SKKN Một số giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời tại thư viện trường thpt
- Mã tài liệu: MP1229 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 589 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Lê Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Lê Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời tại thư viện trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4.1. Phát huy vai trò của tổ cộng tác viên thư viện
4.2. Chú trọng tổ chức, phát động các cuộc thi
4.2.1. Tổ chức giới thiệu sách
4.2.2. Tổ chức, phát động các cuộc thi
4.3. Marketting hoạt động Thư viện
4.3.1. Marketting thông qua hình thức trực truyến
4.3.2. Market ting thông qua hình thức trực tiếp
4.4. Làm tốt công tác phục vụ bạn đọc
4.4.1. Kết hợp hình thức truyền thống và mạng internet trong khâu mượn – trả tài liệu
4.4.2. Sử dụng phần mền thư viện trong khâu mượn – trả tài liệu
4.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện
4.5.1. Sử dụng phần mền là yêu cầu tất yếu để xây dựng thư viện điện tử trong thời tiếp theo
4.5.2. Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện
4.5.3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lí thư viện
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Thế giới chúng ta đang sống, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ 4.0, các phương tiện nghe nhìn, đa chiều và nhanh nhạy, thì việc đọc sách bị tác động không hề nhỏ, bằng chứng là thời gian và sự quan tâm của chúng ta dành cho hoạt động này ngày càng ít đi. Đây thực sự là mối lo của các nhà quản lý và của cả xã hội.
Tại một cuộc khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách, và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần … thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1 giờ/tuần, đây là tỉ lệ rất thấp trên thế giới. Qua đó cho chúng ta thấy tỷ lệ đọc sách của người dân Việt Nam ngày càng giảm đi.
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21 tháng 4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam. Để đưa văn hóa đọc phát triển lên một tầm cao mới, ngày 4/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg quyết định tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4) trên toàn quốc, tiếp tục khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường học tập thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng một xã hội học tập đồng thời tôn vinh người đọc …
Hoạt động thư viện trường học là hoạt động cần thiết để hình thành thói quen tự học và học tập suốt đời cho học sinh. Do đó, việc tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu tự học và học suốt đời luôn rất cần thiết với tiêu chí liên tục, đổi mới, sáng tạo với những biện pháp phong phú và linh hoạt. Chính vì vậy thư viện các trường học nói chung và thư viện ở các trường phổ thông nói riêng là chiếc cầu nối góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời nhằm xây dựng xã hội phát triển.
Những năm trước đây thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã xây dựng được phong trào đọc sách sâu rộng cho nhiều đối tượng học sinh. Nhưng để phong trào ấy, thói quen ấy được duy trì dài lâu thì với vai trò là người cán bộ thư viện nên xây dựng nhiều hoạt động phong phú hơn nhằm tạo nhu cầu và hứng thú cho bạn đọc. Bên cạnh đó do có những yếu tố khách quan chúng ta trải qua đại dịch covid 19 đã tác động và ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển văn hoá đọc tại thư viện các trường học. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, không để cho chiếc cầu nối ấy bị dán đoạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển văn hoá đọc trong nhà trường. Từ những lí do trên bản thân tôi đã đưa ra “Một số giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập tập suốt đời tại thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Tính mới của đề tài
- Đề tài đã bắt kịp xu thế về phát phát triển văn hóa đọc, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế tại thư viện các trường học hiện nay.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tạo nhu cầu, hứng thú xây dựng thói quen đọc sách thông qua việc tự học, tự nghiên cứu của bạn đọc tiến tới phục vụ học tập suốt đời.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên, học sinh; Một số hoạt động tại thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4.
- Phạm vi nghiên cứu: Các nội dung liên qua đến quá trình hoạt động của thư viện như: Thành lập tổ công tác và tổ cộng tác viên thư viện; Tổ chức giới thiệu sách; Tổ chức, phát động các cuộc thi; Làm tốt công tác phục vụ bạn đọc; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, Marketting (truyền thông) …
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về: Thực trạng hoạt động của thư viện ảnh hưởng đến công tác phát triển văn hoá đọc ở thư viện trường THPT (Trung học phổ thông) Quỳnh Lưu 4.
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của thư viện nhằm phát triển văn hoá đọc ở thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã tiến hành:
- Nghiên cứu về cách tổ chức, hình thức hoạt động của thư viện
- Rút kinh nghiệm qua các hoạt động đã tổ chức
- Tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp trước khi tổ chức 1 số hoạt động
- Thống kê các số liệu.
1.7. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Khẳng định tầm quan trọng của các hoạt động thư viện trường học nói chung và thư viện Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng trong sự phát triển của văn hoá đọc.
- Về mặt thực tiễn: Phản ánh quá trình hoạt động của thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4. Từ đó phân tích những mặt đạt được và những hạn chế về vốn tài liệu, cơ sở vật chất, cách tổ chức các hoạt động … để đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những hạn chế để thư viện ngày càng phát triển, nhằm xây dựng văn hoá đọc thường xuyên trong thời gian tiếp theo.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm văn hoá đọc
Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
+ Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.
+ Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.
Dưới một góc nhìn khác về văn hóa đọc, tác giả Vũ Dương Thúy Ngà cho rằng: “Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin và tri thức. Đó là sự tích hợp của các yếu tố như nhu cầu đọc, thói quen đọc và được biểu hiện qua hành vi, tập quán đọc của cá nhân và cộng đồng”.
Vậy văn hóa đọc là gì? Ba yếu tố cốt lõi để tạo nên văn hóa đọc đó là Thói quen đọc – Khả năng lựa chọn – Cách đọc sách. Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, cách ứng xử của chúng ta với tri thức, sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức.
1.2. Khái niệm Học tập suốt đời
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO), học tập suốt đời là tất cả các hoạt động học tập có chủ đích xuyên suốt cuộc đời của một cá nhân từ khi chào đời đến lúc rời xa cuộc sống, theo các phương thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Trong thời đại chu kỳ thay đổi khoa học – công nghệ ngày càng rút ngắn và tuổi thọ ngày càng cao thì học tập suốt đời là tất yếu. Học tập suốt đời vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của công dân. Công dân có quyền lựa chọn hình thức học tập phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện, hoàn cảnh của mình để nâng cao tri thức, hiểu biết, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; Học để có nghề nghiệp, có việc làm hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc; Học để cống hiến được nhiều hơn, để làm cho mình và mọi người hạnh phúc; Học để góp phần phát triển đất nước và nhân loại.
Theo Hồ Chí Minh, học tập là một dòng chảy liên tục, phát triển không ngừng, người học không được để cho nó gián đoạn, không ngắt quãng, dù công việc cuộc sống có bộn bề đến đâu. Người căn dặn chúng ta trong mọi hoạt động cách mạng đều có thể và đều cần phải học tập, “còn sống thì còn phải học”. Và chính Người là một tấm gương lớn về tinh thần học tập thường xuyên mọi lúc mọi nơi trong suốt quá trình sống và hoạt động cách mạng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù sống trong lao tù, nơi con người chỉ mong được tồn tại thì Người vẫn bằng nghị lực của mình tự học tập để nâng cao tri thức, vun đắp ý chí cách mạng để cứu nước, cứu dân.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Lợi ích việc đọc sách
Văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được. Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi … là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.
Đọc sách là một thói quen tốt. Nó giúp chúng ta hoàn thiện vốn từ ngữ, các loại câu cũng như hình thức diễn đạt. Thế nhưng thế hệ hôm nay lại không có thói quen đọc như lúc thời kì công nghệ thông tin chưa “tràn lan”, rõ ràng, họ đang bị phân tâm bởi những thứ khác trong cuộc sống. Tại sao những người trẻ không thích đọc? Để trả lời câu hỏi này, hãy xem xét những lợi ích chính mà đọc sách mang lại.
Đọc sách là tốt cho sức khỏe. Nó giúp để giữ một cuộc sống lành mạnh và tâm lý. Việc đọc sách là hành động của việc đọc và hiểu biết về những gì đang đọc (chứ không phải nhìn chữ) và để tăng vốn từ vựng của mỗi người.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]