SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật tại trường THPT Tân Kỳ
- Mã tài liệu: MT0076 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 485 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tân Kỳ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tân Kỳ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật tại trường THPT Tân Kỳ”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
2.3.2. Xây dựng đội ngũ cán sự cho lớp học hòa nhập
2.3.3. Công tác tham vấn tâm lí của GVCN
2.3.4. Tổ chức mô hình lớp học thân thiện
2.3.5. Phối hợp với các lực lượng khác trong việc giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống, bất kì bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn sinh ra những đứa con bình thường, khỏe mạnh về cả thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, cuộc đời đầy rẫy những bất ngờ, éo le, ngang trái, khiến không ít bậc sinh thành phải ngậm ngùi, đau đớn khi con mình khiếm khuyết. Nhưng không vì thế mà cha mẹ hay xã hội bỏ rơi các em, ngược lại, chúng ta đang ngày càng nỗ lực rút ngắn khoảng cách giữa trẻ em khuyết tật với cuộc sống, nhằm xóa bỏ sự tự ti, mặc cảm của HS khuyết tật về bản thân mình. Và giáo dục chính là con đường hữu hiệu nhất, là giải pháp tối ưu nhất cho nỗ lực này. Kể từ đầu những năm 1990, Nhà nước đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Cho đến nay, trẻ khuyết tật không chỉ được hưởng nhiều hơn những đãi ngộ về kinh tế mà còn có cơ hội hòa nhập cộng đồng qua những chính sách giáo dục nhân ái.
Tuy nhiên, tại các trường THPT, việc giáo dục HS khuyết tật còn nhiều vướng mắc, nhiều khó khăn, thậm chí còn bị xem nhẹ, chưa thực sự được giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy cũng như BGH và các cấp chính quyền quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy bản thân giáo viên THPT không được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ khuyết tật, thiếu kinh nghiệm nên thường né tránh dạy học hay giáo dục lớp có HS hòa nhập. Chưa kể đến những áp lực của chương trình mới, của nhiều tiêu chí thi đua, nhiều hoạt động phong trào,… khiến giáo viên buộc phải chọn lựa ưu tiên chất lượng đại trà mà bỏ rơi hoặc quan tâm chưa thật sát sao với HS hòa nhập, khiến các em lạc lõng, bị tách biệt, cô lập. Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế trong điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; chính sách ưu đãi cho giáo viên chưa có; nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đúng đắn, còn phó mặc cho trường học;… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác giáo dục HS hòa nhập hiện nay.
Tại trường THPT Tân Kỳ hằng năm vẫn luôn đón nhận các HS hòa nhập. Dù số lượng HS hòa nhập không nhiều nhưng sự đa dạng của đối tượng vẫn khiến giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy gặp nhiều khó khăn, trở ngại. GV không chỉ quan tâm tới khả năng nhận thức, học tập mà còn phải chú ý quan sát, nhận biết cả những biến đổi về tâm lí, tình cảm, những mối quan hệ của HS khuyết tật để có được những phương pháp, cách thức xử lí phù hợp, tinh tế. Điều đó đòi hỏi GV phải có sự nhạy cảm, quan tâm chân thành, yêu thương và những giải pháp chuyên biệt, linh hoạt trong giáo dục HS hòa nhập. Trên thực tế, không nhiều GV ở trường THPT Tân Kỳ làm được điều này. Và giáo dục hòa nhập cộng đồng tại trường vẫn chỉ thực hiện trên lí thuyết nên không đạt được mục tiêu cũng như ý nghĩa thực sự của hoạt động này.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của GVCN trong công tác giáo dục HS hòa nhập cũng như ý nghĩa nhân văn to lớn của hình thức giáo dục này, chúng tôi đã luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và giáo dục các em bằng cả trái tim, giúp các em luôn tự tin, nhanh chóng hòa nhập với tập thể, với bạn bè về cả học tập lẫn đời sống tinh thần. Qua thực tế áp dụng, chúng tôi nhận thấy rõ hiệu quả tích cực của những biện pháp này đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục HS hòa nhập. Vì thế chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ” để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường, huyện, tỉnh trong bối cảnh đổi mới hiện nay.
2. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Từ trước đến nay đã có khá nhiều bài viết, sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, song những bài viết, SKKN về phương pháp giáo dục HS hòa nhập chưa có nhiều. Những bài viết, SKKN đã công bố chủ yếu còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc chỉ mới đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc cụ thể, nhỏ hẹp, thiếu tính toàn diện.
Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật tại trường THPT Tân Kỳ.
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, rút ra một số kinh nghiệm, biện pháp cụ thể trong công tác giáo dục HS hòa nhập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa HS khuyết tật với HS bình thường, thay đổi nhận thức về HS hòa nhập của nhiều giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ, chúng tôi nhằm hướng đến mục đích:
Chia sẻ một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập của bản thân cho các đồng nghiệp để từng bước thay đổi trực trạng giáo dục hòa nhập hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật nói riêng trong trường phổ thông.
Giáo dục cho HS nói chung, HS khuyết tật nói riêng trở thành những công dân tốt, phát triển được phẩm chất và năng lực bản thân, tự tin hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Rèn luyện cho học sinh tập dượt nghiên cứu, quan sát trực tiếp “sinh động” cuộc sống xung quanh các em.
Cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ, hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Học sinh hòa nhập, học sinh bình thường của hai lớp C4K56 và lớp C11K56 trường THPT Tân Kỳ niên khóa 2020 – 2023.
Cán bộ giáo viên và một số tổ chức trong trường THPT Tân Kỳ. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Tân Kỳ.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2022 – 2023.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận: thu thập thông tin, tra cứu tài liệu.
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, đánh giá.
- Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp.
- Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]