SKKN Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị Luận văn chương lớp 9
- Mã tài liệu: BM9148 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 869 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Bắc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Bắc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị Luận văn chương lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
b.1.Trước hết giáo viên phải giúp học sinh nắm được cấu tạo cơ bản thông thường của một phần đặt vấn đề
b.2. Rèn thói quen diễn đạt có vấn đề
b.3. Giáo viên cung cấp cho học sinh phương pháp làm phần đặt vấn đề thông qua một số kiểu đặt vấn đề đặc trưng để học sinh có thể lựa chọn để áp dụng sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài cụ thể
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài.
Nghị luận văn chương là kiểu bài không chỉ đòi hỏi học sinh nắm bắt được những giá trị của tác phẩm mà còn phải biết cách tích lũy các kiến thức đã nắm bắt được trong bộ môn Ngữ văn để diễn thành văn bản trình bày những nhận xét, đánh giá và những rung động của bản thân về những thành công và hạn chế của nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn chương đó. Cũng có thể nói đây là kiểu bài tương đối khó đối với học sinh lớp 9 bậc THCS.
Cha ông ta thường bảo rằng: “Vạn sự khởi đầu nan”. Quả thực làm bài văn nghị luận đã khó, phần đặt vấn đề lại càng khó hơn đối với học sinh. Đây là phần tạo cảm giác đầu tiên cho người đọc, giúp người đọc đi vào văn bản nghị luận của mình. Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc trong bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì? Phần này sẽ tạo ấn tượng ban đầu để người đọc có thiện cảm hay ác cảm đối với bài viết của học sinh. Vì vậy học sinh đặt vấn đề cần phải gọn gàng, hấp dẫn để tạo ấn tượng cảm xúc tốt cho người đọc và đặc biệt hơn sẽ tạo tâm lí thuận lợi trong việc tiếp xúc với những phần sau của bài văn.
Thực tế qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy khi làm bài văn nghị luận văn chương, học sinh còn rất lúng túng trong việc đặt vấn đề. Một số học sinh không biết cách đặt vấn đề, không biết tách phần mở bài, thân bài, kết bài; một số học sinh thì không phân biệt được kiến thức nào ở phần mở bài, kiến thức nào đưa vào phần thân bài nên thường đưa cả những ý trong phần thân bàn lên mở bài. Điều đó cho thấy học sinh chưa có phương pháp và kĩ năng làm phần mở bài. Vì vậy, tôi đã tìm tòi tham khảo, đúc rút kinh nghiệm, khái quát thành một số giải pháp giúp học sinh khắc phục những khó khăn khi tiến hành làm phần đặt vấn đề của kiểu bài văn nghị luận văn chương.
- 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu
Với việc nghiên cứu đề tài này, mục tiêu đặt ra là giúp học sinh biết cách đặt vấn đề khi làm các đề văn nghị luận văn học, giúp các em không còn lúng túng khi làm mở bài cho bài văn nghị luận văn học. Đề tài còn có thể trở thành một tài liệu giúp ích cho giáo viên đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
- Nhiệm vụ
– Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể giúp cho học sinh có nhiều cách đạt vẫn đề, định hướng được yêu cầu của đề ngay khi làm bài văn nghị luận văn học.
- 3. Đối tượng nghiên cứu
– Học sinh lớp 9A1, 9A2 trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đắk Lắk
- 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Đề tài này được nghiên cứu và thử nghiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – H.Krông Ana – T. Đăk Lăk
– Chỉ nghiên cứu về việc giúp học sinh biết cách đặt vấn đề khi làm bài văn nghị luận văn học.
- 5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thử nghiệm
– Phương pháp vấn đáp
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Những năm gần đây vấn đề dạy học ở trường THCS luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sư phạm, văn học là nghệ thuật giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của học sinh, thấy được những cái hay, cái đẹp của tác phẩm từ đó hình thành nhân cách học sinh. Bàn về vấn đề dạy bộ môn Ngữ văn không chỉ xoay quanh vấn đề dạy cái gì? Mà cần phải dạy như thế nào? Trong quá trình giáo dục và học tập văn hóa nói chung và Ngữ văn nói riêng đòi hỏi phải phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay, trong quá trình dạy học, giáo viên là người hướng dẫn định hướng còn học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức có lựa chọn sáng tạo để vận dụng một cách có hệ thống. Trong quá trình các em làm bài không chỉ chú trọng đến việc các em cảm nhận tác phẩm một cách đơn thuần mà còn phải đặc biệt chú ý đến sự tiếp thu tác phẩm và sự vận dụng sáng tạo những kiến thức ấy thông qua một bài nghị luận văn chương cụ thể. Để đạt được điều đó giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận văn chương. Cụ thể là phần đặt vấn đề vì phần này là phần khởi đầu của bài viết và cũng là phần rất khó viết của học sinh.
II.2. Thực trạng
- Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
– Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục, các em được học tập trong một điều kiện khá tốt về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin đã thu được kết quả tương đối tốt trong công tác dạy học và giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Đặc biệt ở bộ môn Ngữ văn, 100% giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn. Giáo viên được trang bị phương pháp tốt giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tối ưu nhất. Hơn nữa, hiện nay số lượng sách hướng dẫn về phương pháp làm văn nghị luận rất phong phú, đa dạng và số lượng sách bài văn mẫu rất nhiều đáp ứng tốt cho việc học tập tham khảo của học sinh. Đây là một trong những thuận lợi quyết định chất lượng bài văn nghị luận của học sinh.
– Học sinh cũng được làm quen với nghị luận văn chương (kiểu bài biểu cảm) từ lớp 7 và đã có những định hướng ban đầu về nghị luận.
– Chương trình có sự tác động của các yếu tố lý thuyết tích hợp như: Bố cục văn bản, mạch lạc trong văn bản, kiên kết trong văn bản…..và học sinh được tiếp cận với các tác phẩm văn chương chọn lọc, tiêu biểu có giá trị thẩm mỹ cao.
* Khó khăn
– Về phía giáo viên: Một số giáo viên còn hạn chế trong phương pháp nghị luận, nên khi hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên còn hướng dẫn chung chung. Học sinh còn rất mơ hồ khi làm phần đặt vấn đề. Thói quen dạy văn bản không có phần giới thiệu vào bài cũng làm ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng làm phần đặt vấn đề của học sinh. Nhiều giáo viên chưa nhấn mạnh cho học sinh vai trò và tầm quan trọng của phần đặt vấn đề trong bài văn nghị luận. Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh những cách thức cụ thể để có thể viết tốt phần đặt vấn đề. Điều này có ảnh huởng rất nghiêm trọng đến kĩ năng làm phần đặt vấn đề của học sinh.
–Về phía học sinh: Mặc dù các em đã được làm quen với kiểu bài nghị luận ở lớp 7 nhưng như chúng ta đã biết nghị luận ở lớp 7 là rất khó với học sinh. Đặc biệt là học sinh ở địa bàn các xã vùng sâu cách xa trung tâm của huyện, tỉnh. Vì thế, các em ít có cơ hội tiếp xúc với các tài liệu tham khảo, đặc biệt là sách nâng cao. Với các em, môn Ngữ văn là một môn học trừu tượng nên chưa được chú ý đầu tư. Vì thế, khi được tiếp cận với kiểu bài nghị luận văn chương ở học kì II của lớp 9, nhiều em còn rất mơ hồ. Nhiều học sinh khi làm bài kiểm tra đã làm phần mở bài một cách qua loa, chiếu lệ cho có mà không ý thức được nhiệm vụ của phần này trong toàn bộ bài văn nghị luận. Một số học sinh chưa biết trình bày phần đặt vấn đề trên một đoạn văn, có nhiều trường hợp các em không có phần đặt vấn đề mà gộp chung trong phần thân bài. Nhiều học sinh ghi nhớ máy móc nên chưa biết áp dụng phương pháp làm phần đặt vấn đề đối với từng dạng đề cụ thể. Học sinh còn nhầm lẫn tác giả, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, sự nghiệp văn chương. Đa số học sinh còn chưa biết các bộ phận cần thiết phải có của một phần đặt vấn đề và chưa có kĩ năng viết phần đặt vấn đề bằng nhiều cách khác nhau ứng với mỗi yêu cầu cụ thể của đề.
- Thành công, hạn chế:
* Thành công: Khi tôi cùng với một số đồng nghiệp thực hiện đề tài này, tôi nhận ra rằng giáo những giáo viên nắm chắc phần văn nghị luận, nhất là nghị luận văn chương thì việc dẫn dắt học sinh đặt vấn đề rất đơn giản. Giáo viên đưa ra nhưng cách mở bài khác nhau học sinh sẽ rất hứng thú nhất là những học sinh khá,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]