SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0005 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 489 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT 1-5, |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT 1-5, |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người giáo viên chủ nhiệm 9
– Tìm hiểu tình hình học sinh lớp chủ nhiệm
– Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
– Công tác tổ chức chủ nhiệm
– Liên kết các hoạt động trong và ngoài nhà trường
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường học có sứ mệnh quan trọng là dạy chữ và dạy người. Hai nhiệm vụ này gắn bó mật thiết xuyên suốt mọi thời đại, mọi nền giáo dục. Trong thời đại công nghệ 4.0, sự nghiệp dạy chữ, dạy người trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Theo ý kiến của một số chuyên gia giáo dục, việc dạy người của nhà trường hiện nay là giáo dục nhân cách văn hóa cho người học để họ có đủ những phẩm chất, bản lĩnh tham gia vào quá trình hội nhập, phát triển.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Trung học phổ thông là bậc học vô cùng quan trọng. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Học sinh lớp 10 là khối đầu tiên của bậc học Trung học phổ thông. Đây là bước ngoặt quan trọng bởi các em từ bậc học Trung học cơ sở lên còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè từ nhiều vùng miền khác nhau, với cách dạy, cách học và lượng kiến thức mới. Nhiều em đi học rất xa nhà, môi trường sinh hoạt, quan bạn bè mở rộng và phức tạp. Chính vì thế, tâm lý các em có phần biến động, một số em hòa đồng nhanh nhưng một số em lại tỏ ra rất dè dặt, lo sợ trước sự thay đổi đó.
Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm khối 10 có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp 10 có trách nhiệm khơi dậy ở các em những nguồn sống tốt đẹp, những suy nghĩ tích cực, hình thành ở các em khả năng thích ứng với môi trường, hòa nhập với bạn bè một cách nhanh nhất, hướng các em đến cuộc sống tự lập cho bản thân, có ích cho nhà trường và xã hội. Tôi thiết nghĩ, học sinh Trung học phổ thông nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng là
giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của các em trong tương lai. Cũng từ giai đoạn này, nhân cách của học sinh được hoàn thiện. Tuy nhiên đây là thời kỳ tâm sinh lý các em phát triển vô cùng phức tạp, các em muốn khẳng định mình, muốn sống tự lập. Chính vì thế thường diễn ra các mâu thuẫn xung đột giữa cha mẹ và con cái, giữa bạn bè với nhau. Chúng ta cần phải biết gieo vào tâm hồn các em những cái đẹp, cái tốt, xây dựng cho các em những thói quen, nề nếp tốt để làm tiền đề, làm nền móng vững cho các năm học tiếp theo ở bậc học Trung học phổ thông. Vì vậy, để giúp các em nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và phát triển tốt về mọi mặt, bản thân người giáo viên khi được giao công tác chủ nhiệm phải đặc biệt quan tâm đến học sinh, luôn có ý thức trau dồi những kỹ năng cần thiết, làm việc bằng kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Với tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến ngày càng phức tạp, trong các năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022, một số tỉnh thành trên cả nước đã cho học sinh tạm dừng đến trường và chuyển sang hình thức học online một thời gian tương đối dài; mặt khác, một số nơi vừa kết hợp dạy học trực tiếp song song với dạy trực tuyến. Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An, Trường THPT Thái Hòa đã vận dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trên cơ sở bám sát tình hình thực tế dịch tại địa phương. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học này, công tác chủ nhiệm lớp cũng cần phải có nhiều thay đổi để thích ứng với tình hình mới.
Xuất phát từ những suy nghĩ như trên cùng với những kinh nghiệm được đúc kết từ hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi mạnh dạn xin được đóng góp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa” (Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến).
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng, sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 nói riêng, công tác chủ nhiệm ở bậc Trung học phổ thông nói chung. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác chủ nhiệm, đặc điểm tâm, sinh lý và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Đưa ra các giải pháp đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm để đạt kết quả tốt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp thuyết trình
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp phân loại
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp thực nghiệm …
3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Trong phạm vi của đề tài này, với điều kiện chủ quan và khách quan, cho phép tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề xuất Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa” (Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến).
Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh 10 trường THPT Thái Hòa, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An trong các năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022.
4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa” (Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến) là một nội dung cần thiết, góp phần quan trọng và có ý nghĩa quyết định nề nếp của một lớp học nói riêng, chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Nếu công tác chủ nhiệm không thực hiện tốt ngay từ năm lớp 10, chắc chắn chất lượng học tập cũng như rèn luyện của lớp sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thói quen sinh hoạt và kỷ cương nề nếp của các em và của chính lớp học đó.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến như hiện nay, công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp 10 ở bậc Trung học phổ thông có vai trò cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
4.1. Tính mới của đề tài
Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm này là ở chỗ người viết đã thiết lập được một số giải pháp hữu hiệu và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10, đặc biệt trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến. Như vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài đã hướng đến giải quyết những vấn đề cấp bách mà thực tế đặt ra trong công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó góp phần hình thành và phát triển nhiều kỹ năng mềm cho học sinh, giúp các em có điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực, từ đó phát triển toàn diện nhân cách. Nói tóm lại, đề tài chúng tôi thực hiện có tính giáo dục và tính thực tiễn cao.
4.2. Tính khoa học
Người làm đề tài này đã đặt ra và viện dẫn những tình huống có nội dung gần gũi, sát với nhịp sống thực tế sôi động đang diễn ra. Thực hành các giải pháp trên sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Là tài liệu bổ ích để các đồng nghiệp tham khảo trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp, người được hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm phụ trách một lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức, nhân cách. Chính vì thế, có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm .
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – học viện quản lý giáo dục – thì giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội, là cánh tay nối dài của hiệu trưởng. Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng, có ý thức tổ chức và kỷ luật tốt.
1.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học.
Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm là người giám sát mọi hoạt động trong lớp, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh.
Thứ ba, trong các hoạt động tập thể, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò định hướng cho học sinh, tham mưu, cố vấn khi cần thiết, tuyệt đối không làm thay việc. Bản thân người giáo viên phải luôn lấy học sinh làm trung tâm của
hoạt động dạy học và giáo dục. Với vai trò định hướng, giáo viên chủ nhiệm sẽ thực hiện “giao quyền” cho học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất, năng lực người học, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp mình phụ trách, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp khi tổng kết năm học.
Thứ năm, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
Hình 1: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
1.3. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 10
Học sinh lớp mười (10) nhận thức còn non nớt nhất trong khối trung học phổ thông. Các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức, suy nghĩ và hành động cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy học sinh lớp 10 cũng khá cụ thể và cảm tính. Các em rất ham hiểu biết,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]