SKKN Một số giải pháp giúp học sinh nắm vững “câu lệnh điều kiện”, qua bài 6 Tin học 8
- Mã tài liệu: BM8193 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1275 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Giồng Ông Tố |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Giồng Ông Tố |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp học sinh nắm vững “câu lệnh điều kiện”, qua bài 6 Tin học 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Vận dụng kiến thức liên môn tích hợp để giảng dạy bài học
2.3.2.Thâm nhập tình huống thực tế (tình huống công việc thích
hợp xuất phát từ thực tiễn hàng ngày) để dẫn dắt vào nội
dung chính của bài học
2.3.3 Lựa chọn bài tập vận dụng phù hợp
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Mục | Nội dung | Trang |
1 | Mở đầu | |
1.1 | Lí do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1 | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2 | Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2.1 | Thực trạng về cơ sơ vật chất của nhà trường | |
2.2.2 | Thực trạng về việc dạy và học môn Tin học ở trường THCS Nga Thủy | |
2.2.3 | Thực trạng về nội dung bài học “Câu lệnh điều kiện” trong chương trình | |
2.3 | Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1 | Vận dụng kiến thức liên môn tích hợp để giảng dạy bài học | |
2.3.2 | Thâm nhập tình huống thực tế (tình huống công việc thích hợp xuất phát từ thực tiễn hàng ngày) để dẫn dắt vào nội dung chính của bài học | |
2.3.3 | Lựa chọn bài tập vận dụng phù hợp | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3 | Kết luận, kiến nghị | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài :
Cấu trúc rẽ nhánh là một cấu trúc quan trọng trong ngôn ngữ lập trình. Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh điều kiện thể hiện các cấu trúc rẽ nhánh.
Câu lệnh điều kiện hay còn gọi là câu lệnh rẽ nhánh là một trong những câu lệnh cơ bản và rất hay dùng để viết chương trình máy tính. Nội dung về Câu lệnh điều kiện trong (bài 6) là một nội dung cơ bản và quan trọng đối với học sinh mới bắt đầu làm quen với lập trình. Các em phải nắm được sự cần thiết của câu lệnh rẽ nhánh, hiểu được cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal. Để vận dụng câu lệnh điều kiện If-then kết hợp với các lệnh khác đã học, viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết các tình huống quen thuộc.
Tuy nhiên việc học lập trình còn khá mới mẻ và tương đối khó với đa số học sinh, nhất là kỹ năng viết chương trình. Vì các em chưa thành thạo việc vận dụng các câu lệnh để giải quyết bài toán. Việc nắm cú pháp và hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh còn chưa sâu, nhiều học sinh không làm được và tỏ ra còn khá lúng túng. Các em chưa biết vận dụng câu lệnh để viết một chuơng trình hoàn chỉnh giải quyết các bài tập liên quan. Chính vì thế nhiều em có tâm lí chán nản, ngại học lập trình.
Từ thực tế đó để học sinh có thể nắm vững được cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện áp dụng giải quyết một số bài toán trong yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng tạo điều kiện để các em có thể thành thạo viết chương trình tốt, hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Tôi đã mạnh dạn ứng dụng Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp học sinh nắm vững “Câu lệnh điều kiện”, qua Bài 6 Tin học 8 ở trường THCS Nga Thủy”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Giúp các em nắm vững kiến thúc về cấu trúc rẽ nhánh đồng thời biết và hiểu sâu hơn về cú pháp và hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh thông qua câu lệnh điều kiện trong ngôn ngữ Pascal.
– Giúp các em gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời tạo hứng thú, yêu thích môn học hơn.
– Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng cách viết chương trình máy tính. Thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc lập trình và cuộc sống, cũng như lợi ích của việc lập trình để giải quyết các bài toán bằng máy tính.
– Việc tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo. Cụ thể gợi cho học sinh nhu cầu nhận thức, huy động tiềm năng của học sinh, góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các giải pháp nhằm giúp học sinh lớp 8 nắm vững câu lệnh rẽ nhánh, qua bài “Câu lệnh điều kiện” sao cho một cách khoa học và hiệu quả nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Nghiên cứu các Công văn, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định… có tính cấp thiết về việc đổi mới giáo dục, về việc dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy. Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đặc biệt về nguồn tài liệu về Cấu trúc rẽ nhánh – Câu lệnh điều kiện.
– Khảo sát thực tế lớp trực tiếp giảng dạy khối 8
Sử dụng câu hỏi qua bài kiểm tra 15 phút để khảo sát mức độ nắm nội dung bài học của học sinh.
– Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
Lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm từ những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để trau rồi, nâng cao trình độ nghệp vụ sư phạm của bản thân.
– Thống kê, xử lý số liệu:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]