SKKN Một số giải pháp nâng cao công tác tổ chức hoạt động Giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại thpt
- Mã tài liệu: MP1248 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 446 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Phạm Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX-HN tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Phạm Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX-HN tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao công tác tổ chức hoạt động Giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4.1. Đảm bảo cơ sở pháp lý
4.2. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang.
4.3. Đảm bảo nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, tâm huyết
4.3.1. Đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp
4.3.2. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình, kỹ năng giao tiếp
4.3.3. Đội ngũ phục vụ tận tâm, uy tín và trách nhiệm cao trong công việc
4.3.4. Đội ngũ quản lý luôn sát sao, linh hoạt, động viên, khích lệ và góp ý kịp thời
4.4. Chương trình giảng dạy đa dạng, phong phú và luôn là chương trình mở, không rập khuôn theo hình mẫu
4.5. Cách bố trí GV giảng dạy, GV chủ nhiệm khoa học, phù hợp với đặc thù của lớp học kỹ năng.
4.6. Phương pháp giảng dạy đa dạng, linh hoạt, tạo hứng thú cho HS và uy tín đối với phụ huynh
4.7. Công tác truyền thông đa dạng, có tính thu hút và lan tỏa cao
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể nói là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của nhà trường nói chung và của gia đình nói riêng. Trong đó, giáo dục kỹ năng nấu ăn cho trẻ là điều vô cùng cần thiết bởi nó giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tự lập, tích cực và hướng đến những điều lành mạnh, giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và nhìn thấy vị trí của mình trong gia đình mà xa hơn là trong cộng đồng, xã hội. Những kỹ năng trẻ học được hôm nay sẽ là viên gạch nhỏ xây nên bức tường lớn, tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân hơn.
Xu thế phát triển xã hội đã và đang có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt không chỉ tác động đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội mà một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, phẩm chất đạo đức, lối sống của con người cũng bị ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường.Thế hệ trẻ hôm nay dễ dàng học đòi, bắt chước, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ xã hội, từ mạng internet…Trong các nhà trường, học sinh có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội. Trong gia đình trẻ sống ích kỉ, vô tâm, khép mình, sống thụ động, không biết chia sẻ việc nhà, kỹ năng thực hành giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân còn yếu kém. Thực tế này đã khiến các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục giá trị sống (GTS), kỹ năng sống (KNS) cho thế hệ trẻ đặc biệt là kỹ năng làm việc nhà cho trẻ.
Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho HS rất được chú trọng nên hầu hết giới trẻ họ biết cách đối diện và đương đầu với những thử thách, biết cách vượt qua những khó khăn khi không có ông bà, cha mẹ ở nhà. Từ đó trẻ biết cách đối phó, thích ứng với các tình huống thường xảy ra hàng ngày như cháy nổ, điện giật, bỏng, đứt tay hay đói bụng…. Qua đó, có thể thấy rằng, việc tăng cường tổ chức giáo dục GTS, kỹ năng làm việc nhà như nấu ăn, giặt giũ, lau chùi nhà cửa…cho học sinh là vô cùng cần thiết.
Ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa chương trình dạy kỹ năng sống cho học sinh vào triển khai ở tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bộ GD&ĐT đã chọn phương án được cho là tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại là lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chương trình học, các môn học và các hoạt động trong nhà trường, bởi nhiều trường chỉ chuyên tâm vào việc “dạy chữ” mà xem nhẹ vai trò, tầm quan trọng của việc “dạy người”. Để trưởng thành, học sinh cần phải học rất nhiều thứ, từ những kiến thức văn hóa được giảng dạy trên trường lớp đến những kỹ năng trong cuộc sống đời thường. Một trong số đó là kỹ năng nấu ăn, đặc biệt với trẻ nhỏ kỹ năng này cần được các cháu rèn luyện từ sớm để giúp cháu tự lập hơn và phát triển toàn diện.
Ở tỉnh Nghệ An, trong những năm qua có một số cơ sở giáo dục hay nhà trường đã tổ chức các buổi trải nghiệm, khóa học nấu ăn cho học sinh nhưng đang mang tính lí thuyết, chưa thực sự phát triển các kỹ năng thiết yếu mà nghề nấu ăn sẽ mang lại cho học sinh, chưa tạo ra được hiệu ứng lan tỏa vĩ mô trên địa bàn.
Tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An nay là Trung tâm GDTX – HN Nghệ An chủ động triển khai tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến ăn uống cho
HS được 3 năm (Từ năm 2018, 2019 và 2022; Năm 2020, 2021 không tổ chức vì đại dịch Covid) và đã tạo được niềm tin, uy tín đáng kể đối với học sinh và phụ huynh.
Lí do tiếp theo khiến chúng tôi rất quan tâm đến việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho trẻ đó chính bởi ý nghĩa và những lợi ích của nó mang lại. Ăn uống vốn là nhu cầu thiết yếu hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta thường rất coi trọng việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu “Có thực mới vực được đạo”, “Ăn xem nồi, ngồi xem hướng”, “Học ăn, học gói, học nói, học mở”. Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người một cao hơn, ăn uống cũng từ đó mà trở nên được quan tâm nhiều hơn. Vượt ra khỏi giới hạn “Ăn no mặc ấm” để đạt đến “Ăn ngon mặc đẹp”. Ăn uống không còn đơn thuần là giá trị vật chất mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, là yếu tố giáo dục đặc biệt với giới trẻ. Tham gia hoạt động chế biến ăn uống chính là cách đơn giản nhất để các em rèn giũa cho bản thân mình về các giá trị sống, kỹ năng sống.
Có thể nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nấu ăn là công việc không quan trọng, chỉ dành khi con có thời gian giúp đỡ, phụ giúp. Toàn thời gian con dành để học, để chơi, để khám phá những thứ bên ngoài thế giới, còn nấu ăn là việc của cha mẹ, ông bà hay có thể là của người giúp việc. Điều này vô tình đã tạo ra những đứa trẻ nhiều tuổi nhưng chưa một lần nhặt rau, vo gạo, nhóm bếp hay biết nấu những món đơn giản nhất cho mình. Chính vì có tư tưởng như vậy nên không ít phụ huynh chưa nhìn ra được ẩm thực cũng chính là cách để nuôi dưỡng đam mê, làm động lực giúp các em phấn đấu học tập hơn nữa. Kĩ năng nấu ăn sẽ là một bài học theo các em suốt cuộc đời, việc học nấu ăn sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho các cháu.
Nấu ăn là cách kết nối các thành viên với nhau, tương tác, giao tiếp giữa mỗi thành viên trong bếp là một cách trò chuyện để mỗi người hiểu nhau nhiều hơn. Kết hợp việc nấu ăn để bố mẹ chia sẻ, hỏi han con chuyện bạn bè, chuyện trường lớp, thầy cô trao đổi với học trò làm câu chuyện trở nên gắn kết và nhẹ nhàng hơn.
Học sinh ngày nay thường bị ảnh hưởng bởi quá nhiều các thiết bị điện tử, công nghệ số mà ít có những sở thích xã hội khác. Làm bếp giúp các em có thời gian thư giãn và hình thành suy nghĩ tích cực. Định hướng cho con hứng thú với nấu ăn cũng là cách lành mạnh giúp các em thư giãn, hòa nhập với thiên nhiên xung quanh. Khi nấu ăn, trẻ có thể rèn luyện, phát triển tất cả các giác quan nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm. Đồng thời, căn bếp cũng chính là nơi để học hỏi, để hiểu về bản thân và sức khỏe chúng ta nhiều hơn. Thức ăn cũng chính là thuốc, mỗi bài học về dinh dưỡng sẽ là nguồn cảm hứng để các em có ý thức hơn về những gì mình ăn uống hàng ngày. Do vậy, nấu ăn giúp các em hiểu đúng về những thứ nạp vào cơ thể mình.
Dạy trẻ nấu ăn cũng là cách chuẩn bị cho tương lai, giúp các em có thể tự lên thực đơn, nấu những món ăn đơn giản cho mình khi cần thiết. Nấu ăn cũng là cách sáng tạo khi các em tự chế biến những món mới theo sở thích và sự khám phá của mình, nấu cho gia đình một bữa ăn ngon khi bố mẹ bận rộn. Thay đổi không gian giáo dục, đặt sách vở sang một bên thì chính cuộc sống thực tế. Đó sẽ là bài học lớn các em mang theo trên hành trình phát triển và trưởng thành sau này.
Qua những bài học cụ thể của mỗi kỹ năng, qua những buổi học ngoài giờ lên lớp và được đào tạo bài bản theo các chương trình học phù hợp với từng độ tuổi và phải có đội ngũ giáo viên có chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tràn đầy nhiệt huyết… thì các năng khiếu, kỹ năng của các em mới được phát huy và tỏa sáng.
Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS tại Trung tâm GDTX – HN, đội ngũ xây dựng kế hoạch đã có sẵn một hoạch định để có một căn bếp mơ ước dành cho các bé từ lớp Tiểu học đến các anh chị khối THPT thực hành và khám phá.
Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại Trung tâm GDTX – HN Nghệ An.” Với mong muốn hoạt động tổ chức chức giáo dục kỹ năng nấu ăn cho HS tại Trung tâm GDTX – HN Nghệ An được nhân rộng tại các Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh để cho tất cả các em HS các cấp học có môi trường, điều kiện được tiếp cận và mong muốn nội dung này được quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành. Vậy nên trong suốt quá trình 3 năm Trung tâm triển khai mô hình này chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm để các trung tâm GDTX có thể tham khảo, từ đó cùng tham gia trao đổi, rút kinh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]