SKKN Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý và giáo viên trong công tác giáo dục học sinh thpt
- Mã tài liệu: MP1236 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 531 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Phạm Thị Mai Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Phạm Thị Mai Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý và giáo viên trong công tác giáo dục học sinh thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp về vai trò, tầm quan trọng của cảm xúc, kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
2. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về cảm xúc, kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên.
3. Quan tâm, tạo môi trường để cán bộ quản lý, giáo viên rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
4. Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
5. Xây dựng quy chế, quy định về việc kiểm soát hành vi, cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.
7. Nêu gương, khen thưởng.
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Công cuộc đổi mới này đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với ngành giáo dục, đặc biệt là cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Để làm được điều đó, bên cạnh nâng cao chất lượng trong công tác chuyên môn, ngành giáo dục cũng cần phải chú trọng xây dựng môi trường giáo dục, bởi đây là yếu tố quan trọng và là tiền đề để có thể tiến hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Thực tế học đường gần đây cho thấy bên cạnh những yếu tố tích cực tạo nên những tấm gương sáng trong hoạt động dạy học (như các giáo viên dạy giỏi, tận tâm với nghề; Nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi, olimpic…) thì còn có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra với học sinh như tình trạng bạo lực, bắt nạt học đường và thực trạng vi phạm đạo đức nhà giáo như giáo viên sử dụng bạo lực để trừng phạt học sinh cả về thể chất và tinh thần khiến phụ huynh, nhà trường và cả xã hội lo lắng, hoang mang. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này trong đó có nguyên nhân xuất phát từ sự hạn chế trong cách ứng xử và kỹ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong nhà trường cần có sự thay đổi từ cách tư duy, phương pháp dạy học đến sự tương tác, ứng xử với nhau và điều này yêu cầu mỗi chủ thể của quá trình giáo dục cần biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mình một cách phù hợp. Khi nói đến việc đổi mới toàn diện giáo dục, người ta thường chú ý nhiều hơn tới các yếu tố như: kiến thức, kỹ năng và năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng thường bị bỏ qua hoặc bị đánh giá thấp đó chính là cảm xúc và kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
Thực tế tại các cơ sở giáo dục hiện nay còn tồn tại tình trạng thiên về chú trọng công tác chuyên môn dạy và học hơn việc xây dựng môi trường giáo dục, trong đó có việc trau dồi kỹ năng kiểm soát cảm xúc, văn hóa ứng xử cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, dẫn đến xảy ra không ít những vụ việc liên quan đến chuẩn mực đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường và nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật trong môi trường giáo dục. Những sự việc này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của toàn ngành.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý và giáo viên trong công tác giáo dục học sinh THPT” nhằm nâng cao năng lực ứng xử, kiểm soát cảm xúc trong công tác quản lý, dạy học và giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông, góp phần đổi mới toàn diện giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn về một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý và giáo viên THPT.
Đề tài góp phần nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho cán bộ quản lý và giáo viên tại trường THPT Đô Lương 3 nói riêng và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tìm hiểu các phương pháp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa ứng xử trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh THPT.
- Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất thì sẽ nâng cao năng lực ứng xử, kiểm soát cảm xúc trong công tác quản lý, dạy học và giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông, góp phần đổi mới toàn diện giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề cốt lõi có liên quan đến một số giải pháp nâng cao kĩ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý và giáo viên THPT.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính hiệu quả của đề tài.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra thực trạng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý, giáo viên trong công tác giáo dục học sinh tại trường THPT Đô Lương 3 và một số trường THPT trên địa bàn.
– Về thời gian: Từ tháng 11/ 2022 đến tháng 3/ 2023.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý thuyết về các vấn đề liên quan.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn, điều tra, quan sát
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, điều tra, quan sát đối với cán bộ quản lý , giáo viên tại trường THPT Đô Lương 3 và một số trường trên địa bàn, để có những kết luận khách quan về giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý và giáo viên THPT.
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]