SKKN Một số giải pháp mang dân ca đến với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2071 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 912 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Lê Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vườn Yêu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Lê Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vườn Yêu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp mang dân ca đến với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 – Lựa chọn các bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ và thường xuyên được thực hiện trong các chủ đề.
2.3.2 – Tạo môi trường âm nhạc phong phú cho trẻ tích cực tham gia hoạt động dân ca.
2.3.3 – Nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho trẻ trong hoạt động học có chủ định.
2.3.4-Tích cực tự học và bồi dưỡng phương pháp dạy hát dân ca trong các hoạt động.
2.3.5 – Tích hợp dân ca vào các hoạt động khác.
2.3.6 – Chuẩn bị trang phục và đạo cụ để trẻ múa minh họa, biểu diễn các bài dân ca.
2.3.7 – Tổ chức cho trẻ biểu diễn các bài dân ca của các vùng miền đất nước qua các ngày hội ngày lễ và ở mọi lúc, mọi nơi.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Tên đề mục | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1. Lý do chọn đề tài: | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
|
|
2.2.1. Thuận lợi: | |
2.2.2. Khó khăn . | |
2.2.3. Kết quả ban đầu qua khảo sát | |
|
|
2.3.1 – Lựa chọn các bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ và thường xuyên được thực hiện trong các chủ đề. | |
2.3.2 – Tạo môi trường âm nhạc phong phú cho trẻ tích cực tham gia hoạt động dân ca. | |
2.3.3 – Nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho trẻ trong hoạt động học có chủ định. | |
2.3.4-Tích cực tự học và bồi dưỡng phương pháp dạy hát dân ca trong các hoạt động. | |
2.3.5 – Tích hợp dân ca vào các hoạt động khác | |
2.3.6 – Chuẩn bị trang phục và đạo cụ để trẻ múa minh họa, biểu diễn các bài dân ca. | |
2.3.7 – Tổ chức cho trẻ biểu diễn các bài dân ca của các vùng miền đất nước qua các ngày hội ngày lễ và ở mọi lúc, mọi nơi. | |
|
|
3. Kết luận và kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo | |
Phụ lục |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài.
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử của loài người, nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của mỗi chúng ta. Âm nhạc phản ánh niềm vui nỗi buồn, khát vọng, ước mơ của con người.
Đối với trẻ mầm non âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc.
Để nuôi dưỡng cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền đóng vai trò hết sức quan trọng nên có một nhà nghiên cứu dân tộc học đã từng viết “Dân ca là tiếng mẹ ru ầu ơ thuở ấu thơ, là câu hò điệu lý thắm đượm tình đời và tình người đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ tâm hồn người việt, làm nên một dáng hình đất nước hùng mạnh và kiên trung” [1]
Dân ca đối với trẻ như là một nghệ thuật tổng hợp nhằm thỏa mãn tính hình tượng đang phát triển ở trẻ dễ xúc cảm, tâm hồn trẻ đang rất ngây thơ và trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Đến với âm nhạc là đến với thế giới muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.Tình cảm, đạo đức,thẩm mĩ,thể chất,trí tuệ.
Để cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc được lưu truyền từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ. Chính vì những yếu tố trên mà những làn điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc phải được đến sớm với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng. Trẻ mầm non tiếp xúc dân ca quá muộn hoặc không được nghe dân ca thì khi trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ với dân ca hoặc có ưa thích thì cũng không phải là các làn điệu dân ca.
Dân ca đối với trẻ là tiếp xúc nghệ thuật tổng hợp, thỏa mãn tính hình tượng đang phát triển ở trẻ. Dân ca nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách tích cực và phù hợp với hoạt động của trẻ. Đồng thời lời của các bài hát dân ca cho trẻ những nhận biết về đời sống sinh hoạt dân gian đã tái hiện lại mà trong các sáng tác hiện đại ít gặp. Thế nhưng giáo dục âm nhạc trong các trường mầm non nói chung và trường mầm non Nga Thiện nói riêng mặc dù đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đồ dùng dụng cụ âm nhạc, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn thông qua các lớp chuyên đề nhưng qua thực tế khảo sát việc thực hiện hoạt động Dân ca, tôi nhận thấy hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc đưa dân ca đến với trẻ 3 tuổi chưa cao, hình thức tổ chức chưa thực sự hấp dẫn, chưa kích thích được lòng yêu dân ca ở trẻ. Phần lớn trẻ còn thuộc rất ít bài hát dân ca, còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn biểu diễn trước đám đông. Trẻ chưa thực sự chủ động trong hoạt động Dân ca. việc dạy trẻ thể hiện những bài hát kết hợp với trò chơi âm nhạc chưa thực sự được chú trọng mà chỉ mới dừng lại ở việc dạy hát dân ca đơn thuần để trẻ thuộc bài hát mà thôi. Trẻ cần được mở rộng và nâng cao hiểu biết của trẻ về âm nhạc thông qua hoạt động giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi.
Mục tiêu của giáo dục hiện nay đặt ra là giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện. Để làm được điều đó cần có nhiều biện pháp, với hoạt động dân ca chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết khắc phục.
Đây cũng chính là điều mà khiến tôi trăn trở. Vì vậy, trong chương trình giảng dạy của mình tôi đã cố gắng lựa chọn, lồng ghép các bài dân ca sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ và chủ đề mà tôi đang thực hiện với một hi vọng sẽ mang đến cho trẻ mê say, hứng thú. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số giải pháp mang dân ca đến với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Tại trường Mầm non Nga Thiện – Huyện Nga sơn – Tỉnh Thanh hóa” làm đề tài nghiên cứu cho năm học này với mong muốn đưa dân ca đến gần hơn với trẻ và hình thành ở trẻ sự tự hào và lòng yêu quê hương, đất nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động hát dân ca và nghe hát dân ca của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Nga Thiện – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa. Từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao kĩ năng hát dân ca,biết các làn điêu dân ca, thích hát dân ca cho trẻ 3-4 tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi trường mầm non Nga Thiện – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa. Tổng số trẻ là 37 cháu, Trẻ nam là 20 cháu : Trẻ nữ là: 17 cháu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tôi chọn lọc tài liệu cần tham khảo phải do bộ giáo dục và các nhà xuất bản nhà nước ban hành, tìm phần tài liệu liên quan đến nội dung cần nghiên cứu, đánh dấu, viết ra sổ tay theo từng nội dung.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Dựa trên đối tượng trẻ tại nhóm lớp mình nghiên cứu, hàng ngày quan sát các hoạt động của trẻ với hoạt động hát dân ca ghi chép lại theo từng nội dung cụ thể. Lập bảng và lưu thông tin.
* Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi nắm rõ số liệu tiến hành phân tích nội dung kiến thức nào trẻ chưa hứng thú, chưa nắm rõ với tỷ lệ bao nhiêu hoặc nội dung nào nhiều trẻ hứng thú nhất.
* Phương pháp quan sát, thực hành: Cho trẻ được theo dõi các hoạt động dân ca của cô, phương tiện nghe nhìn, thực hành kĩ năng đã được học.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1: Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng bất khuất và kiên trung đã hi sinh biết bao xương máu để bảo vệ và gìn giữ đất nước. Để tưởng nhớ và biết ơn công lao to lớn đó Bác Hồ đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” [2]
Theo tôi hiểu: giữ lấy nước không chỉ là giữ vững lãnh thổ mà quên đi phần linh hồn của đất nước đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc và mỗi một dân tộc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]