SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức – hình thành nhân cách học sinh
- Mã tài liệu: BM0145 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 299 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức – hình thành nhân cách học sinh“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Bản thân là tấm gương cho học sinh noi theo
2. Công tác tổ chức lớp
3. Luôn quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, tạo sự gần gũi với học sinh
4. Kết hợp nhà trường – gia đinh – xã hội.
5. Giáo dục học sinh cá biệt.
6. Phát hiện và giải quyết xung đột
7. Dạy học giá trị sống
8. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp
Mô tả sản phẩm
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Ở thời đại nào, dưới chế độ nào việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên cũng là trung tâm chú ý của mọi thành viên trong xã hội. Trước đây, nhiều người cho rằng khi kinh tế phát triển, con người giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa người và người sẽ tốt đẹp hơn. Hiện nay, xã hội giàu có hơn trước nhiều nhưng hình như đây đó dấy lên báo hiệu sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng này có biểu hiện dưới những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành.
Trong hoàn cảnh ấy, việc nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học sinh được đặt ra trong những điều kiện mới. Những người làm công tác giáo dục cần phải tìm hiểu thực trạng, đặc điểm, yêu cầu và phương pháp giải quyết để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục. Nhà trường đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập và hoạt động của học sinh là một trong những phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Bởi “Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức cũng trở thành người vô dụng”.
Việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ và phẩm chất đạo đức là trách nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Muốn nấng cao chất lượng giáo dục thì phải tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn và giáo dục đạo đức học sinh. Dạy “chữ” phải đi đôi với dạy “người”. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau: đạo đức là nền tảng, là động lực thúc đẩy học sinh nâng cao ý thức trong học tập và ngược lại học sinh học càng giỏi thì sẽ cố gắng giữ gìn đạo đức. Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ cực kì quan trọng của nhà trường nhằm trang bị cho học sinh tinh thần tự giác, tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình để sống có trách nhiệm hơn. Qua đó giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ ấy được thực hiện qua nhiều môn học, mà người “ đứng mũi chịu sào phải là giáo viên chủ nhiệm. Ngoài kiến thức chuyên môn giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm nhằm xây dựng được tập thể lớp tốt, đặc biệt giáo dục những học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan. Giúp các em có được nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của một người học sinh. Người thầy phải có niềm tin, đam mê nghề nghiệp thì mới xây dựng được một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực đầy ý nghĩa.
Công tác chủ nhiệm lớp nhìn từ mọi góc độ đều thấy: Đây là công việc khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công có, thất bại không hiếm và phải rất kiên trì. Muốn hoàn thành trọng trách này, giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo, linh hoạt. Việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là để khẳng định mình về năng lực, trình độ và nhất là lương tâm nghề nghiệp! Mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh chăm ngoan. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò cực kì quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện đạo đức – hình thành nhân cách của học sinh. Khi giáo viên có phương pháp chủ nhiệm tốt sẽ tạo nên điều kiện cần và đủ để hoàn thành tốt cả nhiệm vụ bộ môn mình giảng dạy.
Vì vậy, từ trải nghiệm của những năm tháng làm công tác chủ nhiệm nhiều nhọc nhằn và hạnh phúc tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức – hình thành nhân cách học sinh”
II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và góp phần hình thành nhân cách học sinh ở trường trung học cơ sớ. Tôi chọn đề tài này để tìm ra những phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh, giúp các em hình thành nhân cách đúng đắn dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Với đề tài nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho học sinh, đặc biệt là những học sinh chậm tiến từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập theo hướng tích cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Bên cạnh đó phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh trung học cơ sở và chủ yếu là học sinh chậm tiến.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet.
2. Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể và vui chơi của học sinh.
3. Phương pháp điều tra:
Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, cha mẹ học sinh, bạn bè của học sinh.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm khác
5. Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở một lớp 6 năm học ….
V. Giới hạn nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này ở học sinh trung học cơ sở. Vì đây là giai đoạn rất quan trọng các em có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lí, trình độ hiểu biết thì còn thiếu, vốn sống của các em chưa nhiều nên các em dễ lầm đường lạc lối nhất là trong giai đoạn xã hội công nghệ thông tin hiện nay.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
– Do kinh nghiệm chưa nhiều và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ vận dụng ở lớp ở một lớp 6.
– Thời gian: Bắt đầu : …
– Kết thúc : …
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Giáo dục đạo đức – vấn đề cốt lõi của việc hình thành nhân cách cho học sinh là cả một quá trình được chuẩn bị đầy đủ về tri thức khoa học và chiến lược đào tạo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Không chỉ dừng lại ở bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà giáo dục còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn cùng hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức: chuẩn mực tri thức và niềm tin; chuẩn mực về tình cảm, thái độ; hình thành cho học sinh những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.
Đạo đức là gốc rễ của nhân cách con người. Nếu đức cao sẽ được mọi người kính nể, trong lòng sẵn có giá trị nhân văn, nhân đạo. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, điều này thể hiện rõ trong câu:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
(Nửa đêm)
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: bẩm sinh, di truyền, hoàn cảnh sống, việc giáo dục và tự giáo dục. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính chất quan trọng của của các yếu tố bẩm sinh di truyền và hoàn cảnh sống với sự hình thành và phát triển tâm lí.Yếu tố bẩm sinh – di truyền được coi là tiền đề vật chất có ảnh hưởng nhất định đến các yếu tố tâm lí như tính cách, năng lực, trí nhớ…Yếu tố môi trường và hoàn cảnh sống có những ảnh hưởng quan trọng tới việc hình thành nhân cách con người. Theo quan điểm của Người thì nhân cách được hình thành trong quá trình giáo dục. Chẳng thế mà khi đứa trẻ sinh ra bị lạc trong rừng sống cùng bầy sói thì nó không thể thành người được. Vì vậy, môi trường giáo dục quyết định việc hình thành nhân cách cho học sinh.
1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ở nhà trường THCS, giáo viên chủ nhiệm lớp là người được hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý công tác giáo dục và đào tạo học sinh ở lớp mình phụ trách là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước hiệu trưởng và nhà trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình.
– Giáo viên chủ nhiệm là thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện: Học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể. Là cầu nối giữa gia đình và nhà trường.
– Là người cố vấn cho công tác Đội, công tác Đoàn ở lớp mình chủ nhiệm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]