SKKN Một số giải pháp dạy trẻ kỹ năng hoạt động tạo hình, thể loại vẽ cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3087 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1465 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp dạy trẻ kỹ năng hoạt động tạo hình, thể loại vẽ cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1: Nâng cao kiến thức, tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân về kỹ năng hoạt động tạo hình, thể loại vẽ.
2.3.2: Tổ chức hoạt động tạo hình thông qua hoạt động học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
2.3.3: Dạy trẻ hoạt động tạo hình thể loại vẽ thông qua các hoạt động khác.
2.3.4: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ.
2.3.5: Tổ chức hoạt động thăm quan dã ngoại để cung cấp kiến thức về hoạt động tạo hình, thể loại vẽ.
2.3.6: Phối hợp với cha mẹ trẻ để giúp trẻ có kỹ năng vẽ được tốt hơn.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Tên đề mục | Trang |
1. Mở đầu | 1 |
1.1. Lý do chọn đề tài | 1 |
1.2. Mục đích nghiên cứu | 1 |
1.3.Đối tượng nghiên cứu | 2 |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | 2 |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | 2 |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | 3 |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | 4 |
2.3.1: Nâng cao kiến thức, tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân về kỹ năng hoạt động tạo hình, thể loại vẽ. | 4 |
2.3.2: Tổ chức hoạt động tạo hình thông qua hoạt động học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. | 5 |
2.3.3: Dạy trẻ hoạt động tạo hình thể loại vẽ thông qua các hoạt động khác. | 11 |
2.3.4: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ. | 12 |
2.3.5: Tổ chức hoạt động thăm quan dã ngoại để cung cấp kiến thức về hoạt động tạo hình, thể loại vẽ. | 13 |
2.3.6: Phối hợp với cha mẹ trẻ để giúp trẻ có kỹ năng vẽ được tốt hơn. | 14 |
2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | 15 |
3. Kết luận, kiến nghị | 16 |
3.1.Kết luận | 16 |
3.2. Kiến nghị | 17 |
Tài liệu tham khảo | |
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá. | |
Phụ lục |
- Mở đâu.
1.1.Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân [1]. Vì vậy các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ vô cùng cao cả. Đó là trẻ đến trường, trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ, được vui chơi, được tham gia vào các hoạt động và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần. Phối kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường, Gia đình – Xã hội.
Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện của trẻ em về cả Đạo đức – Trí tuệ – Thể lực–Thẩm mĩ và Lao động[1]. hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực và sáng tạo. Ngoài ra còn đáp ứng được các mục tiêu mà giáo dục đưa ra như: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội, nghệ thuật và thẩm mĩ.
Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện về mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể Có thể nói rằng, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Bởi hoạt động này đã giúp trẻ được thử sức mình, thể hiện những ước mơ của mình qua cái nhìn và sự tưởng tượng trong ánh mắt trẻ thơ. Đó là trẻ được tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mọi vật, cỏ cây, hoa lá, con người, quê hương, đất nước… Những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm tích cực. Thông qua đó, trẻ được trải nghiệm và tích lũy vốn sống, có ý thức và mong muốn thể hiện cái đẹp, giúp trẻ có những kinh nghiệm sáng tạo về nghệ thuật, qua đó hình thành năng khiếu thẩm mỹ ở trẻ. Hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng đơn giản như tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, phát triển sự khéo léo phối hợp giữa mắt và tay. Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định và tri giác đồ vật, rèn tính kiên trì, sáng tạo và khả năng đánh giá, tự đánh giá. Đồng thời góp phần chuẩn bị về tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, giáo dục ở trẻ lòng ham muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và điều khiển hành vi của mình thực hiện tốt các hoạt động ở trường mầm non. Từ đó hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp dạy trẻ kỹ năng hoạt động tạo hình, thể loại vẽ cho trẻ 4 – 5 tuổi ( Hoa cúc) tại trường mầm non Nga Thạch Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao nhận thức cho bản thân về hoạt động tạo hình, thể loại vẽ.
Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp dạy trẻ nhằm nâng cao kĩ năng, kiến thức cho trẻ thực hiện tốt hoạt động tạo hình, thể loại vẽ .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Kỹ năng dạy trẻ 4-5 tuổi ( Hoa cúc) trường mầm non Nga Thạch – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa làm quen với hoạt động tạo hình, thể loại vẽ.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh trên lớp
– Phương pháp thực hành, luyện tập
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm .
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hoạt động tạo hình của trẻ được coi là hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật nhưng chưa thực thụ. Bởi quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Mối quan tâm chính của trẻ là tập trung vào sự thể hiện biểu cảm chứ chưa phải là hình thức nghệ thuật thực sự của tác phẩm. Do tính không chủ định của trẻ mà trong quá trình tạo hình trẻ chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh một cách tình cờ. Trẻ chỉ quan tâm đến việc “Vẽ cái gì” chứ không phải “vẽ như thế nào”, trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả, trẻ vẽ những gì trẻ thấy, trẻ biết, trẻ nghĩ theo cách cảm nhận của trẻ thơ chứ chưa hẳn là những gì giống như cái mà chúng ta nhìn thấy.
Đặc biệt trong giờ họat động vẽ thể loại “đề tài”. Trong mỗi đề tài dạy vẽ cho trẻ, đều mang những nội dung phong phú khác nhau, mô phỏng về thế giới xung quanh trẻ, mang lại cho trẻ những hình ảnh tươi đẹp trong cuộc sống. Trẻ hiểu và tái tạo lại những hình ảnh đẹp của quê hương, đất nước, những cảnh vật của thiên nhiên. Trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù là các họa tiết đơn giản như ngôi nhà, cây xanh, bông hoa, mưa, ông mặt trời… Thông qua các bài vẽ mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi trẻ tạo ra được một sản phẩm và giúp trẻ thể hiện được ước mơ, được tìm hiểu, được vẽ, được sáng tạo một cách chủ động.
Với sự phát triển về nhận thức, cảm xúc và các kỹ năng vận động tinh, trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi rất hứng thú tìm kiếm, khám phá, tích luỹ vốn biểu tượng, kinh nghiệm tạo hình, đồng thời biết sử dụng khả năng tạo hình nói chung và vẽ nói riêng một cách tích cực tự giác để tìm hiểu cuộc sống thế giới xung quanh trẻ. “Trẻ có khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, phát triển những nét đẹp độc đáo và biết thể hiện chúng bằng các đường nét, mảng màu theo ý thích riêng của chúng. Trẻ biết cảm nhận những cái đẹp thẩm mỹ trong các tranh vẽ nghệ thuật trang trí phù hợp với độ tuổi của trẻ, đồng thời học hỏi được các phương thức biểu cảm đơn giản khi thể hiện tác phẩm của mình”[2]
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc và tâm sinh lý trẻ đang trên đà phát triển mà hoạt động tạo hình, đặc biệt thể loại vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là phát triển năng khiếu thẩm mỹ. Vì vậy việc đưa thể loại vẽ đến trẻ rất khó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức nhất định về phương pháp cũng như năng khiếu thẩm mỹ, cần có những biện pháp và lựa chọn các đề tài sao cho phù hợp với lứa tuổi, mang đến sức hấp dẫn, mới lạ nhưng phải có tính giáo dục cao và hàm chứa tính thẩm mỹ nghệ thuật đúng với mục đích, ý nghĩa của môn học trong việc giáo dục trẻ mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
Trường Mầm non Nga Thạch là một trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, theo Thông tư 02 và đón bằng chuẩn vào năm học ………. Năm học ……… trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. Trường nhiều năm đạt tập thể lao động tiên tiến cấp Huyện, chất lượng giảng dạy ngày càng cao. Trong năm học ………, trường có 9 nhóm lớp. Trong đó có 3 lớp Nhà trẻ và 6 lớp Mẫu giáo. Các lớp đều có đồ dùng trang thiết bị đầy đủ để tạo môi trường cho trẻ tham gia vào các hoạt động.
*Đối với giáo viên:
Bản thân có trình độ Đại Học. Tôi luôn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, biết tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp lẫn nhau trong chuyên môn.
Năm học ……… tôi được nhà trường phân công đứng lớp 4 – 5 tuổi (Hoa cúc). Tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm các loại sách, báo, trên mạng Internet nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, phương pháp để cung cấp và đáp ứng nhu cầu về một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt động tạo hình, thể loại vẽ.
* Đối với trẻ:
Ở lớp tôi phụ trách tổng số cháu là 40, trong đó có 18 trẻ gái và 22 trẻ trai. Phần đông các cháu đều khỏe mạnh, chiếm 98% kênh bình thường.
Trẻ đến lớp đều đặn ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo, phần đông các cháu đều khỏe mạnh, khi cô tổ chức hoạt động tạo hình trẻ rất mạnh dạn, tự tin, hứng thú say sưa tham gia vào hoạt động tạo hình, thể loại vẽ.
* Đối với cha mẹ trẻ:
Cha mẹ trẻ nhiệt tình quan tâm chăm sóc đến các cháu, luôn phối kết hợp cùng cô để đưa ra các biệt pháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
Trong những giờ đón và trả trẻ, tôi luôn trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ trong ngày để cha mẹ trẻ nắm bắt được rõ hơn về trẻ.
2.2.2.Khó khăn:
* Về cơ sở vật chất:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì nhà trường còn có một số khó khăn như: Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]