SKKN Một số giải pháp nhằm giúp trẻ hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2025 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1892 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Lê Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vầng Trăng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Lê Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vầng Trăng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm giúp trẻ hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cho bản thân
Giải pháp 2: Giáo dục trẻ có những hành vi, thói quen đạo đức đúng đắn
Giải pháp 3: Tăng cường luyện tập và rèn luyện tình cảm thói quen, hành vi đạo đức cho trẻ trong các hoạt động học có chủ định
Giải pháp 4: Tăng cường rèn luyện tình cảm thói quen hành vi đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày
Giải pháp 5: Tăng cường giải thích và nêu gương người tốt, việc tốt
Giải pháp 6: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò to lớn trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Vì thế chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non là đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước chiến lược này được cụ thể hoá trong xây dựng chương trình giáo dục Mầm non của nước ta hiện nay.
Trẻ ở tuổi mầm non chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong việc lĩnh hội những khái niệm, biểu tượng đạo đức sơ đẳng vào trong việc hình thành hành vi phù hợp với những khái niệm ấy. Trong khi giao tiếp với những người xung quanh, trong quá trình giáo dục và dạy học, dựa vào kinh nghiệm trực tiếp, trẻ biết được như thế nào là tốt, như thế nào là xấu, biết được sự đánh giá của người lớn đối với điều tốt và điều xấu.
Mặt khác lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành nhân cách, vốn kinh nghiệm xã hội của trẻ còn ít ỏi, tình cảm chi phối mạnh mẽ đến đời sống của trẻ, trẻ dễ xúc động trước con người và cảnh vật xung quanh. Những ấn tượng đầu tiên của thời thơ ấu thường để lại những dấu ấn trong suốt cả cuộc đời sau này. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục hình thành tình cảm thói quen hành vi đạo đức cho trẻ. Chính vì vậy cần phải tạo cho trẻ những biểu tượng, khái niệm đạo đức, những dấu ấn ban đầu thật chính xác, phản ánh được khuynh hướng đạo đức của xã hội, đồng thời phải hình thành cho trẻ những thái độ thói quen hành vi đạo đức, tình cảm đúng đắn đối với con người và thế giới xung quanh.
Giáo dục đạo đức là một nội dung không thể thiếu trong giáo dục nhân cách con người, một bộ phận nền tảng của nền giáo dục Việt Nam. Trẻ em tuổi mầm non cơ thể yếu ớt, sức đề kháng kém nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển lại diễn ra rất nhanh cả về thể chất và tâm lí. Cuộc sống và sự phát triển của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào việc chăm sóc giáo dục của người lớn. Chính vì thế đối tượng lao động của giáo viên mầm non cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục chu đáo, tỉ mỉ, cẩn thận tránh mọi sự sơ suất, đôi khi chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể gây nên những thiếu hụt trong quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ, ảnh hưởng không ít đến việc hình thành những năng lực cần thiết mai sau.
Ngày nay người ta đang dần quên đi vấn đề giáo dục đạo đức của con người giữa cuộc sống bộn bề lo toan ngày càng phức tạp. Nhiều tệ nạn xã hội, và hành vi phạm pháp của những em nhỏ chưa đủ tuổi vị thành niên đã làm không ít người phải đau lòng phải chăng đạo đức của các em chưa được quan tâm giáo dục đúng mức và đúng cách nhưng theo tôi, tôi thiết nghĩ vấn đề này không phải là của mỗi cá nhân ai hay tập thể nào mà nó là vấn đề của toàn xã hội, xã hội cần chung tay nhằm cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết, mối quan hệ trong giao tiếp với cộng đồng, đưa trẻ vào môi trường sống thật lành mạnh, trong sáng, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Việc hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức của con người ngay từ ban đầu là một nền tảng để phát huy nguồn nhân lực nhân tài của thế hệ trẻ cho đất nước. Chính vì vậy đạo đức và việc giáo dục đạo đức đối với quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người ngay từ lúc còn nhỏ là một trong những việc làm vô cùng quan trọng và rất cần thiết. đặc biệt là trẻ mầm non, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Đối với trẻ mầm non, hàng ngày dưới tác động của người lớn, rồi bằng những kinh nghiệm trực tiếp, trẻ đã có thể hiểu và nắm bắt được những khái niệm, biểu tượng đạo đức sơ đẳng như thế nào là xấu, là tốt, ngoan, hư…,có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó, dần dần trẻ biết đánh giá về những điều ấy. chẳng hạn trong quá trình giao tiếp với người lớn, trẻ chứng kiến những hành vi, sự đánh giá của họ “tốt, nên, không nên, không được phép…, từ đó trẻ biết cái gì là tốt nên làm, điều gì không nên làm…”. Nhờ đó mà những biểu tượng, khái niệm đạo đức, hành vi đạo đức được hình thành nhanh chóng ở trẻ và những ấn tượng đầu tiên đó thường để lại dấu ấn suốt đời, việc uốn nắn, sửa lại rất khó khăn phức tạp. Bởi vậy nếu ngay từ tuổi mầm non, chúng ta chú trọng giáo dục cho trẻ những khái niệm, biểu tượng hành vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ sở nền tảng cho bộ mặt đạo đức mai sau của trẻ.
Tuy nhiên trong thực tế ở trường mầm non cho thấy trẻ còn hạn chế những tình cảm thói quen, hành vi đạo đức sơ đẳng ban đầu như đến lớp cô nhắc thì trẻ mới chào cô, tranh giành đồ chơi với bạn, phá hỏng đồ chơi, nói tục, chửi bậy, vứt rác bừa bãi, nói to đùa nghịch xô đẩy bạn ngắt lá, bẻ cành….
Với ý nghĩa vô cùng quan trọng của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và từ nhận thức về tầm quan trọng trong việc giáo dục nhằm hình thành những tình cảm đạo đức cho trẻ thực tế như trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm giúp trẻ hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ 3-4 tuổi ở lớp mẫu giáo C1 trường mầm non Thiệu Thành”. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp nhằm giúp trẻ hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ 3- 4tuổi.
Giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và quan tâm sâu sắc hơn về việc giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Giúp giáo viên nâng cao kỹ năng hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ ở trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm, giải pháp hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ 3-4 tuổi ở lớp mẫu giáo C1 trường mầm non Thiệu Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
– Phương pháp nghiên cứu tâm sinh lí của trẻ 3- 4 tuổi
– Phương pháp sử dụng lời nói, giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
– Phương pháp thực hành – so sánh .
– Phương pháp nêu gương – đánh giá kết quả
– Phương pháp thực nghiệm
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến “ Một số giải pháp nhằm giúp trẻ hình thành tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ 3-4 tuổi.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ có những hiểu biết về những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách của con người Việt Nam.
Hồ chủ tịch đã dạy: “Dạy cũng như học phải biết coi trọng cả tài lẫn đức”, trong đó người nhấn mạnh: “Đức là cái gốc rất quan trọng”,[1] là nền tảng của nhân cách con người. Vì thế việc giáo dục đạo đức cần phải bắt đầu ngay từ tuổi mầm non và phải coi đây là vấn đề trung tâm. A.X. Macarenco – nhà giáo dục xô viết vĩ đại đã nói “những gì không có được ở trẻ mầm non thì sau này khó có thể hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc, giáo dục lại rất khó khăn”.[2]
Nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển và đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tiếp thu thêm nhiều nền văn hóa phổ biến, rộng rãi khác. Nhưng làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta ” Hoà nhập mà không hoà tan” trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những cái thuộc về “văn hoá của dân tộc Việt Nam”. Như vậy trong thời đại ngày nay việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi chưa đủ mà còn phải giáo dục giúp trẻ hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu ngay từ lứa tuổi mầm non đó là nhiệm vụ cấp thiết trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay.
Mặt khác trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ phải hình thành và phát triển cho trẻ hài hòa, cân đối, biết giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]