SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học vẽ tốt hơn
- Mã tài liệu: BC3092 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 983 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học vẽ tốt hơn” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Thay đổi hình thức vào bài tạo tình huống hấp dẫn
Giải pháp 2: Biện pháp mở rộng nhận thức cho trẻ
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt động vẽ cho trẻ 4-5 tuổi qua phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Giải pháp 4: Phát triển khả năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép tích hợp vào các môn học khác
Giải pháp 5: Tạo môi trường tạo hình hấp dẫn phong phú
Giải pháp 6: Giáo viên biết cách đánh giá sản phẩm, dạy trẻ biết nhận xét tranh
Giải pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin lôi cuốn trẻ vào giờ học
Giải pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ học vẽ ở gia đình
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
Mục lục | |
I. Mở đầu | |
1. Lý do chọn đề tài | |
2.Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1. Cơ sở lí luận | |
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
Giải pháp 1: Thay đổi hình thức vào bài tạo tình huống hấp dẫn | |
Giải pháp 2: Biện pháp mở rộng nhận thức cho trẻ | |
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt động vẽ cho trẻ 4-5 tuổi qua phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm | |
Giải pháp 4: Phát triển khả năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép tích hợp vào các môn học khác. | |
Giải pháp 5: Tạo môi trường tạo hình hấp dẫn phong phú | |
Giải pháp 6: Giáo viên biết cách đánh giá sản phẩm, dạy trẻ biết nhận xét tranh | |
Giải pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin lôi cuốn trẻ vào giờ học. | |
Giải pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ học vẽ ở gia đình. | |
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm đối với các hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên,yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời 1
Trong những năm gần đây nền kinh tế – xã hội của đất nước phát triển không ngừng chính vì vậy ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng cũng phát triển mạnh mẽ, nhất là đổi mới toàn diện về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Để thực hiện được tốt chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi. Giáo viên có tay nghề vững về chuyên môn, phải năng động sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục phải lấy trẻ làm trung tâm, và đặc biệt phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động để giáo dục trẻ, có khả năng tiếp thu và phát huy được tính tích cực trong mọi hoạt động của trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ đó tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và gây được uy tín, lòng tin đối với phụ huynh.
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ lứa tuổi mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé dán, cắt, phối màu … ). Đặc biệt trong giờ học vẽ, trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô … nhưng mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm trên tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình không phải đơn giản là dạy trẻ vẽ theo ý của riêng cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy sản phẩm trẻ làm ra mới là một tác phẩm nghệ thuật.
Hoạt động tạo hình có nhiều nội dung, song hiểu rõ được tầm quan trọng của việc hình thành cho trẻ một số tố chất và thói quen tốt qua giờ học vẽ, tôi đã suy nghĩ tìm ra “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học vẽ tốt hơn tại trường mầm non Thiệu Long”.
- Mục đích nhiên cứu.
Nghiên cứu tìm kiếm giải pháp nhằm phát huy khả năng tạo hình cho trẻ 4- 5 tuổi, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ tích cực, mạnh dạn,tự tin trong hoạt động vẽ.
- Đối tượng nghiên cứu.
– Thay đổi hình thức vào bài tạo tình huống hấp dẫn.
– Biện pháp mở rộng nhận thức cho trẻ.
– Nâng cao chất lượng hoạt động dạy vẽ cho trẻ 4-5 tuổi qua phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
– Phát triển khả năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép tích hợp vào các môn học khác.
– Tạo môi trường tạo hình hấp dẫn phong phú.
– Giáo viên biết cách đánh giá sản phẩm, dạy trẻ biết nhận xét tranh.
– Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học.
– Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh hường dẫn trẻ học vẽ ở gia đình.
- Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo chí, tạp chí, các giáo trình tài liệu có liên quan.
– Phương pháp nghiên cứu lí luận trên cơ sở phân tích, tổng hợp qua các tài liệu.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]