SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán
- Mã tài liệu: BC3100 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 812 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1:Trang bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phục vụ cho hoạt động
Giải pháp 2: Linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán”.
Giải pháp 3: Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp 4: Lồng ghép phù hợp một số nội dung của hoạt động khác vào hoạt động “Cho trẻ làm quen với toán”.
Giải pháp 5:Tạo môi trường làm quen với toán trong và ngoài lớp học.
Giải pháp 6: Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc cho trẻ làm quen với toán.
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
Trang |
|
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận . | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
Giải pháp 1:Trang bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phục vụ cho hoạt động | |
Giải pháp 2: Linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán”. | |
Giải pháp 3: Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi. | |
Giải pháp 4: Lồng ghép phù hợp một số nội dung của hoạt động khác vào hoạt động “Cho trẻ làm quen với toán”. | |
Giải pháp 5:Tạo môi trường làm quen với toán trong và ngoài lớp học. | |
Giải pháp 6: Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc cho trẻ làm quen với toán. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. | |
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
Kết luận | |
Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với toán là một hoạt động không thể thiếu được trong trường mầm non. Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mẫu giáo tiếp xúc với cuộc sống xã hội, con người, thiên nhiên và các đồ vật…Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ linh hoạt, hồn nhiên trong cuộc sống. Qua việc tiếp xúc với sự vật, hiện tượng đồ vật, trẻ hiểu được khái niệm hình dạng, màu sắc và kích thước…đã làm cho trẻ phát triển không ngừng về mọi mặt.
Hoạt động cho trẻ làm quen với toán sơ đẳng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ mẫu giáo, từ đó giúp trẻ hình thành phát triển các khả năng so sánh, quan sát, tổng hợp…Đồng thời giúp trẻ phát triển quá trình nhận thức từ tư duy trực quan hành động, đến tư duy trừu tượng đến tư duy sáng tạo. Những kiến thức và năng lực này rất cần cho trẻ học tiếp các lớp sau này. Hay nói một cách cụ thể hơn hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán” ở độ tuổi mầm non là hoạt động góp phần phát triển trí tuệ, kích thích óc sáng tạo, khả năng tư duy, trí tưởng tượng cho trẻ, đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ em.
Trẻ mẫu giáo “Làm quen với toán” nhằm hình thành các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về toán như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, định hướng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban đầu về toán học, các thao tác tư duy: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, khả năng phán đoán, ước lượng và tìm cách giải quyết vấn đề, đồng thời cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ hiểu và vận dụng chính xác một số về từ ngữ về toán như: To – Nhỏ; Cao – Thấp; Phải – Trái; Nhiều hơn – Ít hơn,… cung cấp những vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi liên quan đến cuộc sống thực của trẻ, trẻ được trải nghiệm và có những phản ứng nhanh nhạy trong cuộc sống hàng ngày [1].
Chính vì vậy bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra: “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán tại trường mầm non Thịệu Quang, huyện Thiệu Hóa” để phần nào giúp cho trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu sự hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn, qua đó đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao chất lượng làm quen với toán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài này nhằm nghiên cứu về một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Thiệu Quang để tìm những biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Những phương pháp thực tiễn.
– Nhóm phương pháp quan sát
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để từ đó lựa chọn vào từng nội dung cho phù hợp và có hiệu quả
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non Thiệu Quang chúng tôi đã thực hiện tương đối tốt, nhưng vẫn còn một số khó khăn không nhỏ một phần do chuyên môn, tay nghề của giáo viên chưa đồng đều công việc ứng dụng công nghệ thông tin dù tương đối nhưng chưa đủ máy móc tại các nhóm lớp cho giáo viên thực hiện. Bên cạnh đó phụ huynh chưa quan tâm hết mức đến việc chăm sóc giáo dục con, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đồ dùng để tổ chức một hoạt động cho trẻ làm quen với toán.
“Làm quen với toán” là một trong những bộ môn quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Là bước đầu hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu, góp phần giúp trẻ làm quen với việc học, là nền tảng cho trẻ học bộ môn toán ở các cấp học sau và đặc biệt hơn nữa kiến thức toán học vô cùng cần thiết trong cuộc sống, lao động, học tập của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng.
Tuy nhiên để tổ chức hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán” cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non, trẻ nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên, tư duy của trẻ là trực quan minh hoạ, nhận thức đang ở mức độ đơn giản [2]…Trong khi đó môn học làm quen với toán rất khô khan, cứng nhắc, khó hiểu và không mấy lôi cuốn trẻ hứng thú vào hoạt động, làm cho việc tổ chức giờ học toán không mấy hiệu quả và nhàm chán. Trước nhu cầu phát triển của trẻ, chúng ta cần trang bị cho trẻ vốn kiến thức đơn giản về hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với toán như: Trả lời chính xác, đủ ý các câu hỏi của cô, hiểu được các biểu tượng toán học, nhằm phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Việc nâng cao chất lượng dạy toán sẽ giúp cho trẻ phát tiển trí tuệ một cách tốt nhất tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với giáo viên là làm sao cho trẻ hứng thú tham gia học môn toán và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, đây chính là những vấn đề mà tôi cần quan tâm nhất để đem lại một hiệu quả cao trong khi tổ chức cho trẻ làm quen với toán.
- 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học ………tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4-5 tưổi. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
*Thuận lợi:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]