SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học (tiết kể chuyện) cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3118 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 757 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học (tiết kể chuyện) cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Giúp trẻ làm quen với kể chuyện qua việc học bằng chơi.
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức hoạt động học.
Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy trẻ làm quen với kể chuyện.
Giải pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp 5:Phối kết hợp với các bậc phụ huynh giúp trẻ kể chuyện tốt hơn.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
I. Mở đầu | |
1. Lí do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm | |
2. Thực trạng trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm | |
Thuận lợi | |
Khó khăn | |
Khảo sát | |
3. Các biện pháp sủ dụng để giải quyết vấn đề | |
Giải pháp 1: Giúp trẻ làm quen với kể chuyện qua việc học bằng chơi. | |
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức hoạt động học. | |
Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy trẻ làm quen với kể chuyện. | |
Giải pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi. | |
*Giải pháp 1Phối kết hợp với các bậc phụ huynh giúp trẻ kể chuyện tốt hơn. | |
4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm | |
III. Kết luận – kiến nghị | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh và phát triển tâm hồn con người. Văn học là một ngoại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã hội và tự nhiên. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn sống quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển. [1]
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ của trẻ được trau chuốt, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn , biết tỏ thái độ không đồng tình với những việc xấu ảnh hưởng không tốt đến con người và môi trường sống xung quanh mình. Không những thế việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học mang tính nhân văn còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, sử dụng đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.
Văn học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và nhân cách của trẻ, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về bản thân, về cuộc sống xung quanh, văn học ảnh hưởng đến đời sống con người trên nhiều phương diện: Đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ. ở lứa tuổi mầm non với tâm hồn thơ ngây, trong sáng chưa có nhiều những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh còn hạn chế… nên việc tiếp xúc với văn học là cơ sở để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Những câu truyện cổ tích không những nuôi dưỡng trẻ mà con phát triển ở trẻ trí tưởng tượng óc sáng tạo nghệ thuật. Thông qua nội dung các câu chuyện kể giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ, biết phân biệt tốt – xấu, đúng – sai… [2]
Những câu truyện cổ tích còn như một người bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi trẻ được tiếp xúc với văn học, vốn từ của trẻ trở nên phong phú và sống động hơn. [2]
Có thể nói các tác phẩm văn học nói chung và những câu truyện nói riêng là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Đối với trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi, quá trình được tiếp xúc với những câu truyện phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – Ngôn ngữ – tình cảm xã hội và thẩm mỹ. tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ về tác phẩm văn học.
Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, khám phá khoa học, khám phá xã hội, làm quen với toán, với văn học… sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người. Trong đó làm quen với văn học nói chung và kể chuyện nói riêng là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi Mầm non, vì hoạt động làm quen với kể chuyện là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hòa trong lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, của bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.
Qua đó còn hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên con vật, cây cối, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em…Phát huy khả năng hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ về thế giới xung quanh.
Thực tế, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 4 – 5 tuổi chưa diễn đạt được hết những suy nghĩ và ý tưởng của mình, nhưng ngược lại trẻ rất thích đọc thơ, kể truyện, thích tự mình thể hiện tính cách của các nhân vật trong truyện. Chính vì vây việc nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có thể đọc thơ lưu loát, diễn cảm và kể lại những câu truyện một cách thành thạo và điều quan trọng hơn là giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của câu truyện và các nhân vật trong truyện. Với những lí do trên tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học (tiết kể chuyện) cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại trường Mầm non Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa”.
- Mục đích nghiên cứu.
Giúp trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (4 – 5 tuổi) mở rộng sự hiểu biết cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật như hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ văn học, từ đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh của cộng đồng trong giáo dục Mầm non.
- Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo (4 – 5 tuổi) trường mầm non Thiệu Châu.
- Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp quan sát, đàm thoại.
– Phương pháp thực hành trải nghiệm.
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]