SKKN “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm lớp”
- Mã tài liệu: MT0097 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 405 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “”Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm lớp””triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Phổ biến nội quy học đường bằng cách lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp
2.3.2 Kỷ luật học sinh bằng cách tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những năng khiếu, sở trường, sở thích
2.3.3 Kỷ luật học sinh bằng cách giáo viên và học sinh cùng nhau trải nghiệm các hoạt động
2.3.4 Kỷ luật học sinh bằng cách kể các mẫu truyện/ cho HS xem video có nội dung tương tự có liên quan
2.3.5 Kỷ luật học sinh bằng cách để học sinh nói lên suy nghĩ
2.3.5.1 Xây dựng các mô hình “Hộp thư điều em muốn nói”, “cây ước vọng”
2.3.5.2 Tổ chức các buổi tranh luận, phản biện
2.3.5.3 Học sinh cùng nhau đóng góp ý kiến trong xây dựng nội quy lớp học
2.3.6 Kỷ luật học sinh bằng cách theo dõi, ghi chép lại quá trình học tập và rèn luyện của học sinh để khuyển khích HS tiến bộ.
2.3.7 Kỷ luật học sinh bằng cách khích lệ, khen thưởng khi học sinh có tiến bộ
2.3.8 Kỉ luật học sinh bằng cách trao đổi, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, gia đình và xã hội
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” hay “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Điều đó cho thấy Người rất coi trọng công tác giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Thực hiện lời dạy của Bác, hiện nay các nhà trường đang rất quan tâm đến việc giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Trong nhà trường, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh không chỉ phụ thuộc vào kết quả học tập các bộ môn văn hóa mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các hoạt động giáo dục khác. Trong đó có vai trò giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí lớp học, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi; là người quán xuyến tất cả các hoạt động của lớp, định hướng và đưa ra các phong trào thi đua học tập rèn luyện cho lớp.
Tuy nhiên, quá trình học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh còn chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đang xâm nhập vào đạo đức lối sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ học sinh. Đối với học sinh THPT ở độ tuổi phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần, đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em thường thích thể hiện bản thân, thích khẳng định mình, có tính hiếu động, nông nổi và cảm tính… Trong khi đó hiểu biết xã hội, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình nên dễ sa ngã, dẫn đến những hành vi tiêu cực, thiếu tập trung trong học tập, vi phạm nội quy nhà trường, ý thức học tập ngày càng, nhiều học sinh trở nên bướng bỉnh, ham chơi… Đứng trước hiện tượng học sinh phạm lỗi, một số giáo viên chủ nhiệm đã dùng những hình thức xử phạt chưa tích cực như trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, bắt học sinh quỳ, đuổi học sinh ra khỏi lớp…) hoặc trừng phạt về tinh thần (la mắng, quát tháo, phê bình gay gắt trước lớp…). Điều đó gây ra những hậu quả lâu dài về tâm lí, khiến học sinh dễ nổi nóng dẫn đến những hành vi bạo lực đối với người khác, tạo ra một số hành vi không tốt, có khả năng bị trầm cảm, tự ti, thiếu hòa đồng với tập thể, giảm ý thức kỉ luật, giảm động lực trong học tập, không thích đến lớp, để lại những “vết sẹo’’ trong tâm hồn khiến học sinh luôn có thái độ chống đối.
Trên thực tế hiện nay, để xây dựng được một môi trường học tập tích cực thì nó đòi hỏi sự phối hợp từ phía nhà trường, giáo viên và học sinh. Qua hoạt động giảng dạy hàng ngày tại các lớp và qua công tác chủ nhiệm của mình, chúng tôi nhận thấy còn nhiều học sinh chấp hành không tốt các nội quy, quy định của trường đề ra dẫn đến những vi phạm không đáng có và những hình thức xử phạt của thầy cô giáo bộ môn cũng như một số giáo viên chủ nhiệm còn mang tính chất khô khan, không có điểm mới… làm cho mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh luôn có một rào cản vô hình nào đó tồn tại. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, chứng kiến trực tiếp các hành vi của học sinh, hiểu về tính cách của học sinh lớp mình chủ nhiệm, chúng tôi thấy mình cần có biện pháp giáo dục kỉ luật học sinh tích cực hơn, hiệu quả hơn và mang tính nhân văn hơn, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giảm tình trạng học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, xây dựng lớp học hạnh phúc, thân thiện nên chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm lớp” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đưa ra các hình thức kỉ luật học sinh tích cực hơn, góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, nói không với bạo lực học đường.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm giúp giáo viên thấy rõ hơn vai trò, ý nghĩa của công tác kỉ luật tích cực. Đưa ra các biện pháp kỉ luật tích cực, thích hợp trong công tác chủ nhiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
Giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi đến trường, từ đó học sinh tích cực học tập và rèn luyện.
Giúp cho mục tiêu xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tiến tới xây dựng “lớp học hạnh phúc” thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá một cách khách quan các hình thức kỉ luật chủ yếu hiện có trong công tác chủ nhiệm lớp tại một số lớp học ở trường THPT
Đô Lương 3, tác động của các hình thức kỉ luật tới học sinh. Từ đó đưa ra một số biện pháp kỉ luật tích cực nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “lớp học hạnh phúc”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, ổn định nề nếp kỉ cương của nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức kỉ luật. Một số hình thức kỉ luật chủ yếu hiện có trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT Đô Lương 3. Tác động của các hình thức kỉ luật tới học sinh. Đề tài đưa ra một số biện pháp kỉ luật tích cực áp dụng đối với lớp chủ nhiệm và vận động một số giáo viên chủ nhiệm các lớp khác trong trường THPT Đô Lương 3 áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nội quy trường lớp của học sinh, cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và HS, giúp HS nhận ra được lỗi lầm của mình và từ đó có ý thức sữa chữa.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu với các lớp học tại trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tại thực hiện trong năm học 2022 – 2023.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu nhập thông tin, phân tích, tìm hiểu thực trạng về các hình thức kỉ luật học sinh của các giáo viên chủ nhiệm đang được thực hiện tại trường THPT Đô Lương 3. – Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm và hiệu quả của nó.
- Áp dụng các biện pháp kỉ luật tích cực đối với lớp chủ nhiệm và vận động một số giáo viên chủ nhiệm khác áp dụng trong quá trình chủ nhiệm.
- Lấy kết quả thực hiện nội quy trường lớp của lớp chủ nhiệm và các lớp khác để chứng minh tính hiệu quả của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lí kết quả điều tra về thực tiễn và thực nghiệm đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: để điểu tra thực trạng trước và sau khi thực hiện các giải pháp có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp biểu đồ: Vẽ biểu đồ so sánh đối chiếu kết quả thực nghiệm đề tài.
6. Những đóng góp của đề tài
6.1. Đóng góp về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài góp phần bổ sung và phát triển thêm lý luận về giáo dục học sinh bằng hình thức kỉ luật tích cực: xác định được khái niệm kỉ luật, kỉ luật tích cực, các yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố tâm lí và hành động của học sinh THPT.
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài góp phần làm cho các biện pháp, các hình thức kỉ luật trong công tác chủ nhiệm lớp hiện nay không gây áp lực nặng nề lên học sinh (HS), giúp HS nhận ra lỗi sai của mình, sẵn sàng chấp nhận hình thức kỉ luật một sách thoải mái vui vẻ, HS biết được cái sai của mình và sửa sai một cách hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao ý thức chấp nội quy trường lớp của HS, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, phẩm chất HS trong nhà trường.
Đề tài giúp giáo viên thay đổi hình thức xử lý học sinh phạm lỗi theo hướng tích cực và kích thích giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo để đạt kết quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp và giáo dục học sinh.
Áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong quá trình giáo dục học sinh mang lại nhiều lợi ích: Phát triển các năng lực, phẩm chất của người học sinh như năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng taọ, năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học. Hình thành và phát triển các phẩm chất cho học sinh như nhân ái (biết đồng cảm, chia sẻ với bạn, biết yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè), trung thực (nêu lên ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề xung quanh, về quan điểm của bạn bè, tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ, vướng mắc của bản thân với thầy cô), trách nhiệm (có trách nhiệm góp ý cho bạn và hoàn thiện bản thân, thấy rõ vai trò của bản thân đối với các vấn đề đang diễn ra), chăm chỉ (các em tự tìm hiểu, tìm kiếm thông tin về các vấn đề cần giải quyết, lắng nghe ý kiến của thầy cô, bạn bè).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]