SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh thpt
- Mã tài liệu: MT0157 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1945 |
Lượt tải: | 89 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Lê Thị Quế |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Lê Thị Quế |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh thpt“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phối hợp tổ chức khám sàng lọc, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
2. Tuyên truyền, tư vấn cho học sinh tiêm phòng vắcxin về một số bệnh
3. Giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh thông qua phát thanh, tuyên truyền.
4. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp, chào cờ đầu tuần.
5. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh bằng cách lồng ghép vào giảng dạy các môn học.
6. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá, các cuộc thi.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- 1. Lí do chọn đề tài Sức khỏe là tài sản vô giá, quan trọng nhất, vốn quý báu nhất của con người. Sự khỏe mạnh là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình.
Hiện nay sức khỏe của con người đang chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên, sinh học và kinh tế, xã hội. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là sự bùng phát, lây lan nhanh của đại dịch Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và kéo theo vô số tác động tới hệ thống an sinh xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Mặc dù cho đến nay, đại dịch covid-19 đã tạm thời được khống chế, song chúng ta không thể chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch. Để giảm nguy cơ lây nhiễm COVID19 trong cộng đồng, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên; chuẩn bị tiêm cho lứa tuổi 5 đến 11 tuổi, đồng thời tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới gây ra; thường xuyên chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt là công tác nâng cao ý thức, trách nhiệm cho mọi người phòng chống dịch, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Cùng với dịch bệnh Covid 19, uống rượu, bia, hút thuốc lá, lối sống thiếu văn hóa, ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, làm gia tăng các bệnh ung thư, bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm… Đặc biệt những năm gần đây tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, năm 2020 ước tính có 182 563 ca mắc mới. Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc ung thư mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100 000 người.
Mặt khác, một bộ phận người dân vì đồng tiền, đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên đã sản xuất nhiều mặt hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm) gây chết người, gây bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Trường học trở thành nguy cơ để các dịch bệnh lây lan, thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các chất kích thích được sản xuất dưới hình thức bánh, kẹo, nước uống cũng tìm cách len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức về phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường cho học sinh là cần thiết. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục nhằm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng, tránh xa các chất kích thích gây nghiện. Đồng thời trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng nhất định để các em trở thành những “chiến sĩ” góp phần tuyền truyền vào mục tiêu chung“phòng chống dịch bệnh, nói không với thực phẩm bẩn, chống ô nhiễm môi trường, tránh xa các tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng”.
Xuất phát từ những lí do trên và tình hình thực tế về công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã khiến chúng tôi trăn trở, suy nghĩ và chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh THPT” với mong muốn giúp các em học sinh biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, xây dựng môi trường sống lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả cao trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh THPT trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ năm học 2019 -2020 cho đến nay.
- Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác giáo dục ý thức và trách nhiệm cho học sinh trong công tác bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức và trách nhiệm cho học sinh về vấn đề bảo vệ sinh khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, dạy học tích hợp…
- Hình thành kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết cách phòng ngừa các dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Đồng thời các em chính là những nhà tuyên truyền viên cho người thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng thực hiện tốt vấn đề này.
- Phương pháp tiến hành
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn: Khảo sát thực trạng về công tác giáo dục kỹ năng phòng tránh dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho học sinh ở trường THPT.
- Phương pháp thống kê, thu thập xử lý số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá nhằm giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong phòng tránh dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng cho học sinh THPT.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và nhu cầu, sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình của nhà trường.
- Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
- Những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức giáo dục ý thức và trách nhiệm cho học sinh trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá, tích hợp vào môn học ở trường THPT đã mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường, giáo viên, học sinh.
- Đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, phát triển kỹ năng sống, nhân cách cho học sinh trở thành con người mới, biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết và không ngừng phấn đấu, cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước.
Ngoài ra, đề tài còn góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt chương trình hành động của Bộ GD & ĐT vừa tổ chức dạy học, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, an toàn cho giáo viên và học sinh.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
- Khái niệm về sức khỏe
Có rất nhiều quan niệm về sức khỏe, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật” và được khẳng định tại Điểm 1, Bản Tuyên ngôn Alma-Ata năm 1978. Như vậy, sức khỏe gồm ba thành tố: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Chỉ có thể hiểu khái niệm sức khỏe, khi và chỉ khi lĩnh hội được đầy đủ các thành tố trên.
Sức khỏe thể chất: Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng quát, đó là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất thể hiện ở: Sức lực (khả năng hoạt động cơ bắp mạnh); sự nhanh nhẹn (khả năng phản ứng nhanh); sự dẻo dai (làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi); khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh; khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Sức khoẻ tinh thần: Sức khoẻ tinh thần là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực để sống khoẻ mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
Sức khoẻ xã hội: Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khoẻ xã hội. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan… Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng, là việc giải quyết hài hòa giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
- Khái niệm về giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]