SKKN Một số giải pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 qua môn học Giáo dục quốc phòng an ninh
- Mã tài liệu: MP1268 Copy
Môn: | QPAN |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 514 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 qua môn học Giáo dục quốc phòng an ninh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Tăng cường công tác giáo dục tình yêu biển đảo cho học 16 sinh trường THPT Diễn Châu 5
2.3.2. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, trình chiếu các hình ảnh có tính chất trực quan sinh động dễ nhớ
2.3.3. Giải pháp 3: Kể câu chuyện thực tế, nhân vật được trải nghiệm tham quan các đảo trong quần đảo Trường Sa
2.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về biển đảo để kiểm tra nhận thức của người học
2.3.5. Giải pháp 5: Giáo viên giảng dạy Giáo dục Quốc phòng an ninh được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn về biển đảo
2.3.6. Giải pháp 6: Công tác phối hợp với các bên liên quan.
2.3.7. Giải pháp 7: Công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo
2.3.8. Giải pháp 8: Giáo dục truyền thống yêu nước, yêu biển thông qua công tác quyên góp trong khả năng để xây dựng biển đảo
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo dục quốc phòng an ninh là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường trung học phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, được triển khai ở Chương trình GDPT 2018, tạo cho học sinh có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, rèn luyện kỹ năng sống, tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh, góp phần củng cố nền QPTD – ANND vững mạnh. Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, giáo dục quốc phòng an ninh có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, khơi dậy tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Vì vậy, công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh toàn dân nói chung và cho học sinh nói riêng luôn được các trường THPT coi trọng. Nhận diện rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên; trong những năm qua Bộ GD ĐT đã ban hành các Thông tư, Công văn hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ GDQP – AN trong trường học, trong đó khuyến khích các đơn vị tăng cường tổ chức các hoạt động thực tiễn nhằm rèn luyện kỹ năng sống, đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học là vô cùng cần thiết. Cùng với quá trình đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, việc đổi mới hình thành phát triển phẩm chất, năng lực HS; bản thân qua đợt tập huấn chương trình GDQP – AN năm học 2022 – 2023 diễn ra tại TP Vinh thấy có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác GDQP – AN hiện nay nói chung và vấn đề biển đảo nói riêng. Thấy được tầm quan trọng đó; nhóm chuyên môn đã giáo dục cho học sinh trong nhà trường nhận thấy được ý nghĩa thiết thực về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo đã trở thành chủ đề được quan tâm ở trong nước và trên thế giới. Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”. Việc thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức quốc phòng an ninh, chủ quyền lãnh thổ cho toàn dân, tình yêu biển đảo cho học sinh. Nhất là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thế hệ thanh niên; vì đây là một lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, là những chủ nhân tương lai của đất nước là nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, xem đó là một nhiệm vụ thiêng liêng của thế hệ trẻ đối với vận mệnh của đất nước. Giúp học sinh hiểu rõ hơn về biển đảo là phần trách nhiệm không thể thiếu ở các cơ sở giáo dục nói chung và môn học GDQP – AN nói riêng trong chương trình đào tạo ở các trường THPT.
Là một giáo viên luôn tâm huyết với bộ môn tôi luôn xác định môn học GDQP – AN là môn học có thể lồng ghép với một số chủ đề liên quan đến biển đảo để các em học sinh thấy được tiềm năng, vẻ đẹp của các vùng biển đảo Việt Nam. Vùng biển đảo của nước ta là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là không gian sinh tồn và phát triển từ hàng nghìn năm nay của đất nước. Trong vùng biển đảo Việt Nam, mỗi hòn đảo không chỉ là địa bàn, nơi làm ăn sinh sống của nhân dân, mà còn là “cột mốc chủ quyền” tự nhiên, thiêng liêng của Tổ quốc. Vì thế, bảo vệ và phát triển tiềm năng biển đảo luôn là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang và cả dân tộc. Trong bối cảnh Quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi; Việt Nam đang phải đối diện với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị – xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới Quốc gia nước ta. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc VNXHCN là một nhiệm vụ thiêng liêng; chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay mà chủ quyền lãnh thổ, biên giới Quốc gia là một nội dung đặc biệt được coi trọng. Đảng đã xác định rõ: “Xây dựng nền QPTD – ANND vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”.
Tầm quan trọng của GDQP – AN trong trường phổ thông thể hiện ở chổ; đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu của công tác giáo dục QPTD – ANND vững mạnh. Trong đó, giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cuờng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong năm 2014 và 2019, vấn đề biển đảo và đặc biệt là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển đảo đã trở thành chủ đề được quan tâm ở trong và ngoài nước. Vì vậy; làm sao để học sinh hiểu rõ bản chất vấn đề, có tình yêu với biển đảo quê hương luôn là câu hỏi trăn trở trong tôi. Là một giáo viên giảng dạy biết bao thế hệ học sinh mình cần làm một cái gì đó dù là nhỏ nhưng để góp phần giúp học sinh hiểu rõ hơn về biển đảo, thêm yêu biển đảo quê hương là phần trách nhiệm của mỗi người giáo viên.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tìm hiểu, học hỏi, cùng với kinh nghiệm mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số giải pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 qua môn học Giáo dục quốc phòng an ninh”.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số giải pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 qua môn học Giáo dục quốc phòng an ninh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài quan tâm đến các giải pháp nâng cao công tác giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5.
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, sáng kiến nhằm nhận diện rõ các giải pháp để nâng cao công tác giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 qua môn học Giáo dục quốc phòng an ninh. Trên cơ sở đó, xác định vai trò của thế hệ trẻ nói chung, HS trường trường THPT Diễn Châu 5 nói riêng trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm về biển đảo nơi mình sinh sống, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, tôi tập trung thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về công tác giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 qua môn học Giáo dục quốc phòng an ninh hiện nay.
- Đề xuất giải pháp nâng cao công tác giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 qua môn học Giáo dục quốc phòng an ninh trong thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về công tác giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5;
- Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát thu thập thông tin và đánh giá;
- Phương pháp quan sát: Quan sát HS trong các giờ học trên lớp, trong các hoạt động trải nghiệm tham gia cộng đồng để nâng cao công tác giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 tại địa phương;
Ngoài ra, sáng kiến còn sử dụng phối hợp các phương pháp như đối chiếu, so sánh, phân loại, … để việc nghiên cứu đạt hiệu quả hơn.
- Đóng góp và cấu trúc của đề tài
5.1. Đóng góp
- Sáng kiến là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về giải pháp nâng cao công tác giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 5 qua môn học Giáo dục quốc phòng an ninh ở địa phương nói riêng và học sinh trường THPT nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu dạy học Bài 3 – Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc gia trong bộ môn GDQP – AN 11 và công tác giáo dục khác liên quan đến biển đảo cho học sinh và tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ.
5.2. Cấu trúc của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính sáng kiến gồm 2 chương.
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu của đề tài
Tuổi trẻ học đường là lực lượng tương lai trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, cho nên làm tốt công tác giảng dạy, tuyên truyền cho các đối tượng này là nhiệm vụ mang tầm chiến lược, phải thực hiện sớm, thường xuyên và lâu dài. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng khá “nhạy cảm” đối với vấn đề chủ quyền biển đảo của đất nước, nên cần phải chuẩn bị tốt nội dung và phương pháp giảng dạy, tuyên truyền phải chọn lọc và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đây là cơ sở cho việc chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất công tác giảng dạy, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cho học sinh trong thời gian tới.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600km, nơi hẹp nhất khoảng 50km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]