SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5A phân biệt thành phần chính của câu
- Mã tài liệu: BM5140 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 233 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5A phân biệt thành phần chính của câu” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Phân loại các lỗi thường nhầm lẫn của học sinh
Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh xác định từng bộ phận chính của câu
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh xác định từng bộ phận chính của câu ghép
Giải pháp 4: Giúp học sinh phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Luyện từ và câu là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt được giảng dạy xuyên suốt trong bậc học Tiểu học. Ở phân môn này cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng đọc cho học sinh. Ở lớp 5 phân môn Luyện từ và câu đóng một vai trò hết sức quan trọng ngoài việc trang bị kiến thức Tiếng Việt cho học sinh Luyện từ và câu còn hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập, giao tiếp trong các môi trường hoạt động theo lứa tuổi . Thông qua dạy Luyện từ và câu góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt hình thành dần các thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa .
Để giúp học sinh lớp 5 nhận diện phân biệt thành phần chính của câu là một vấn đề quả là không dễ dàng chút nào, nhất là các câu có thành phần giống nhau về hình thức, đặc điểm, từ loại về mối quan hệ nhưng lại khác nhau về chức năng ngữ pháp. Sự giống nhau về hình thức, đặc điểm đó đã khiến cho người dạy, người học dễ bị nhầm lẫn khi phân biệt đơn vị ngữ pháp này với đơn vị ngữ pháp khác, đặc biệt đối với học sinh tiểu học thì lại càng khó hơn, bởi nhận thức tư duy của các em là tư duy cụ thể thiên về hình thức nên sự nhầm lẫn khi phân biệt thành phần câu xảy ra là điều đương nhiên .
Bản thân là một giáo viên Tiểu học được nhà trường phân dạy khối lớp 5 . Tuy kinh nghiệm tích lũy chưa được là bao, song tôi cũng mạnh dạn tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhỏ để giúp học sinh của mình tiến bộ trong học tập qua đề tài : “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Vệ 1 phân biệt thành phần chính của câu”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dạy học phân môn Luyện từ và Câu ở trường Tiểu học Đông Vệ 1, nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất giảm bớt tình trạng học sinh phân biệt các thành phần chính của câu chưa chính xác, giúp học sinh học tốt hơn không chỉ ở phân môn Luyện từ và câu mà còn cả ở những môn học khác. Từ đó đưa ra những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học phân môn “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 5 trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu về một số lỗi học sinh thường nhầm lẫn khi xác định các bộ phận chính của câu của học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Vệ 1. Từ đó xây dựng hệ thống nội dung giúp học sinh xác định đúng các bộ phận chính của câu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp, điều tra thống kê.
– Phương pháp so sánh, đối chiếu.
– Phương pháp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngữ pháp trong Luyện từ và câu có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tạo lập và lĩnh hội ngôn bản, hướng dẫn học sinh nghe – nói – đọc – viết, thực hiện mục tiêu số một của dạy học Tiếng Việt trong trường Tiểu học. Chương trình ngữ pháp ở Tiểu học đã lấy việc dạy câu làm trung tâm. Bắt đầu từ nhận thức sơ giản về câu đơn đến nhận thức cấu tạo phức tạp của câu ghép và tạo lập được chúng.
Việc nhận ra cấu tạo ngữ pháp của câu, các bộ phận chính của câu sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc lĩnh hội lời nói của người khác. chính điều này đã góp phần nâng cao năng lực sản sinh lời nói, giúp các em có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. trên cơ sở ngữ pháp, học sinh nắm được các quy tắc chính tả, dấu câu, nắm chuẩn văn hóa trong sản sinh ra lời nói trong giao tiếp của mình đồng thời rèn khả năng thực hành phân biệt thành phần chính của câu, giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp, sử dụng từ theo đúng từ loại đọc , nói, viết đúng ngữ điệu câu. từ đó phát triển năng lực tư duy, rèn luyện những thói quen nề nếp, những phẩm chất tốt đẹp của con người mới làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, có lòng say mê trong học tập, trong công việc. ngoài ra Ngữ pháp trong Luyện từ và câu còn giúp học sinh cảm nhận được những cái hay, cái đẹp của ngôn từ tiếng việt, bồi dưỡng cho các em những tình cảm lành mạnh, hình thành ở các em con người có đức, có tài, có những hành vi ứng xử văn hóa, hướng các em tới Chân – Thiện – Mĩ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng:
Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp hơn 20 năm và thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, theo dõi chất lượng học sinh trong trường qua các lần kiểm tra, đồng thời cũng qua thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với giáo viên tôi nhận thấy:
Hiện nay, trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Đông Vệ 1 nói riêng, nhiều vấn đề cụ thể của việc dạy học sinh phân biệt thành phần chính trong câu của ngữ pháp Tiểu học còn là điều băn khoăn, trăn trở, thắc mắc chưa được giải quyết thỏa mãn ở giáo viên. Những câu hỏi luôn được giáo viên đề cập đến: “dạy như thế nào để giúp học sinh tránh được sự nhầm lẫn khi xác định ranh giới giữa các thành phần của câu ?” ; “dạy để làm gì ?” ; “dạy như thế nào để giúp các em hiểu, vận dụng thực hành có hiệu quả và có hứng thú trong học tập ?” …
Như vậy, hiệu quả học sinh thực hành chưa cao có thể do nhiều nguyên nhân, tôi xin đề cập đến một số nguyên nhân khách quan, chủ quan như sau:
* Về phía giáo viên:
– Giáo viên ít chú ý tới đặc trưng của phân môn, nhất là mặt ngữ pháp trong Luyện từ và câu.
– Vốn từ, sự am hiểu và khả năng phân tích ngữ liệu còn hạn chế dẫn đến lúng túng khi giúp học sinh nhận diện phân biệt thành phần chính của câu. Điều này xảy ra không phải lỗi là do giáo viên hoàn toàn mà một phần ở đây là do một số câu có thành phần giống nhau về hình thức, đặc điểm, từ loại, về quan hệ nhưng lại khác nhau về chức năng ngữ pháp. Chính sự giống nhau đó khiến cho người dạy, người học lúng túng trong quá trình thực hành.
– Một số giáo viên cho rằng trước kia ngữ pháp là một phân môn riêng có đặc thù riêng thì quan trọng. Nay ngữ pháp trong Luyện từ và câu thì không quan trọng nữa. Từ cái “chung” và “riêng” đó đã làm cho một số không ít giáo viên ngộ nhận ra ngữ pháp “không quan trọng”.
– Cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, chưa vận dụng tối đa và tuân thủ các phương pháp, nguyên tắc nhất là phương pháp thực hành qua sơ đồ, biểu bảng. giáo viên còn lệ thuộc một cách cứng nhắc vào sách giáo viên, ít có những bài tập vận dụng sáng tạo, dạy chưa cuốn hút học sinh.
– Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa phong phú; các tài liệu tham khảo bổ trợ cho việc dạy – học phân môn còn hạn chế, khó tìm.
* Về phía học sinh:
– Học sinh ít có hứng thú học phân môn này, nhất là ngữ pháp trong Luyện từ và câu bởi các em phải làm quen với hàng loạt các khái niệm, các thuật từ, thuật ngữ trong ngữ pháp như: Khái niệm về câu, khái niệm về từ ngữ hay thế nào là chủ ngữ ? thế nào là vị ngữ ? động từ, tính từ, danh từ ?… đó là chưa nói đến các câu có thành phần giống nhau về hình thức, đặc điểm, từ loại, về quan hệ nhưng lại khác nhau về chức năng ngữ pháp… tất cả những vấn đề ấy đã làm cho giáo viên phải lúng túng chứ đừng nói đến học sinh Tiểu học.
– Về trang bị tài liệu phục vụ cho môn học, ngoài sách giáo khoa tiếng việt tập một, tập hai ra thì hầu như các em không có các tài liệu khác hỗ trợ cho việc học.
– Bản thân các em ít quan tâm đến phân môn này. Sự giao tiếp nói câu hay còn hạn chế. Các em thường nói các câu có nội dung thông báo làm phá vỡ mặt cấu trúc ngữ pháp, câu sai khẩu ngữ,… Cha mẹ các em lại ít quan tâm đến việc học, rèn luyện, sửa chữa và uốn nắn những câu nói chưa hay cho các em. Những vấn đề, những sự việc tuy nhỏ song nó đã làm ảnh hưởng tới chất lượng học trong Luyện từ và câu của học sinh.
2.2.2. Kết quả
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành ra đề bài khảo sát và đánh giá theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Từ đó biết những lỗi mà học sinh thường mắc để có biện pháp giúp đỡ.
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Vệ 1
Số học sinh tham gia khảo sát: 40 em
Đề bài: Tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
- Chim hót líu lo.
- Tiếng suối chảy róc rách.
- Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.
Tổng số Học sinh | Số HS xác định đúng
CN, VN |
Số HS xác định chưa đúng CN, VN | |||
SL | % | SL | % | ||
40 | 15 | 37,5 | 25 | 62,5 |
Nhận xét kết quả khảo sát:
Chất lượng học sinh làm bài đúng còn thấp. Cụ thể nhiều em còn nhầm lẫn trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, nhầm lẫn khi thấy động từ cho là vị ngữ, nhầm lẫn định ngữ với vị ngữ.
Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu để tìm ra cách giải quyết khắc phục.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]