, học sinh có viết: “Con mèo nhà em dài 30 cm, nặng khoảng 12 kg, chân nó dài khoảng 10 cm, lông nó màu vàng nhạt….” Giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết đây chưa phải là cách miêu tả trong văn học. Miêu tả trong văn học không cần sự chính xác, tỉ mỉ đến như vậy. Giáo viên có thể đọc cho học sinh một số đoạn văn miêu tả về con mèo để học sinh thấy được sự khác nhau đó.

Ví dụ 1: Chú mèo mướp nhà em to bằng cái phích nhỡ, lông màu tro có những vằn đen. Mặt nó khá xinh. Cái mũi ngắn, lúc nào cũng ươn ướt. Đôi tai như hai chiếc lá quất non luôn vểnh lên nghe ngóng. Mắt nó xanh và tròn như hai hòn bi ve. 

Ví dụ 2: Chú mèo tam thể nhà em có bộ lông trắng mềm mại, điểm những đốm vàng và nâu nhạt. Cái đuôi cong lên tựa dấu hỏi như để làm duyên. Mỗi khi em học bài, chú thường nũng nịu cọ bộ ria trắng muốt như cước vào chân em.

(Nguyễn Quỳnh)

  1. Quan sát trong văn miêu tả:

Bước đầu tiên để làm văn miêu tả là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách quan sát. Trong văn miêu tả, quan sát có một vai trò rất quan trọng. Khi quan sat không chỉ sử dụng mắt nhìn mà còn phải dùng tất cả các giác quan: xúc giác, thính giác, vị giác,… Nếu không có quan sát thì vốn hiểu biết và trí tưởng tượng của học sinh rất khó phát triển. Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với óc quan sát tinh tế của con người. Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho học sinh những cảm nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả. Chẳng hạn, nếu học sinh chưa từng nhìn thấy cây chuối thì học sinh sẽ không thể miêu tả về cây và cũng không có ấn tượng hay nhận thức gì về cây chuối.

Khi dạy học sinh quan sát, giáo viên cần nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng tượng dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống thực tế. Và muốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát. Những câu văn, bài văn miêu tả hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát, chúng ta sẽ có thể thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà các em chưa bao giờ thấy hoặc chưa bao giờ để ý thấy. Mỗi một nhà văn muốn viết được những bài văn miêu tả hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế thì mới có thể viết được lên những câu văn hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường như tưởng tượng ra được cả sự vật đó. Từ những hiểu biết về quan sát như vậy, khi dạy học sinh về văn miêu tả, giáo viên cần dạy các em cách quan sát.

  1. Quan sát: 

Giáo viên cần hướng dẫn các em hiểu rằng:

– Quan sát bên ngoài là dùng các giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác…. mà cảm nhận và phát hiện ra xem sự vật đó có hình dáng, đường nét, màu sắc,… như thế nào? Rồi phải xác định vị trí người quan sát, trình tự quan sát như từ xa đến gần hay từ ngoài vào trong. Giáo viên cần hướng cho các em làm quen và sử dụng tốt các từ ngữ có tính chất “công cụ” trong hoạt động quan sát: hình vẻ, dáng điệu…

– Quan sát bên trong là quan sát có so sánh, suy nghĩ và cảm xúc.

  1. b) Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng:

Tưởng tượng có vai trò tích cực trong cuộc sống. Tưởng tượng tạo nên những hình ảnh rực rỡ, phản ánh rõ ước mơ, lí tưởng của con người. Đối với văn miêu tả, tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ có tưởng tượng mà tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh….đều có thể được tái hiện trước mắt chúng ta. Tất cả những chi tiết đặc trưng nhất của sự vật trong thực tế không phải lúc nào cũng bộc lộ, nhưng nhờ có tưởng tượng mà sự vật mới hiện ra với những nét đặc trưng của nó.

Văn miêu tả nhằm giúp người đọc hình dung ra sự vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể. Vì thế, khi viết văn, người ta thường dùng liên tưởng, so sánh. Nhờ có liên tưởng, so sánh mà văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, óc sáng tạo của người đọc.

Do đó, khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện ra những nét giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Hay nói cách khác, khi quan sát, học sinh phải hình dung được trong đầu xem hình ảnh mình vừa quan sát được giống với những hình ảnh nào mà mình đã biết.

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh:

– Khi nhìn từ xa trông cây như thế nào? Cây cao thế nào? Dáng cây ra sao?

– Rễ cây trên mặt đất trông như thế nào? Nhìn rễ cây em có liên tưởng đến hình ảnh gì? Màu sắc của lá thay đổi theo mùa như thế nào?…..

Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh không những viết ra những điều mình quan sát được mà còn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh.

Ngoài ra, giáo viên còn có thể đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng hay.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)