SKKN Một số giải pháp nâng cao nhận thức trong cao nhận thức trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay
- Mã tài liệu: MP1275 Copy
Môn: | QPAN |
Lớp: | 10 11 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 481 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 44 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 5 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 44 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 5 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao nhận thức trong cao nhận thức trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vị trí vai trò và ảnh hưởng của giáo viên GDQP&AN trong giảng dạy nội dung phòng, chống vị phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh.
2. Phát huy vai trò xung kích của đoàn trường THPT trong việc phổ biến pháp luật cho ĐVTN.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục pháp luật cho ĐVTN.
4. Tăng cường sự phối hợp giữa Hội phụ huynh vơi giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.
5. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục pháp luật và rèn luyện nhân cách cho học sinh.
6. Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Công an và ngành GD&ĐT về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
7. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường THPT Nghi lộc 5 đóng trên địa bàn miền tây huyện Nghi Lộc, nơi có con đường N5 đi qua, đây cũng là tuyển đường huyết mạch để học sinh các xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Đại Sơn, Trù Sơn đi đến trường THPT Nghi Lộc 5. Sau 6 năm đưa vào sử dụng, tuyển đường N5 đã và đang thực sự trở thành nỗi ám ảnh của người dân địa phương, cũng như học sinh và giáo viên trường THPT Nghi lộc 5. “Không có năm nào là không có tai nạn”.
Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng, trong số đó không ít trường hợp là học sinh trung học phổ thông (THPT), làm dẫy lên những lo lắng trong cộng đồng, dư luận xã hội, nhà trường gia đình và phụ huynh.
Nguyên nhân khách quan, chủ quan nên chất lượng giáo dục của trường còn thấp so với nhu cầu xã hội và địa phương chỉ xếp ở mức thấp. Chất lượng học sinh về hiếu biết phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh giảm sút đã làm ảnh hưởng đến việc chấp hành luật giao thông cho học sinh, uy tín của nhà trường cũng bị giảm sút. Qua những năm công tác giảng dạy môn GDQP&AN tại trường, chúng tôi nhận thấy Giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về tật tự, an toàn giao thông trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành luật giao thông, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Nhận thức về vai trò của giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh chưa đầy đủ. Giáo viên bộ môn GDQP&AN chí giảng dạy kiến thức sách, vở còn các hoạt động kiến thức thực tiến khác về kỹ năng phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, hầu như giao phó cho tổ chức đoàn và giáo viên chủ nhiệm, hội phụ huynh Giáo viên bộ môn GDQP&AN thì chỉ có ý thức dạy kiến thức bộ môn, chưa quan tâm đến giáo dục toàn diện. đôi khi còn né tránh.
Ở môi trường THPT thì ngoài kiến thức sách vở, có rất nhiều kiến thức, kĩ năng ngoài đời sống mà học sinh nên nắm bắt để dần hoàn thiện và phát triển cá nhân thành công dân có ích. Đó là lòng tự hào dân tộc; tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng của Đảng; có ý thức và thói quen sống và làm việc theo pháp luật; tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức; xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi và tránh xa các tệ nạn xã hội, hành xử có văn hoá.
Vì những lẽ trên, chúng tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao nhận thức trong cao nhận thức trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay”. nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa nhân cách cho ĐVTN và đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2. Tính mới của đề tài SKKN
Đây là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân chúng tôi đúc rút trong thời gian dài.Trên thực tế chưa có SKKN nào tại trường THPT Nghi Lộc 5 nói riêng và các trường THPT nói chung nêu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
3. Những đóng góp mới của sáng kiến
Một, SKKN làm rõ thực trạng của vấn đề khi chưa áp dụng sáng kiến.
Hai, SKKN đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Ba, hi vọng sáng kiến này có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viên trong và ngoài trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Học sinh ở trường THPT Nghi Lộc 5, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu lý thuyết về phương pháp giáo dục, cách thức quản lý giáo dục và cách thức quản lý của giáo dục pháp luật.
Nghiên cứu về tài liệu, nhiệm vụ, hoạt động của cán bộ quản lý, vai trò của các tổ chức trong nhà trường về công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay.
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi để thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh và phụ huynh về vẫn đề vi phạm trật tự an toàn giao thông hiện nay và công tác phối hợp giáo dục cho các em.
Phương pháp quan sát: Quan sát phân tích tình hình thực tế công tác tuyên truyền phố biên giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc – Nghệ An.
- PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Việc đảm bảo an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người, gây mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thường được phân làm hai loại:
Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn… Bên cạnh đó, nhiều người chưa thật sự có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông.
Nguyên nhân khách quan: do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông như: hệ thống đường bộ
nhiều nơi xuống cấp dẫn đến có nhiều hố gà dễ gây tai nạn giao thông; Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông; Các hình phạt về vi phạm luật giao thông còn quá nhẹ nên nhiều người không sợ.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định: “Điều kiện quan trọng đê phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân”. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]