SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu
- Mã tài liệu: BM4114 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 536 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc khái niệm về tính từ qua phân tích ngữ liệu, lấy ví dụ minh hoạ, làm bài tập thực hành.
Giải pháp 2: Giúp học sinh xác định đúng ranh giới giữa các từ dựa vào cấu tạo từ qua một số mẹo:
Giải pháp 3. Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, các hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Dựa vào văn cảnh cụ thể để xác định tính từ.
Giải pháp 4: Giúp học sinh xác định tính từ dựa vào khả năng kết hợp của từ
Giải pháp 5: Giúp học sinh xác định tính từ dựa vào chức năng ngữ pháp của chúng.
Giải pháp 6. Kiểm tra, đánh giá.
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng vững chắc cho học sinh học tập tốt tất cả các môn học khác. Một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học. Trước hết, phân môn Luyện từ và câu cung cấp vốn từ và làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Khái niệm ngữ pháp thường mang tính trừu tượng và khái quát cao. Việc tiếp nhận các khái niệm ngữ pháp đối với học sinh tiểu học hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi một trình độ tư duy nhất định. Để giảm độ khó cho học sinh trong việc lĩnh hội các khái niệm ngữ pháp, bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa của ngữ pháp, giáo viên cần cung cấp các dấu hiệu hình thức ngữ pháp để học sinh dễ nhận diện.
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy: Một trong những phần kiến thức ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao mà học sinh còn rất lúng túng và gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tính từ và vận dụng thực hành về tính từ. Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt rất phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ. Giáo viên đã dành rất nhiều thời gian cho nội dung dạy học này song chất lượng vẫn chưa đạt được như mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là do hiệu quả dạy học về tính từ chưa cao. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu mảng đề tài này với hi vọng giúp các em học sinh nắm chắc hơn, ít bị lúng túng hơn khi gặp các dạng bài tập có liên quan đến tính từ. Khi đã nắm vững khái niệm về tính từ, hiểu rõ bản chất của tính từ và một số mẹo để nhận dạng tính từ, các em dễ dàng tìm được tính từ và vận dụng dùng từ đặt câu và làm bài tập làm văn sinh động hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học của môn Tiếng Việt.
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài :”Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Lang Chánh” nhằm giúp học sinh lớp 4 nắm vững khái niệm về tính từ và biết vận dụng khái niệm để làm tốt các bài tập liên quan đến tính từ.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.
– Giúp học sinh có kĩ năng xác định Tính từ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy dạng bài về tính từ.
– Nghiên cứu khái niệm về tính từ, các cách để xác định tính từ
– Một số giải pháp giúp học sinh học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
– Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
– Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, mạch kiến thức về tính từ.
1.4.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 4A (lớp tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy) và học sinh lớp 4B, 4C trong khi đi dự giờ của đồng nghiệp.
1.4.3. Phương pháp thống kê:
Thống kê qua các bài kiểm tra của học sinh để đánh giá kiến thức về tính từ của học sinh.
1.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp ngữ liệu:
Thông qua hệ thống bài tập của học sinh, giáo viên phân tích, tìm ra những nguyên nhân học sinh thường mắc trong khi làm bài tập, từ đó tìm ra những giải pháp để khắc phục những nguyên nhân đó.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 giúp cho học sinh: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu; Rèn cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. Từ đó giúp học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa.
Việc dạy luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, củng cố cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu. Phân môn Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc phát triển học sinh bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em [1].
Môn Tiếng Việt lớp 4 gồm các phân môn: Tập đọc, kể chuyện, tập làm văn, chính tả, luyện từ và câu. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau.
Một trong những nội dung của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 về từ loại đó là tính từ. Tính từ các em đã học từ lớp 2 nhưng mới ở mức độ nhận biết ban đầu sơ giản thông qua các bài tập như dạng tìm từ tả hình dáng của người, đức tính của học sinh, màu sắc của các loài hoa,… lên đến lớp 3 các em được học tính từ cũng thông qua hệ thống bài tập, qua các bài tập đọc nhưng ở mức độ cao hơn lớp 2 đó là tìm tìm các từ miêu tả hoạt động, trạng thái của sự vật. Đến chương trình lớp 4, tính từ được cung cấp cho học sinh dưới dạng khái niệm, bao quát một cách tổng thể hoàn chỉnh.
2.2. Thực trạng vấn đề
Qua hai năm học được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 4, tôi nhận thấy: Nội dung dạy học phần tính từ trong phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 4 thường được đánh giá là rất khô khan và trừu tượng; học sinh rất “ngại” khi học phần này. Nhiều học sinh gặp không ít những khó khăn và lúng túng khi xác định tính từ và vận dụng làm các bài tập về tính từ. Học sinh chưa nắm vững khái niệm về tính từ nên chưa làm chủ được mạch kiến thức về tính từ; từ đó,việc xác định các tính từ từ những từ cho sẵn hoặc trong một đoạn văn, khổ thơ hầu như các em chỉ tìm được một số tính từ đễ nhận biết, còn một số tính từ dễ nhầm lẫn như động từ chỉ trạng thái với tính từ; một số từ mà dấu hiệu phân biệt rất mờ nhạt dễ nhầm lẫn khi xác định tính từ với động từ hoặc học sinh dễ nhầm các từ như: Niềm vui, nỗi buồn, cuộc kháng chiến,… là các tính từ.
Mặt khác, qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Học sinh khi thực hành về các bài tập về tính từ thường ít hào hứng, không khí lớp học trầm lắng; học sinh thường sử dụng tính từ là một từ đơn để đặt câu mà chưa biết sử dụng một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất của tính từ vào đặt câu và viết văn có hình ảnh sinh động.
Qua quá trình dạy học và trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu qua học sinh, tôi đã tìm ra một số nguyên nhân mà giáo viên và học sinh còn hạn chế khi dạy học phần kiến thức về tính từ là:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]