SKKN Một số giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh THPT trên địa bàn huyên Tương Dương về chấp hành nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự

Giá:
100.000 đ
Môn: QPAN
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 513
Lượt tải: 0
Số trang: 50
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Tương Dương
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 50
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Tương Dương
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh THPT trên địa bàn huyên Tương Dương về chấp hành nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa:

3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa

3.2.3. Xây dựng kế hoạch hội thao giáo dục QP-AN cấp trường

3.2.4. Tổ chức hội thao

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 

  1. Lí do chọn đề tài  

Như chúng ta đã biết ban hành luật nghia vụ quân sự là rất cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta; để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;  Để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, Hạ sĩ quan, binh sĩ có các nghĩa vụ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế; bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân; Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu. 

Mỗi công dân Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại và tương lai trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước – những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Được hưởng thành quả của thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp, mỗi thanh niên sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc và dân tộc. Bên cạnh đó, ở môi trường quân ngũ, thanh niên có cơ hội học tập những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được tiếp thu những kiến thức chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ hữu ích cho bản thân. Từ đó, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, có lập trường chính trị vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù và thông tin, tuyên truyền đến mọi người để cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc. Được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ giúp thanh niên ngày càng rắn rỏi, trưởng thành hơn, sẵn sàng đối mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống. Môi trường quân đội còn tôi luyện cho tuổi trẻ sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nề nếp, chỉnh chu, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người. 

Tuy nhiên, hiện nay có rất bạn trẻ đang còn thờ ơ với luật nghĩa vụ quân sự như: Không chịu học tập quân sự, chính trị, rèn luyện thể lực; không chịu đăng ký độ tuổi 17; Đang còn tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ. Đây là điều đáng buồn, đi ngược lại với quan điểm “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu  trách nhiệm hình sự. Do đó, mỗi công dân nên có sự nhìn nhận, thái độ đúng đắn và thực hiện việc tham gia nghĩa vụ quân sự đúng theo quy định của pháp luật. 

Hơn thế nữa, thực tế cho thấy tỷ lệ thanh niên học sinh trên địa bàn huyện 

Tương Dương đậu vào các trường Đại học, tham gia học nghề sau khi tốt nghiệp THPT còn thấp. Một bộ phận thanh niên học sinh đi làm ăn xa tại các thành phố lớn, do cách nghĩ thiển cận, ngại khó, chỉ lo vun vén cho lợi ích trước mắt của bản thân đã xuất hiện thái độ né tránh, chối bỏ nghĩa vụ công dân. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận thanh niên lười học tập, tình trạng thanh niên chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định còn khá phổ biến trên địa bàn. Các em thiếu kinh nghiệm, kĩ năng sống lại không chịu khó làm việc, sống lêu lổng, hình thành các ổ nhóm tụ tập ăn chơi, sa đà vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, nghiện ma túy, buôn bán ma thúy, vượt biên trái phép…với tỷ lệ ngày càng tăng. Bộ phận thanh niên đó không coi việc được thực hiện nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ vẻ vang và thiêng liêng mà lại xem đó là một “trách nhiệm” và là một sự “gò bó”, làm “hạn chế” quyền tự do và ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của bản thân. 

Là những giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh, Giáo dục công dân trong trường THPT đóng trên địa bàn biên giới nơi mà trình độ dân trí còn thấp so với vùng miền xuôi, nơi mà tỷ lệ thanh niên đang còn vi phạm pháp luật nhiều; Bản thân chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình và luôn trăn trở là làm thế nào để dạy cho học sinh trong nhà trường nhận thức đầy đủ và chấp hành nghiêm Luật nghĩa vụ quân sự, chính vì vậy tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh THPT trên địa bàn huyên Tương Dương về chấp hành nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự” với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về chấp hành nghiêm luật nghĩa vụ quân sự, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc và khơi dậy trong các em, ý thức đóng góp sức mình vào nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. 

  • Mục đính nghiên cứu 

Nâng cao nhận thức của học sinh về chấp hành nghiêm luật nghĩa vụ quân sự 

  • Đối tượng nghiên cứu 

Học sinh THPT và thanh niên sau tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Tương Dương 

  • Phương pháp nghiên cứu 
  • Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 

Nghiên cứu Luật Nghĩa vụ quân sự, các tài liệu liên quan đến Luật Nghĩa vụ quân sự, các quan điểm của Đảng, các văn bản cũng như các quy định của địa phương về Nghĩa vụ quân sự, tình hình thực tế và mục tiêu, nội dung chương trình môn giáo dục quốc phòng trong trường THPT nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 

  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 

Điều tra, trải nghiệm thực tế, thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực trạng nhận thức của học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Tương Dương trong giai đoạn hiện nay.  

  • Phương pháp toán học thống kê 

Thống kê, so sánh, xử lý các số liệu thu thập được để đánh giá kết quả của đề tài. 

  • Phạm vi áp dụng đề tài:  

Trong các trường THPT thuộc các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 

  • Tính mới của đề tài:  

– Đây là đề tài rất thiết thực cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An thể hiện: 

+ Chưa có các đề tài nghiên cứu chủ đề này. 

+ Chưa có sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo in ấn xuất bản. 

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 

  • Cơ sở lí luận  

1.1. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự (NVQS) 

– Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân. 

+ Dân tộc ta có truyền thống, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, có lòng yêu nước nồng nàng sâu sắc 

+ QĐND Việt Nam từ dân mà ra vì dân mà chiến đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ, đùm bọc “Quân với dân như cá với nước” 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11 Khu vực Đông Nam Á (Bộ sách Kết nối tri thức)
11
Địa Lí
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)