SKKN Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 640
Lượt tải: 140
Số trang: 34
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Thái Hòa
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 34
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Thái Hòa
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Sử dụng tiện ích của công nghệ thông tin trong công tác tư vấn tâm lý học sinh
– Nhận định diễn biến tâm lý, các tác động bên ngoài đến học sinh
– Điều chỉnh hành vi thông qua trao đổi, chia sẻ của giáo viên chủ nhiệm, tổ tư vấn tâm lý nhà trường
– Tổ chức các hoạt động nhằm bồi đắp cảm xúc thiếu hụt, tổn thương…nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh

 

Mô tả sản phẩm

ĐỀ TÀI
“Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông”

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tư vấn tâm lý cho học sinh là một lĩnh vực ứng dụng của tham vấn tâm lý trong trường học nhằm mục đích trợ giúp về tâm lý, sức khỏe, giáo dục và các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội cho học sinh. Những năm gần đây, hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học được các cấp ngành rất quan tâm, Bộ GD & ĐT đã có văn bản chỉ đạo rất cụ thể đó là Thông tư 31/2017/TT- BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Văn bản trên là hành lang pháp lý quan trọng để cho công tác tư vấn tâm lý học sinh được các nhà trường hết sức quan tâm.
Xã hội ngày nay đã và đang trên đà phát triển kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh ngày càng phức tạp hơn, điều đó đã ảnh hưởng đến tâm lý và hệ thống giá trị của nhiều tầng lớp, trong đó có lứa tuổi học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục và dạy học trong các nhà trường hiện nay còn nhiều bất cập cũng tạo nên sức ép rất lớn tới các em học sinh. Do đó, nhiều học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập, định hướng giá trị sống, nghề nghiệp và ứng xử…để đáp ứng được các kỳ vọng, yêu cầu của gia đình, xã hội. Trong số đó, nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, dồn nén lo âu, thậm chí có biểu hiện rối loạn tâm lý.
Hiện nay, tại Nghệ An hoạt động tư vấn tâm lý học đường đã được nhiều cấp ngành quan tâm, trong đó Sở GD&ĐT Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo đến các nhà trường để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động tư vấn chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm chưa được tập huấn, bồi dưỡng bài bản, còn thiếu hụt nhiều về kiến thức và kỹ năng tham vấn, hoạt động tư vấn tâm lý mới bước đầu được triển khai trong trường học nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Bên cạnh đó, học sinh phổ thông trung học là lứa tuổi còn non nớt nhiều mặt, kinh nghiệm và kỹ năng sống chưa nhiều, nhiều em có rất nhiều khúc mắc trong học tập, tâm sinh lý, trong các mối quan hệ mà các em không thể tự giải quyết được, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa đời sống văn hóa, tinh thần còn hạn chế. Hơn thế nữa các em lại rất ngại thể hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, khúc mắc, hay tâm sự của bản thân mình một cách trực tiếp với giáo viên. Các em một là giấu kín tâm sự, hai là tâm sự với bạn, những người chưa có đủ trải nghiệm trong cuộc sống để đưa ra những lời khuyên đúng đắn, tích cực, thậm chí còn không thể giữ bí mật và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Chính vì những lý do trên, với kinh nghiệm thực tế của công tác chủ nhiệm tại đơn vị, kết hợp với những hiểu biết về tâm lí lứa tuổi học đường, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông”. Một trong những hình thức mới và hiệu quả là cho các em viết nhật ký online. Xem nhật ký online với hình thức google form (một tiện ích của google) như một nơi để các em được bộc lộ những tâm sự thầm kín, khó nói thành lời mà chỉ có học sinh đó và cô chủ nhiệm đọc được, từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ hiểu được vấn đề của các em và giải quyết một cách kịp thời nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở THPT Thái Hòa và THPT Tây Hiếu thuộc Thị xã Thái Hòa, đề tài đề xuất một số biện pháp cho hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở hai trường, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý và đáp ứng tốt nhu cầu được tư vấn tâm lý của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở lớp 10A trường THPT Thái hòa và lớp 10G trường THPT Tây Hiếu thuộc Thị xã Thái Hòa.
3.2  Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý, các quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục, nghiên cứu cơ sở tâm lý của quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách người học. Đồng thời, tâm lý học sư phạm cũng nghiên cứu các yếu tố tâm lý về phía người làm công tác giáo dục, những vấn đề tâm lý của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau.
Ngoài ra, việc nắm được nội dung tâm lý, cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục của tâm lý học lứa tuổi…nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định nguyên tắc, hệ thống phương pháp, biện pháp tiến hành điều khiển quá trình dạy học, giáo dục, hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách người học tới mức cao nhất, đem lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục.
4. Giả thiết khoa học
Tư vấn tâm lý chính là quá trình cung cấp thông tin, xét về mặt ngữ nghĩa “tư vấn” có nội hàm rất rộng. Nó có ý nghĩa cung cấp thông tin, làm rõ những điều nghi vấn hoặc uẩn khúc… để từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích cho đối tượng cần tư vấn.
Rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực có sử dụng từ “tư vấn” như: tư vấn quản trị, tư vấn pháp luật, tư vấn hành chính, tư vấn chính sách, tư vấn du học…nhưng sự khác biệt giữa tư vấn tâm lý và các loại tư vấn khác về mặt thông tin thì tư vấn tâm lý nhấn mạnh sự thông hiểu cảm xúc và quan hệ giữa con người với con người trong một trạng thái tâm lý nhất định.
Trạng thái cảm xúc của mỗi con người nó chi phối rất lớn đến hành động, bộc lộ ra bên ngoài, đến hiệu quả công việc, lao động và học tập. Nếu trạng thái cảm xúc căng thẳng do tác động khách quan và chủ quan không được giải quyết dứt điểm thì gây nên những hệ lụy hết sức to lớn đến hành vi của mỗi con người về mặt tiêu cực.
Những người công tác trong ngành giáo dục luôn phải va chạm với những phản ứng độc đáo của đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Tư vấn tâm lý chính là việc tác động tới học sinh nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề với các em. Tư vấn tâm lý chính là an ủi, động viên, đưa ra kiến nghị, lời khuyên thành thực cho đối tượng được tư vấn. Trong cuộc sống thường ngày, mỗi khi chúng ta lâm vào hoàn cảnh éo le, bạn bè người thân thường đến an ủi, cảm thông, khuyên bảo chúng ta. Sự giúp đỡ này mang lại hiệu quả nhất định phần nào đó định hướng giúp người được tư vấn tìm ra được một lối đi cho riêng mình.
Nếu làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà trường, sẽ phần nào tạo dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, hạnh phúc, chất lượng giảng dạy, giáo dục vì thế sẽ được nâng lên, hạn chế tối đa những rủi ro do khủng hoảng tâm lý gây nên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở THPT Thái hòa và THPT Tây Hiếu.
5.3. Đề xuất biện pháp tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT Thái Hòa và trường THPT Tây Hiếu.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất biện pháp tư vấn tâm lý học đường ở THPT Thái hòa và THPT Tây Hiếu qua hình thức nhật ký online.
6.2. Giới hạn về khách thể điều tra và địa bàn khảo sát
Về khách thể điều tra: Tiến hành khảo sát trên 44 học sinh ở lớp 10A và 45 học sinh ở lớp 10G.
Về địa bàn khảo sát: Nghiên cứu thực tiễn tư vấn tâm lý cho học sinh ở hai lớp 10A THPT Thái Hòa và 10G THPT Tây Hiếu.
6.3. Thời gian nghiên cứu đề tài:
Thời gian Nội dung
Tháng 9/2021-12/2021 Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn thử nghiệm
Tháng 01/2022-03/2022 Tiếp tục áp dụng sáng kiến và kiểm định độ tin cậy của các giải pháp đề ra
Tháng 04/2022 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo cấp trường
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích những vấn đề có lên quan đến đề tài trong các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, thu thập thông tin, dữ liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp phỏng vấn qua google form.
7.2.2. Phương pháp lấy thông tin qua hình thức nhật ký online
7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia
7.2.4. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Đóng góp của đề tài
Google form là một hình thức lấy thông tin nhanh chóng, dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng và đảm bảo bí mật. Đây cũng là một hình thức mới để giáo viên có thể lấy được thông tin bất kỳ ở đâu và lúc nào. Qua đó giáo viên có thể xử lí thông tin và giải quyết vấn đề của học sinh một cách kịp thời, thấu đáo, khách quan. Giáo viên có thể biết được những tâm tư tình cảm, suy nghĩ, khó khăn của học sinh để kịp thời thăm hỏi, động viên, đưa ra những lời khuyên đúng đắn, giúp học sinh tháo gỡ những nút thắt của bản thân.
Hơn nữa, xây dựng trang nhật ký online, ngoài việc kịp thời giúp học sinh gỡ rối, giải đáp những băn khoăn lứa tuổi mới lớn, trang nhật ký còn giúp các em giữ lại những ký ức vui buồn học trò, để sau này các em có cơ hội nhìn lại mình trong quá khứ, thấy mình đã lớn lên, đi qua tuổi học trò và trưởng thành như thế nào.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Tư vấn tâm lý là quá trình nhà vận dụng những tri thức, phương pháp và kỹ thuật tâm lý học nhằm trợ giúp đối tượng được tư vấn nhận ra chính mình, từ đó thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm lý của bản thân mình.
Tư vấn là từ chỉ một hoạt động chuyên môn hoặc chỉ một nghề nghiệp chuyên giúp người khác có thể ra quyết định và giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực sống cá nhân bằng những phương pháp nghiệp vụ chuyên môn. Người làm nghề này được gọi là nhà tư vấn.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm tư vấn
Tư vấn còn được hiểu là việc đưa ra lời khuyên, lời lẽ có tính chất một chiều. Tư vấn chính là góp ý kiến cho ai đó về vấn đề được hỏi.
b. Khái niệm tư vấn học đường
Thuật ngữ tư vấn học đường được sử dụng trong nhà trường hiện nay bao gồm cả chức năng tư vấn và tham vấn. Đó là một lĩnh vực khoa học ứng dụng tâm lý và giáo dục, bao gồm những cách thức hỗ trợ và tác động mang tính định hướng giáo dục tới học sinh cần giúp đỡ. Qua tư vấn, học sinh vượt qua được những khó khăn lựa chọn được cách giải quyết phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm đồng thời là nhà tư vấn, chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục con người.
c. Tư vấn giáo dục
Là quá trình tư vấn mà nhà tư vấn sử dụng các phương pháp giáo dục nhằm can thiệp, phòng ngừa, hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển. Tư vấn giáo dục có hai loại: tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp. Như vậy, quá trình tư vấn là quá trình từ khi nhà tư vấn bắt đầu làm việc với người cần tư vấn đến khi đạt được một kết quả nhất định mà cả hai chấp nhận.
d. Tham vấn
Có nhiều cách hiểu về tham vấn. Trong công tác chủ nhiệm, tham vấn là kỹ năng trợ giúp về mặt tâm lý của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh khó khăn về tâm lý, nhằm giúp các em tự nhận thức và đối mặt với những vấn đề của mình, có thể vượt qua những khó khăn đó. Tham vấn có nhiều loại như: tham vấn tâm lý, tham vấn hướng nghiệp, tham vấn học tập.
1.2. Vai trò của tư vấn học đường
Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo cho các trường thực hiện nhiệm vụ tư vấn học đường. Tư vấn học đường có vai trò quan trọng trong nhà trường, nó tạo ra những tác động mang tính định hướng giáo dục tới học sinh, nhằm giúp học sinh biết cách định hướng và giải quyết vấn đề của bản thân, tạo ra sự phát triển phù hợp với yêu cầu, mong muốn của xã hội. Như vậy, tư vấn học đường tác động vào nhận thức, giúp các em tự nhận thức, tự giải quyết vấn đề qua đó hình thành tính tự lập, biết tự chịu trách nhiệm.
Tư vấn học đường trợ giúp và là bạn đồng hành của các em trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển. Tư vấn học đường có vai trò tham vấn giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình. Tư vấn học đường tạo ra môi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của trẻ đúng theo định hướng, mục tiêu mà xã hội mong muốn. Đó là hạnh phúc của mỗi cá nhân dựa trên hạnh phúc của toàn xã hội.
1.3. Các nội dung của tư vấn học đường
Dựa trên một số kết quả nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2005, những khó khăn trong đời sống học đường, những “trục trặc” mà học sinh trung học có thể gặp phải trong các mối quan hệ của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ sáu nội dung của tư vấn học đường ở trường phổ thông, tập trung vào các vấn đề sau:
– Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh
– Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới
– Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè và giáo viên
– Phương pháp học tập
– Tham gia các hoạt động xã hội
– Thẩm mỹ
1.4. Đối tượng cần tư vấn học đường
Trong tư vấn học đường, một trong những vấn đề cấn xác định rõ là đối tượng cần tư vấn. Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm, có hai đối tượng cần tư vấn.
Thứ nhất: là những học sinh gặp khó khăn chủ quan, không tìm thấy phương hướng sống, hoặc những khó khăn mà bản thân em không tìm ra cách giải quyết. Đó là những khó khăn trong đời sống học đường, trong các mối quan hệ của học sinh. Đây là kiểu tư vấn trực tiếp.
Thứ hai: là những tác nhân gây ra khó khăn cho các em, gây tổn thương hoặc không biết làm việc với các em. Nếu không tư vấn, can thiệp vào nhóm đối tượng này thì vấn đề của học sinh không được giải quyết. Vì vậy, khi làm việc với nhóm thứ hai, mục tiêu là hỗ trợ để họ hiểu, thay đổi thái độ, cách ứng xử với học sinh cần tư vấn. Đây là kiểu tư vấn gián tiếp. Dù là tư vấn trực tiếp hay tư vấn gián tiếp, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi ích của học sinh đang được tư vấn.
1.5. Lực lượng tham gia tư vấn học đường
Để thực hiện những nội dung tư vấn nêu trên, đảm bảo thực hiện tốt vai trò của tư vấn học đường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cần thu hút đông đảo lực lượng tham gia công tác tư vấn, bao gồm: Các tổ chức, cá nhân tư vấn ngoài nhà trường, đó là những người, những tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, như các tổ chức tư vấn trẻ em, các cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em, các cơ quan pháp luật và các cơ quan công tác xã hội. Các tổ chức, cá nhân tư vấn trong nhà trường. Mỗi trường có một hay một vài bộ phận chịu trách nhiệm tư vấn cho học sinh. Các tổ chức, cá nhân này bao gồm cả lực lượng chuyên nghiệp và không chuyên.
1.6. Một số yêu cầu trong công tác tư vấn học đường
Tư vấn, dù là nghề nghiệp hay chỉ là một chức năng đều phải tuân theo yêu cầu đạo đức nghề nghiệp. Các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp giúp người tư vấn định hướng đúng nghề nghiệp, đảm bảo cho các cuộc tư vấn đúng hướng và hiệu quả. Mặt khác các yêu cầu đạo đức tư vấn còn tăng cường trách nhiệm nghề nghiệp, đảm bảo người tư vấn có thể thực hiện mục đích vì lợi ích của trẻ em. Những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần tuân thủ khi tư vấn cho học sinh gồm:
– Luôn đảm bảo khách quan trong tư vấn.
– Người tư vấn cần tránh các quan hệ nhiều tuyến với học sinh cần tư vấn.
– Người tư vấn cần tôn trọng học sinh cần tư vấn.
– Cần giữ bí mật thông tin trong tư vấn.
2. Thực trạng công tác tư vấn tâm lý trong các nhà trường phổ thông hiện nay
2.1. Hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT
Học sinh phổ thông là lứa tuổi với đặc điểm tâm sinh lý đang phát triển, nhận thức các vấn đề trong cuộc sống chưa đầy đủ. Vì vậy, khi đối mặt với các sang chấn tâm lý, căng thẳng trong học tập, quan hệ gia đình và xã hội, các em dễ có hành vi tiêu cực. Cá biệt có em rơi vào trầm cảm, tự kỷ, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, rèn luyện và hòa nhập cuộc sống của các em.
Công tác tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng, hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; phát hiện, tư vấn giúp học sinh có hướng giải quyết phù hợp các vấn đề xảy ra trong học tập và cuộc sống, giảm thiểu bạo lực học đường và các tác động tiêu cực khác có thể xảy ra.
Với tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý, ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quy định thành lập tổ tư vấn tâm lý tại các trường học tại Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT.
2.2. Thực trạng tư vấn tâm lý tại trường THPT Thái Hòa và THPT Tây Hiếu
Nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của vấn đề tâm lý đối với sức khỏe tinh thần, thể chất, và học tập của học sinh, nhà trường THPT Thái Hòa và trường THPT Tây Hiếu cũng đang từng bước thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, bước đầu cũng đã có những kết quả cơ bản.
2.2.1 Về phía nhà trường
Thời gian này, nhất là trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây lãnh đạo nhà trường đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề tư vấn tâm lý, nên đã có chỉ đạo thành lập các ban tư vấn tâm lý trong trường học, có văn phòng riêng, có lịch làm việc, có lịch tiếp học sinh và phân công các giáo viên có kinh nghiệm, có nhiệt huyết để sẵn sàng lắng nghe và giúp các em giải quyết các vấn đề. Điều đáng vui mừng là công tác này cũng nhận được sự đồng thuận của các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Tuy nhiên, còn có những khó khăn nhất định như đội ngũ tư vấn viên chưa được chuyên môn hóa, chưa có đủ những tài liệu bổ trợ cần thiết, không gian làm việc chưa đủ riêng tư.
2.2.2. Về giáo viên chủ nhiệm
Trường THPT Thái Hòa gồm có 30 người, trường THPT Tây Hiếu gồm có 27 người. Những người được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm là những người đã được nhà trường cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn những giáo viên có sức khỏe tốt, có nhiệt huyết với nghề, có tâm với học sinh, thâm niên giảng dạy giao động từ 7 đến 25 năm, đã từng tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh, có bề dày về công tác tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, một số giáo viên chủ nhiêm vẫn có biểu hiện lơ là công việc, không quan tâm đến học sinh và thậm chí có những trường hợp đã phải thay giáo viên chủ nhiệm giữa chừng.
Bảng 2.1. Số liệu khảo sát về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
Trường Năm học Số lượng Độ tuổi Số năm làm công tác chủ nhiệm Thành tích
chủ nhiệm
Cấp Tỉnh Cấp trường
THPT
Tây Hiếu 2019-2020 27 34-44 6-15 0 12
2020-2021 27 35-45 7-16 0 6
THPT
Thái Hòa 2019-2020 30 30-44 6-15 0 1
2020-2021 30 35-45 7-16 2 3
(Trích số liệu khảo sát lấy từ báo cáo tổng kết hai năm gần đây của hai trường)
Qua bảng 2.1 trên, ta nhận thấy mặc dù các giáo viên chủ nhiệm của hai trường có thâm niên chủ nhiệm cao nhưng chưa có nhiều thành tích nổi trội. Cụ thể là trong số 57 giáo viên chủ nhiệm chỉ có hai người  đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh (chiếm 3,5%). Năm học 2019- 2020 có 13 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường (chiếm 22,8%), năm 2020-2021 chỉ có 9 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường (chiếm 15,7%).
2.2.3. Về phía học sinh
Học sinh không phải chịu áp lực học tập nhiều như học sinh thành phố, tuy nhiên phần lớp các em đến từ những gia đình lao động phổ thông, các em phải tham gia lao động cùng bố mẹ, không có nhiều thời gian để học tâp. Hơn nữa còn có một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, không sát sao được con cái ở cái lứa tuổi mà con cái rất cần đến sự quan tâm, chia sẻ, định hướng từ phía bố mẹ. Vì thế một số em thường dễ sa vào tình cảm tình yêu đôi lứa, đáng lo ngại là một số em vượt quá giới hạn. Ngoài ra với sự bùng nổ công nghệ thông tin, trang mạng xã hội, game online, zalo, facebook…mà học sinh thì sự chọn lọc thông tin không cao, nhầm lẫn thông tin đúng sai dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Đời sống kinh tế khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình, sa vào các mỗi quan hệ ngoài xã hội, học sinh rất dễ bỏ học, gây gỗ đánh nhau, trầm cảm, tự tử…hơn bao giờ hết các em rất cần một nơi để gửi gắm, chia sẻ tâm tư, tình cảm ấy là thầy cô, bạn bè !.
Để nắm bắt được nhu cầu được tư vấn và những vấn đề cần được tư vấn từ phía học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát:
Trường THPT Thái Hòa: 45 học sinh lớp 10A và 43 học sinh lớp 10B.
Trường THPT Tây HIếu: 45 học sinh lớp 10G và 39 học sinh lớp 10H.
Qua phiếu khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Thăm dò về tính cần thiết và khả thi
về việc tư vấn tâm lý học đường của lớp  10A và 10G
Lớp 10A và 10G Lớp 10B và 10H
Nội dung Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Số lượng
(Tỉ lệ %) Số lượng
(Tỉ lệ %) Số lượng
(Tỉ lệ %) Số lượng
(Tỉ lệ %)
1. Chúng em thấy khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới.  61
(67.8) 29
(32.2) 59
(72.2) 23
(28.1)
2. Em nhận thấy dễ dàng hơn để trao đổi với thầy cô về vấn đề của mình qua hình thức nhắn tin, viết nhật ký online thay vì gặp trực tiếp.  71
(78.9) 19
(21.1) 67
(81.7) 15
(18.3)
3. Em cần được tư về vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên. 33
(36.7) 57
(63.3) 35
(42.7) 47
(57.3)
4. Em cần được tư vấn về giải pháp học tập có hiệu quả. 65
(72.2) 25
(27.8) 68
(82.9) 14
(17.1)
5. Em cần được tư vấn về vấn đề tình yêu học trò. 68
(75.6) 22
(24.4) 63
(76.8) 19
(23.2)
6. Em cần được tư vấn về những khúc mắc xuất phát từ phía gia đình. 10
(11.1) 80
(88.9) 14
(17.1) 68
(82.9)
Từ những kết quả thu được qua khảo sát trên, và trao đổi thêm với học sinh chúng tôi rút ra nhận thấy:
– Học sinh có nhu cầu cao về vấn đề được tư vấn tâm lý, khi gặp trở ngại trong cuộc sống, nếu không có sự hỗ trợ, các em loay hoay mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng tiêu cực đến học hành, tính tình trở nên cáu bẳn, lơ đễnh.
– Bạn bè không phải là nơi đáng tin cậy tuyệt đối để các em chia sẻ những trở ngại tâm lý của mình. Khi được hỏi thêm, một số em lo lắng rằng bạn bè không thể giữ bí mật cho mình, một số em lại cho rằng giải pháp mà bạn mình đưa ra không mang lại hiệu quả cao.
– Các em chủ yếu gặp các vấn đề sau:
+ Những vấn đề liên quan đến học tập.
+ Vấn đề liên quan đến tình yêu.
+ Những vấn đề liên quan đến tình bạn.
+ Những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.
+ Vấn từ phía gia đình.
– Các em học sinh vẫn còn ngại gặp trực tiếp giáo viên để giải bày những tâm sự của mình, Các em nhận thấy sẽ dễ dàng hơn nếu gọi điện, nhắn tin, có nhiều em chọn hình thức viết nhật ký online dạng thức google form mà chúng tôi khởi tạo để bày tỏ nỗi lòng, mong nhận được sự giúp đỡ.
2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc tư vấn tâm lý
Khoảng vài năm trở lại đây, trước nhu cầu về hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh thì công tác này mới được ngành giáo dục thật sự đưa vào như một hoạt động bổ trợ giáo dục và định hướng cho học sinh. Đây thật sự là một việc làm thiết thực và nhân văn của ngành trước những rủi ro bên ngoài cuộc sống mà các em có thể gặp phải. Bằng sự nỗ lực của chính mình, đến nay hầu hết các trường nhất là bậc THPT đã thành lập được phòng tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường và đi vào hoạt động. Với thực tế hiện này, việc tư vấn tâm lý cho học sinh có những thuận lợi bước đầu tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn.
2.3.1 Thuận lợi
– Việc tư vấn tâm lý học đường là xuất phát từ nhu cầu của học sinh, cho nên rất được sự đón nhận, hợp tác từ phía các em. Trong quá trình học tập và rèn luyện, các em học sinh THPT – những người đang bước vào giai đoạn tuổi mới lớn, còn gặp không ít bỡ ngỡ, có những rắc rối mà các em chưa thể tự mình gỡ bỏ, nên các em rất cần đến những chuyên viên tư vấn, giúp các em định hướng, xử lý các vấn đề một cách tốt nhất.
– Lãnh đạo các cấp đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề tư vấn tâm lý, nên đã có chỉ đạo thành lập các ban tư vấn tâm lý trong trường học, có văn phòng riêng, có lịch làm việc, có lịch tiếp học sinh có số điện thoại đường dây nóng và phân công các giáo viên có kinh nghiệm, có nhiệt huyết để sẵn sàng lắng nghe và giúp các em giải quyết các vấn đề.
– Điều đáng vui mừng là công tác này cũng nhận được sự đồng thuận của các cán bộ, giáo viên, viên trong trường. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ 4.0, công tác tư vấn tăng thêm phần hiệu quả, kịp thời nhờ có các điều kiện hỗ trợ của công nghệ thông tin.
2.3.1 Khó khăn
– Một số nhà quản lý, cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này, nên chưa có sự nhất quán trong nội dung cũng như phương pháp nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
– Khó khăn về nhân sự. Trong công tác tư vấn, các tư vấn viên  cần có một số kỹ năng, năng lực nhất định, Tuy nhiên, hiện nay, cán bộ tư vấn tâm lý chuyên trách còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Chúng ta chưa có đủ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, phải sử dụng những cán bộ, giáo viên không có nghiệp vụ hoặc mới chỉ được đào tạo ngắn ngày.
– Cán bộ làm công tác tư vấn chưa kịp thời nắm bắt được thông tin đa chiều, đặc biệt là từ các trang mạng xã hội, “thế giới ảo” dẫn đến thiếu sát thực, gần gũi với đối tượng cần tư vấn.
– Chúng ta chưa có đủ chương trình, tài liệu về tư vấn tâm lý; còn thiếu cơ sở vật chất như phòng, lớp, trang thiết bị hỗ trợ tư vấn và thiếu kinh phí để tổ chức các hoạt động này.
Ngoài ra chúng ta cũng có những khó khăn khác như: Một số học sinh không hợp tác, hay là trong quá trình tư vấn chưa nhận được sự phối hợp của bộ phận cha mẹ học sinh hoặc chưa sắp xếp được thời gian hợp lý để hoạt động.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học sinh trong hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
3.1. Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tiện ích của công nghệ thông tin trong công tác tư vấn tâm lý học sinh
3.1.1. Khởi tạo và sử dụng nhật ký online dạng thức google form
Google Form là một công cụ hỗ trợ người dùng tạo và quản trị các biểu mẫu khảo sát, công cụ này được bao gồm trong bộ công cụ văn phòng do Google phát triển. Nó không chỉ giúp người dùng dễ dàng tạo được biểu mẫu khảo sát theo ý muốn mà còn hỗ trợ lưu trữ thông tin có được từ các cuộc khảo sát

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

skkn Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thpt thông qua giờ sinh hoạt lớp
10;11;12
Chủ nhiệm
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)